Thần
tượng của ta là ai? – Lm. Anmai
Cuộc sống chúng ta, nhất là
giới trẻ, ngày hôm nay giới trẻ chạy theo một nền trào lưu, một nền
văn hóa đó là văn hóa thần tượng. Người
thích đá banh thì chọn cho mình người nào mà mình thích
làm thần tượng cho mình, người thích ca nhạc
thì cũng sẽ tìm cho mình một ca sĩ để làm thần
tượng, người thích xem phim thì sẽ chọn cho
mình một diễn viên điện ảnh nào đó hot
để làm thần tượng. Điều
này, xem ra thì cũng có lý đó nhưng rồi những ngôi
sao ca nhạc, ngôi sao đá banh, ngôi sao điện ảnh
đến một lúc nào đó cũng sẽ chìm vào quên lãng để
nhường ngôi cho người khác. Thế rồi
những thần tượng mà xưa kia
người ta tôn lên sẽ chợt tắt, và cứ như
thế mãi, thần tượng cứ mãi vần xoay vì
lẽ chẳng ai có thể tồn tại mãi trong cõi
đời này. Tất cả những ngôi sao mà người
ta chọn đó vẫn chỉ là con người để
rồi không thể tồn tại mãi, không bền vững
như người ta tưởng. Thần tượng,
vẫn là sự tự do lựa chọn của mỗi
người, chẳng ai có quyền ép người khác
chọn cho mình thần tượng.
Ngày hôm nay, trong câu chuyện của
thầy Giêsu với các môn đệ chúng ta cũng nghe Chúa
Giêsu chất vấn các môn đệ của mình về
Thầy: "Người ta nói Thầy là ai?".
Các môn đệ đáp: "Họ bảo Thầy là ông
Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác
lại cho là một ngôn sứ nào đó". Và, Chúa Giêsu
hỏi các môn đệ thì Phêrô trả lời ngay: "Thầy
là Đấng Kitô".
Thế đấy! Đi
theo Thầy, ở chung với Thầy, sống chung
với Thầy nhưng người ta không nhận ra
để rồi định nghĩa không đúng hay không
dám định nghĩa hay không dám nói về Thầy của
mình. Thật là chán! Chỉ có mình Phêrô can đảm nói
về Chúa Giêsu. Sau đó, Chúa bắt đầu dạy cho
các ông biết Con Người phải chịu đau
khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế
cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba
ngày, sống lại. Nghe những lời đó xong thì ông
Phêrô liền kéo riêng Chúa ra và bắt đầu trách Chúa
thế nhưng Chúa lại trách ngược lại Phêrô:
"Xatan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là
tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài
người".
Như thế, thêm
một chuyện nữa là xác nhận Chúa Giêsu là một
chuyện nhưng Chúa Giêsu đó là ai trong cuộc
đời là chuyện khác. Giêsu thật sự được Isaia
vẽ lên trong trang sách mà chúng ta vừa nghe: Đức Chúa
là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn
tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui. Tôi đã đưa lưng cho người ta
đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc
phỉ nhổ. Có Đức Chúa là Chúa
Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ
thẹn, vì thế, tôi trơ mặt ra như đá. Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.
Đấng tuyên
bố rằng tôi công chính, Người ở kề bên. Ai tranh tụng với tôi? Cùng nhau ta hầu
toà!
Ai muốn kiện cáo tôi? Cứ thử đến đây coi! Này, có
Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, ai còn dám
kết tội?
Một hình ảnh
Giêsu, một hình ảnh thần tượng như thế
nghe xong cũng sẽ phản ứng như Phêrô là kéo
Thầy ra để bảo Thầy đừng làm như thế
nghĩa là lên Giêrusalem chịu đau khổ. Nếu
như phản ứng như thế cũng chỉ là
phản ứng, suy nghĩ của thế gian. Phản
ứng, suy nghĩ của những người có niềm
tin vào Chúa sẽ là người đi theo con
đường khổ nạn của Thầy Chí Thánh vì
lẽ chỉ có con đường thập giá mới
đạt đến vinh quang như Thầy của mình.
Ngày hôm nay, nếu có
mặt ở đây, Chúa Giêsu cũng sẽ hỏi chúng ta
rằng người ta bảo Chúa là ai và ta, ta sẽ
trả lời với Chúa rằng Chúa là ai trong cuộc
đời chúng ta. Ngày hôm nay, cũng có nhiều
người tuyên tín vào Chúa Giêsu nhưng chỉ tuyên tín ngoài
môi ngoài miệng. Niềm tin như Thánh Giacôbê trong trang
thư của Ngài mà chúng ta vừa nghe
không phải ở môi miệng nhưng ở hành
động: "Thưa anh em, ai bảo rằng mình có
đức tin mà không hành động theo đức tin, thì
nào có ích lợi gì? Đức tin có thể
cứu người ấy được chăng?
Giả như có người anh em hay chị em không có áo che
thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong
anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc
cho ấm và ăn cho no", nhưng lại không cho họ
những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích
lợi gì? Cũng vậy, đức tin không
có hành động thì quả là đức tin chết.
Đàng khác, có người sẽ bảo: "Bạn,
bạn có đức tin; còn tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà
không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động
để cho bạn thấy thế nào là tin. Rõ ràng tin
là hành động chứ không chỉ dừng lại ở
lời tuyên tín.
Với khả
năng hạn hẹp cũng như yếu đuối
của mình, con người thường dừng lại
ở lời tuyên tín hay chỉ ở trên môi miệng. Khoảng cách từ
miệng đến bàn tay quả là xa.
Nói yêu Chúa, tin Chúa thì dễ nhưng thực hành lời yêu
thương không phải là chuyện giản đơn.
Những lời yêu thương,
những lời trao nhau niềm tin chúng ta vẫn
thường nghe hàng ngày, hàng giờ và thậm chí ngay
bản thân chúng ta vẫn nói lời tin yêu đó nhưng
lời nói đó thực hiện được như
thế nào hay nó chỉ ở bờ môi chót lưỡi mà
thôi. Điều nghịch lý là ai trong chúng ta
cũng mong những lời nói thành hiện thực nhưng
chúng ta lại không thực hiện. Và với con
người bất nhất đó, chúng ta cứ mãi tôn
thờ và chạy theo thần
tượng nào khác như thần tượng ca sĩ,
nhạc sĩ, diễn viên để lấp vào thần
tượng căn cốt trong đời chúng ta. Tệ
hơn những thần tượng nhạc sĩ, ca
sĩ, diễn viên... chúng ta chạy theo
thần tượng là tiền, là danh, là vọng. Mà,
thật sự chẳng cần phải nói nhiều ai ai
trong chúng ta cũng biết những thần tượng
đó chỉ là phù vân, bạc bẽo, mau qua chóng tàn...
Cứ nhìn kỹ lại, tất cả
những thần tượng vật chất, con
người ấy thật mau qua chóng tàn vô cùng. Mỗi người chúng ta, ngày mỗi ngày lại
già thêm một tuổi, lại cứ phải gần
đất xa trời thêm một tí và thử nhìn lại xem,
tất cả chẳng là gì cả. Phù vân
và tất cả cũng chỉ là phù vân thôi.
Xin cho chúng ta học
nơi tấm gương của Thánh Phêrô là tuyên tín
Thầy mình cũng như đã sống niềm tin ấy
trọn vẹn. Vẫn mang trong mình phận
người yếu đuối, Phêrô không chỉ dừng
lại ở chỗ kéo Thầy mình không cho Thầy đi
lên Giêrusalem chịu khổ nạn mà còn chối phăng
Thầy mình. Thế nhưng đàng sau những
vấp ngã của con người ấy Phêrô chợt
giật mình tỉnh giấc để sống trọn
vẹn niềm tin của mình.
Xin Chúa thêm ơn cho
chúng ta, qua lời chuyển cầu của Thánh Phêrô
để chúng ta không chỉ tuyên tín nhưng còn sống
lời tuyên tín về Thầy Chí Thánh trong cuộc
đời của mình.
|