KHÁM PHÁ QUAN
TRỌNG (8,27-30)
Xêdarê
Philipphê hoàn toàn nằm ngoài ranh giới xứ Galilê, không
thuộc lãnh thổ của Hêrôđê, nhưng là đất
thuộc về Philipphê. Đây
là một thành phố có một lịch sử ly kỳ.
Từ thời xưa, nó được
gọi là Balinas, vì nó từng là một trung tâm quan trọng cho
việc thờ thần Baan. Ngày nay, nó hãy
còn được gọi là banias, vốn là hình thức
của chữ Panias. Sở dĩ nó có tên Panias bởi
trên một sườn đồi tại đấy có
một hang đá mà người ta bảo chỗ sinh ra
của Pan, là Thượng Đế, là thần tạo
dựng cõi thiên nhiên của dân Hy lạp. Hơn
nữa, từ một hốc đá bên sườn đồi
ấy lại xuất phát một dòng suối mà người
ta cho rằng đó là nguồn phát sinh sông Giođan. Cao
hơn trên sườn đồi, sừng sững một Đền
Thờ sáng chói bằng đá trắng. Philipphê
đã xây dựng Đền Thờ thần tính của Xêda,
hoàng đế Roma, người đang trị vì thế giới
thời ấy, người đuợc xem như một
vị thần. Điều lạ lùng chính tại đây
chứ không phải ở một nơi nào khác, Phêrô lại
thấy một người thợ mộc không nhà, dân
xứ Galilê, là con Thiên Chúa. Bầu không khí tôn
giáo cổ xưa vốn bao trùm xứ Palestine, những kỷ niệm về Baan được
nhìn thấy khắp nơi. Các thần
của thế giới cổ Hy Lạp cũng ngự
trị tại đó, người ta vẫn còn nghe tiếng
sáo của thần Pan và còn thoáng thấy các nữ thần
sống trong các khu rừng. Sông Giođan
chắc gợi cho người ta nhớ lại từng
giai đoạn trong lịch sử dân Israel và việc chinh phục xứ ấy.
Và dưới ánh sáng của mặt trời từ Phương
Đông, Đền Thờ bằng đá t rắng đang
phản chiếu như nhắc nhở mọi người
rằng Xêda là một vị thần. Ở đây, hơn
bất cứ nơi nào khác, trong bối cảnh có đủ
thứ tôn giáo và suốt dòng lịch sử, Phêrô lại khám
phá vị giáo sư lưu động từ Nadarét, và đang
tiến về hướng thập giá, là Con Thiên Chúa. Qua các sách Phúc Âm, thật không thể tìm được
một câu chuyện nào khác bày tỏ sức mạnh cao
cả nhân cách của Chúa Giêsu như trong trường
hợp này.
Biến
cố này xảy đến ngay ở giữa sách Phúc Âm
Maccô và như đã có ý sắp xếp vậy, vì chuyện đã
xảy ra đúng vào khoảnh khắc tuyệt đỉnh
của Phúc Âm. Ít ra theo
một phương diện, khoảnh khắc này là một
băn khoăn của Chúa Giêsu, cho dù các môn đệ Ngài có
nghĩ gì. Chúa Giêsu biết chắc chắn
ở phía trước, sừng sững một thập giá
chẳng thể tránh né, mọi sự không còn kéo dài bao lâu
nữa. Thế lực chống đối
đang tập trung lực lượng để tấn công.
Vấn đề Chúa Giêsu phải đối đầu là:
đời sống của Ngài đã gây được chút
ảnh hưởng gì chưa? Ngài có thực
hiện được gì? Hay nói cách khác, đã có người
nào khám phá được Ngài thật sự là ai chưa?
Nếu Ngài đã sống, đã giảng dạy, đã đi
đây đó giữa loài người nhưng chẳng
một ai thoáng thấy được Thiên Chúa nơi Ngài,
thì tất cả công lao của Ngài đã bỏ ra chẳng đi
đến đâu cả. Phương pháp duy nhất Ngài có
thể để lại một thông điệp cho loài người,
đó là viết nó vào lòng một số người, vì
thế, trong thời gian này, Chúa Giêsu đã đem mọi
sự đưa vào một trắc nghiệm. Ngài hỏi các môn đệ thiên hạ đang nói
gì về Ngài, để Ngài nghe từ chính họ tiếng đồn
và dư luận quần chúng. Tiếp theo
là một khoảnh im lặng nghẹt thở. Ngài đặt
một câu hỏi thật nhiều ý nghĩa: “Còn anh em, anh
em nói Thầy là ai?”. Thình
lình Phêrô nhận ra được điều ông vẫn
biết từ nơi sâu thẳm của lòng mình. Đây là Đấng Mêsia, là Đức Kitô, Đấng
được xức dầu, là Con Thiên Chúa. Qua câu trả lời này, Chúa Giêsu biết Ngài không thất
bại.
Nhưng
giờ đây, chúng ta đến một vấn đề đã
được nêu lên và đã giải đáp nửa
phần trước đây, cần được giải
đáp cách chi tiết, nếu không cả câu chuyện Phúc Âm
sẽ không được thấu hiểu đầy đủ.
Ngay sau khi Phêrô khám phá điều đó, Chúa Giêsu
bảo ông không được nói điều này với ai.
Tại sao? Trước
nhất và trên hết, Chúa Giêsu phải dạy Phêrô và
những người khác về sứ vụ Mêsia thực
sự có nghĩa gì. Vậy, muốn hiểu rõ
nhiệm vụ mà Chúa Giêsu đang nắm trong tay,
muốn hiểu được ý nghĩa đích thực
sự cần yếu đó, chúng ta cần xem lại các ý
niệm liên hệ đến Đấng Mêsia vào thời
Chúa Giêsu thật sự là gì.
|