MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Vấn Nạn Đau Khổ - Lm. Phêrô Bùi Quang Tuấn
Thứ Tư, Ngày 16 tháng 9-2015
Vấn nạn đau khổ - Lm. Phêrô Bùi Quang Tuấn

“Con Người phải chịu nhiều đau khổ, và bị hàng niên trưởng và các thượng tế cùng ký lục phế thải, bị giết đi, và sau ba ngày sẽ sống lại”

Từ xưa đến nay một vấn đề gai góc, nan giải và làm cho nhiều người thất vọng nhất là vấn đề đau khổ. Con người sinh ra bắt đầu bằng tiếng khóc, rồi trải qua cuộc đời với đầy vơi đắng cay và nước mắt, để cuối cùng, nằm xuống và được đưa đi giữa những tiếng khóc, có khi chân thật, có lúc giả dối của kẻ khác. Cho nên không lạ gì khi có người than thở: “Đời là bể khổ.”

 

Nhưng tại sao đời lại là bể khổ? Có lẽ câu hỏi này đã được các nhà hiền triết từ bao đời nay bóp óc tìm câu giải đáp, nhưng rồi đâu vẫn hoàn đó, đau khổ vẫn là khổ đau. Đau khổ vẫn là một thực trạng trong kiếp sống con người.

 

Thế rồi vì không hiểu được lý do cũng như không tìm được câu trả lời thích đáng cho vấn đề đau khổ, nên người ta không chấp nhận và tìm mọi cách để hủy diệt nó. Thậm chí, lắm khi người ta cũng đã hủy diệt nó. Thậm chí, lắm khi người ta cũng đã hủy diệt luôn kẻ đang gánh chịu đau khổ. Đã có lần chính phủ Nhật ra lệnh tập trung tất cả mọi người mắc bệnh phong cùi trên một hòn đảo ngoài khơi Thái bình Dương, rồi tưới xăng thiêu rụi cả hòn đảo cùng những người mắc bệnh phong cùi trên đó. Đã có lần Hitler đã ra lệnh cho bác sĩ giám đốc bệnh viện Bethel thủ tiêu tất cả mọi bệnh nhân mắc bệnh thần kinh, không muốn sự hoạn nạn khốn cùng của họ đè nặng trên “dân tộc và quốc gia.” Đã có vô số lần, chính vì không chịu đựng được đau khổ, hay sâu xa hơn, bởi vì không tìm thấy chân lý trong những khổ đau nên đã có không biết bao bạn trẻ cũng như bạn già tự chấm dứt cuộc đời, đi tìm cái chết để mong đạt được một điều duy nhất: chấm dứt khổ đau.

Chắc chắn không ai có thể đem lại cho con người một câu trả lời thoả đáng ngoài Thiên Chúa. Không ai minh chứng một cách sâu xa và hùng hồn ý nghĩa của sự khổ đau ngoài Thượng đế, được tỏ hiện nơi con người của Chúa Giêsu, Đấng mà Tiên tri Isaia đã gọi là “Tôi tớ Đau khổ của Giavê”.

 

Nhìn vào con người của Đức Giêsu, người ta phải tự hỏi tại sao một Thiên Chúa toàn năng toàn phép lại chọn lựa con đường khổ đau để cứu nhân loại? Tại sao Ngài cũng đã sinh ra với tiếng khóc, trải qua kiếp sống với những thăng trầm, và cuối cùng chịu chết nhục nhằn tận cùng trên khổ giá, giữa bao nước mắt thảm thiết của những người thân quen?

 

Càng suy gẫm câu hỏi trên người ta càng có thể khám phá thâm sâu chân lý và ý nghĩa của cuộc đời. Nhưng đây không phải là cuộc đời của bể khổ, song là của bể tình, một biển tình vời vợi. Càng nhìn vào những gì Đức Kitô đã chịu, và qua ánh sáng Phúc Âm, con người càng hiểu ra nguyên do của khổ đau.

 

Thế thì nguyên do của đau khổ là gì? Xin thưa chính là TỘI. Thưở tạo thiên lập địa con người đã hạnh phúc biết mấy. Mọi sự tốt đẹp biết bao. Kinh Thánh đã xác nhận: tất cả mọi sự Chúa dựng nên đều tốt đẹp-đẹp từ trăng sao trên trời đến muôn loài cây cỏ dưới đất, đẹp từ con người cho đến muông chim cầm thú, đẹp từ cuộc sống loài người cho đến cuộc sống loài vật.

 

Ấy thế mà điều tươi đẹp đó đã bị tan nát. Tan nát vì tội. Thánh Phaolô đã viết, “Cũng như vì một người, mà sự tội đã nhập vào trần gian, và vị tội thì sự chết nữa; và như vậy sự chết lan tràn qua hết mọi người” (Rm 5:12). Nói cách khác tội đã kéo theo khổ đau và đau khổ tận cùng chính là sự chết.

Vì tội mà đời mất đẹp, hồn mất vui. Vì tội mà đời mới là bể khổ đấy thôi!

 

Thế nhưng, vì “là Đấng trung tín và giàu lòng xót thương,” Thiên Chúa không thể không cứu con người. Từ trong Xót-Thương mà Đức Giêsu đã ra đời. Ngài đến bằng con đường đau khổ, và rồi đã chết trong đau khổ để cứu con người. Một linh mục từng suy niệm rằng: “Đời sống Chúa Giêsu là một đời sống đầy gian lao đau khổ. Cuộc sống ấy đi dần đến một cái chết ghê sợ nhất trên đời, nhưng Ngài chấp nhận, Ngài mong chờ, bởi vì không có máu đổ ra thì không có ơn cứu chuộc.”

 

“Không có máu đổ ra thì không có ơn cứu chuộc.” Đúng lắm! Thế nhưng nếu chỉ nhìn vào những đớn đau thể xác cùng trí lòng của Đức Giêsu và nghĩ rằng đau khổ của một người đã làm nên ơn cứu độ cho muôn người thì cũng còn thiếu sót lắm. Bởi vì đọc kỹ Thánh kinh sẽ thấy trên đồi Golgotha có tới ba người chịu đau khổ chứ đâu phải một người. Cả hai tên trộm cướp nữa chứ đâu phải một mình Đức Giêsu. Thế nhưng cả ba người cùng chịu đau khổ, cả ba người cùng chịu cái chết trần truồng nhục nhã, nhưng chỉ một người mang ơn cứu độ đến cho toàn nhân loại. Lý do là vì sự khổ đau của người đó đã được kết tinh trong tình yêu. Nói cách khác vì quá yêu thương nhân loại nên Thiên Chúa đã mang lên mình mọi tội lỗi con người, mọi căn nguyên đau khổ, để đóng đinh chúng vào thập giá; trước là giải thoát nhân loại khỏi sự thống trị của tội, sau là thánh hoá sự đau khổ, để rồi từ nay đau khổ có một chỗ đứng-một giá trị mới trong đời sống con người; giá trị đó chính là nếu đau khổ được ướp đượm trong tình yêu, thì nó sẽ trở thành ân phúc cứu độ.

 

Đã có không biết bao nhiêu các nhà hiền triết, văn hào thông thái bó tay trước vấn nạn đau khổ, và cũng đã có không biết bao nhiêu nhân vật lừng danh lẫn thấp hèn đã thất vọng, đầu hàng trước khổ đau. Nhưng chính nhờ Đức Giêsu và qua ánh sáng của Lời Ngài mà ta không còn thất vọng. Ta thấy được rằng trong sự chết có mầm sự sống, trong gian lao có tia sáng của chiến thắng vinh quang, trong đau khổ có chồi non của hạnh phúc, nếu như sự chết, nỗi gian lao và đau khổ mà ta đang mang đó có nền tảng của yêu thương: yêu thương Đức Kitô và yêu thương các linh hồn.

 

Thế nên, mỗi khi gặp đau khổ, ta đừng thất vọng, buông trôi, cũng đừng chửi trời rủa đất, cũng đừng trách móc người khác hoặc chính mình, cũng đừng như Phêrô đã can trách Chúa khi nghe nói đến khổ đau (Mc 8:32), song hãy đưa vào khổ đau một chút hương vị thương yêu, bằng việc than thưa với Ngài: “Lạy Chúa, con xin kết hiệp đau khổ của con với khổ đau của Chúa, để làm sáng danh Chúa và cứu các linh hồn.” Chắc chắn nỗi khổ đau sẽ không còn là một thực tại vô giá trị hoặc đáng nguyền rủa, song nó đã trở thành phần ơn cứu độ mà Chúa Giêsu muốn ban xuống cho nhân trần.

 

Từ ngày Đức Giêsu dùng thân xác mình để thánh hiến sự khổ đau của con người cho đến nay, đã có hàng triệu tâm hồn được nung đốt bởi lửa yêu thương đến độ dám đón nhận mọi hy sinh, gian lao và khó nhọc, vì muốn mang ơn cứu độ đến cho mình và tha nhân. Trong số đó, gương mặt đáng kể nhất phải là gương mặt của Thánh Phaolô tông đồ. Thánh nhân đã làm mọi sự trong yêu thương, chấp nhận mọi gian nan trái ý trong tình mến. Ngài viết: “Chúng tôi bị ép dồn mọi mặt, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân xác phẳi chết của chúng tôi. Như thế, sự chết hoạt động nơi chúng tôi, còn sự sống thì lại hoạt động nơi anh em” (2 Cr 4:8-12).

 

Đồng hành với Thánh Phaolô là hàng vạn tâm hồn nhiệt thành rao giảng để mở mang Nước Trời, trong đó có bạn và tôi. Cũng như Thánh Nhân, chúng ta chỉ tham vọng một điều là “làm đẹp lòng Chúa” (2 Cr 5;8b).


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Con Người Bị Nộp Vào Tay Người Đời (giải Thích Và Suy Niệm Của Lm. Fx. Vũ Phan Long) (9/18/2015)
Chọn Lựa Để Phục Vụ (9/18/2015)
Chất Người Trong Tôi - Lm. Phêrô Bùi Quang Tuấn (9/18/2015)
Ai Muốn Làm Đầu, Hãy Làm Đầy Tớ Mọi Người. --- Suy Niệm Của Noel Quesson. (9/18/2015)
Cách Dạy Con Của Bố Mẹ Ở Đất Nước Hạnh Phúc Nhất Thế Giới (9/17/2015)
Tin/Bài cùng ngày
Phép Lạ Của Mẹ Maria Qua Tràng Hạt Mân Côi (9/16/2015)
Yêu Và Ghét – Trầm Thiên Thu (9/16/2015)
Về Phần Con, Con Bảo Thầy Là Ai? (suy Niệm Của Lm. Ignatiô Trần Ngà) (9/16/2015)
Vác Thánh Giá Hằng Ngày Theo Chúa (9/16/2015)
Tin/Bài khác
Từ Bỏ Và Vác Thập Giá (suy Niệm Của Lm Giuse Nguyễn Hữu An) ---- (9/15/2015)
Từ Bỏ Chính Mình – Thiên Phúc (9/15/2015)
Thầy Là Ai? – Lm. Giuse Trần Việt Hùng (9/15/2015)
Thần Tượng Của Ta Là Ai? – Lm. Anmai (9/15/2015)
Tưởng Lầm --- Đtgm. Ngô Quang Kiệt (9/15/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768