Nghe
biết những điều huy hoàng tuyệt vời như
vậy, song chỉ vì chúng ta đọc kinh Tin Kính thuộc
lòng riết rồi đâm ra lờn quen với câu “Tôi tin xác loài người ngày sau
sống lại”, cho nên không mấy để ý
đến tầm quan trọng của vấn đề,
coi đó là chuyện đương nhiên, mà không biết
rằng Chúa đã phải khó khăn đến chừng
nào mới đem lại cho chúng ta sự sống lại
ấy ! Nói trắng ra là Thiên Chúa đã phải sử
dụng bao nhiêu công sức, để thắng
được chủ tướng của sự chết
là ma quỉ, để giải thoát chúng ta khỏi quyền
lực của nó (Dt 2.14-15), và Chúa đã phải huy
động toàn lực quyền năng của Người
đến thế nào để làm cho loài người
đã chết được sống lại. Ta hãy nghe và
để tâm suy lời Thánh Phaolô cầu nguyện sau
đây mà mở mắt ra :
“Xin Thiên Chúa cho mắt tâm hồn anh em
được chiếu sáng để anh em biết ….
thế nào là quyền năng cao cả tuyệt vời
của Người (đã thi thố ra) trong chúng ta là
những kẻ tin. Đó chính là sức mạnh toàn
năng đầy hiệu lực, mà Người đã
biểu dương nơi Đức Ki-tô, khi làm cho
Đức Ki-tô trỗi dậy từ cõi chết…” Và : “Dầu chúng
ta đã chết vì những sa ngã, Người cũng
đã cho chúng ta được cùng sống với
Đức Ki-tô… và cùng
với Đức Ki-tô, Người cho chúng ta
được sống lại…” (Ep 1.18-20; 2.5-6).
Để hình
dung được phần nào sự khó khăn ấy, chúng
ta chỉ cần nhớ đến đoạn tiên tri Êdêkien
37 về “Cánh đồng xương khô” (xin đọc
ở tr.430 tt) : Chết đến nỗi xương khô
đã phơi trắng trên đồng, thì hỏi làm sao còn
có thể sống lại, Phải có một quyền
lực không thể tưởng tượng nổi mới
có thể làm được việc tuyệt vọng
ấy !
Xem thế,
đâu có phải chuyện dễ dàng. Thiên Chúa không thể
chỉ tay năm ngón mà thắng tên lãnh chúa sự chết là
quỉ ma, và giải thoát ta khỏi quyền lực của
nó và của sự chết.
Thiên Chúa là Đấng Toàn
năng, Người có thể tiêu diệt ma quỉ dễ
dàng như chơi, trên kia đã nói, vì Người đã dựng
nên nó được, thì cũng có thể hủy diệt nó
được, nhưng Người không làm, chỉ vì
Người không bao giờ hủy diệt cái gì
Người đã tạo dựng, điều này
những câu Thánh kinh trích dẫn ở trên kia đã minh
chứng, nay xin nhắc lại :
“Vì Người đã sáng tạo
muôn loài cho chúng hiện hữu (tồn tại)” (Kn 1.14) ;
“Quả
thế, Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu,
không ghê tởm bất cứ loài nào Chúa đã làm ra,
vì giả như Chúa ghét loài nào, thì đã chẳng dựng
nên.
Nếu như Ngài không muốn, làm sao một vật tồn
tại nổi?
Nếu như Ngài không cho hiện hữu,
làm sao nó có thể được duy trì ?” (11.24-25).
Đúng vậy “Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu, và
không ghê tởm bất cứ loài nào Chúa đã làm ra”, và “giả như Chúa ghét loài nào, thì
đã chẳng dựng nên”, bởi vậy Người
cũng đã yêu thương nên đã tạo dựng các
Thiên thần để phục vụ Người,
Người cũng ban cho họ quyền lực và tự
do theo đúng địa vị của họ. Tạo
dựng quả đã hết sức tốt đẹp.
Nhưng thảm thay! sau đó, Satan cùng một số trong
họ chống báng và phản nghịch với Thiên Chúa
mà trở thành quỉ dữ (2 Pr 2.4; Kh 12.3-4). Dù vậy Chúa
vẫn không tiêu diệt chúng vì
Chúa đã dựng chúng là loài thiêng liêng có tính bất tử,
và cũng không tước đi quyền lực và tự do
của chúng nữa. (Sách Giáo lý HT Công giáo, số 391-92).
*
* *
Trở lại với vấn
đề sự sống lại, chúng ta đã hoan hỉ
trong niềm xác tín sẽ được sống lại,
nên đã tuyên bố :
“Tôi
sẽ không bao giờ phải chết nữa !
Nhưng nếu vậy, phải hiểu
sao về cái chết của chúng ta khi nhắm mắt xuôi
tay ?
Xin trả
lời : Đó chỉ là cái chết phần xác. Phần xác
phải chết vì ta đã phạm tội (Rm 5.12; 8.10 ; Ep
2.1,5), cho nên vốn là từ bụi đất nắn ra, nó
sẽ phải trở về bụi đất (St 3.19).
Nhưng điều lạ lùng Thiên Chúa làm cho loài
người là đây :
Từ khi tin
vào Chúa, chịu Phép Rửa tội, và nhất là
rước Mình Máu Thánh Chúa, là ta được có Sự
Sống Thiên Chúa “cấy” vào trong mình, thì ta sẽ sống
đời đời, không bao giờ còn chết nữa
(Ga
5.24-25 ; 6.40,54,58 ; 11.25). Không chỉ phần hồn
được sống không phải chết, mà ngay
cả phần xác dù mang án chết vì tội lỗi,
cũng được thông phần Sự sống thần
linh ấy mà sống lại. Cái chết thân xác không hủy
diệt được Mầm Sống Thần Linh đang
ở trong phần tâm linh, phần cốt tủy của con
người. Vì thế mới nói : Được có Sự
Sống Thần Linh vĩnh cửu “cấy” vào trong mình, từ
nay họ không bao giờ còn chết nữa.
“Những
ai được xét là đáng hưởng phúc đời
sau và sống lại từ cõi chết, thì … quả
thật, họ không thể chết nữa, vì
được giống như các thiên thần. Họ là
con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại.” (Lc 20.35-36).
Chính
Đức Giêsu đã quả quyết như vậy.
Cái
chết phần xác lúc ấy sẽ được coi
chỉ là giấc ngủ tạm ít lâu chờ ngày sống
lại.
Nói
được như vậy, là dựa vào lời Thánh kinh
chứ không ai có thể bày ra :
Chắc hẳn chúng ta còn
nhớ tích Đức Giêsu được mời
đến chữa cho con gái của ông Trưởng Hội
đường Do Thái bị
bệnh nặng sắp chết, khi
đến nơi thì nó đã chết và người ta
đang khóc lóc om sòm. “Người
bước vào nhà và bảo họ : “Sao lại náo
động và khóc lóc như vậy ? Đứa bé có
chết đâu, nó ngủ đấy!” Họ chế
nhạo Người. Nhưng Người … vào nơi nó
đang nằm. Người cầm lấy tay nó và nói :
“Ta-li-tha kum”, nghĩa là: “Này bé, Thầy truyền cho con :
chỗi dậy đi!” Lập tức con bé đứng
dậy và đi lại được, vì nó đã
mười hai tuổi.” (Mc 5.39-42)
Trong truyện ông Ladarô làng
Bêthania cũng vậy. Nghe người nhà báo tin ông ta đau
nặng, Đức Giêsu không đến ngay, Người
còn trì hoãn mấy ngày, lúc đến thì ông ta đã chết
chôn 4 ngày rồi. Thế mà Đức Giêsu bảo các môn
đệ : “La-da-rô, bạn
của chúng ta, đang yên giấc ; tuy vậy, Thầy
đi đánh thức anh ấy đây.” Các môn đệ nói
với Người : “Thưa Thầy, nếu anh ấy yên
giấc được, anh ấy sẽ khoẻ lại.”
Đức Giê-su nói về cái chết của anh
La-da-rô, còn họ tưởng Người nói về giấc
ngủ thường. Bấy giờ Người mới
nói rõ : “La-da-rô đã chết.” (Ga 11.11-14)
Phần chúng
ta, đến đúng thời đúng buổi, Thiên Chúa
cũng sẽ dùng Thần Khí Người, mà cho thân xác
phải chết của ta đã an nghỉ được
chỗi dậy cùng với Đấng Phục Sinh. (Rm 8.11 ;
1 Cr 15.20-22 ; Ep 2.5-6)
Với niềm tin
ấy, lúc có Kitô hữu nào qua đời, chúng ta sẽ
đến gặp gia quyến họ để chúc
mừng người thân của họ được
trở về với Chúa, như bài thánh ca hồi
hương của dân Israen đã hát lên :
"Khi Chúa thương gọi tôi
về, hồn tôi hân hoan như trong một giấc mơ,
miệng tôi cất lên tiếng cười, lưỡi tôi
vang lời ca hát, toàn dân tung hô : Tôi thật vinh phúc."
Và thái độ của chúng ta đối với
người thân của mình đã qua đời cũng
sẽ không quá bi luỵ, vì chúng ta có niềm tin và niềm
hy vọng rằng họ đang an giấc, chờ ngày
Chúa đón về nơi không còn nước mắt, nhưng
chỉ có niềm vui và hạnh phúc, theo như lời
chứng của thánh Phaolô :
"Thưa anh em, về những ai
đã an giấc ngàn thu, chúng tôi không muốn để
anh em chẳng hay biết gì, hầu anh em khỏi buồn
phiền như những người khác, là những người không có niềm hy vọng.
Vì nếu chúng ta tin rằng Đức Giê-su đã
chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin
rằng những người đã an giấc trong
Đức Giê-su, sẽ được Thiên Chúa đưa
về cùng Đức Giê-su." (1Tx 4.13-14).
Dựa vào
niềm tin và hy vọng đó, Kitô giáo chúng ta coi “nghĩa
trang” là phòng ngủ, nhà ngủ (nghĩa gốc của
chữ La- tinh : “Cimeterium”; Pháp “cimetière”). Trên các bia mộ
thường thấy có ghi: “…Chờ ngày phục sinh”,
“…Đợi ngày sống lại”, “…Hãy sống trong Thiên
Chúa”.
Những
điều trên đây đã mở mắt cho chúng ta
thấy một điều quan trọng là : chúng ta vẫn
thường chăm lo cho sự sống thể xác, là
phần mau hư nát, mà ít quan tâm đến Sự Sống
Thần Linh là sự sống đích thực Thiên Chúa
hứa ban cho chúng ta. Chúa Giêsu đã cảnh báo sự
thiếu khôn ngoan đó :
“Ai yêu quý mạng sống mình
(nghĩa là o bế, chăm chút, nuông chiều sự
sống đời tạm này), thì sẽ mất ; còn ai coi
thường mạng sống mình ở đời này, thì
sẽ giữ lại được cho sự sống
đời đời.” (Ga 12.25)
“Vì nếu người ta được
cả thế giới mà phải thiệt mất mạng
sống (= linh hồn), thì nào có lợi gì ? Hoặc
người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng
sống mình ?” (Mt 16.26)
Lời
cảnh báo ấy muốn cho ta hiểu rằng : Khi chăm
lo cho có Sự Sống Thần Linh là sự sống đích
thực của Thiên Chúa nơi mình, lúc ấy toàn diện con
người chúng ta sẽ được cứu, và tất
nhiên thân xác chúng ta cũng sẽ được sống
lại. Còn đi ngược lại, ta sẽ mất
hết !
Hiểu như thế ta mới
cảm nhận được niềm vui, niềm vinh
hạnh được là con của Thiên Chúa, có sự
sống của Thiên Chúa. Hơn ai hết, các thánh tử
đạo đã hiểu được Sự Sống
Thiên Chúa quí báu đến chừng nào, đến nỗi các
ngài thà chết chẳng thà mất Sự Sống ấy. Vì
tin rằng cái chết phần xác là sự an nghỉ ít
lâu chờ ngày sống lại muôn đời.
Và
chúng ta đây cũng thế, một khi đã tin vào
Đức Kitô, ta hãy vui sướng hân hoan vì ta sẽ không
còn là kẻ chết, không bao giờ chết nữa,
nhưng là kẻ từ nay sẽ sống mãi mãi như Thiên
Chúa.
“Người không phải là Thiên Chúa
của kẻ chết, mà là của người sống, vì
hết thảy đều sống cho Người.” (Lc
20.38)
NGUYỆN CẦU
Lạy Chúa, chúng con xin tạ
ơn Chúa vô cùng vì Chúa đã ban cho chúng con Sự Sống
Thần Linh là Sự Sống của chính Chúa. Chúa đã sinh
ra loài người chúng con cách thần diệu, và yêu
thương chúng con quá đỗi, đến nỗi Chúa
chẳng muốn xa cách chúng con bao giờ, đến
nỗi Chúa ở lại với chúng con cho đến
tận thế, cho dù chúng con có tội lỗi, khốn cùng
thế nào đi nữa. Ôi ! Trái tim chúng con nhỏ bé,
hẹp hòi, làm sao có thể đáp lại tình yêu cao cả vô
biên, vô hạn của Chúa ?
Thì này đây "con xin đến thực thi Ý Chúa, Chúa chẳng
ưa gì lễ toàn thiêu, thì con xin đến thực thi Ý Chúa.
Ý của Ngài con xin thực thi." Amen.
š 0 ›
|