MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bài#5: Ii/ Diễn Từ Về Bánh Sự Sống (phan 1)
Thứ Bảy, Ngày 12 tháng 9-2015
 

II/  DIỄN TỪ VỀ BÁNH SỰ SỐNG

(Ga 6.35-58)

Diễn từ quan trọng này sẽ được triển khai qua hai phần :

A. Phần nhất (6.35-50) : Bánh Sự Sống là Bản Thân Chúa Giêsu và Lời của Chúa, ta lãnh nhận bằng tâm trí và bởi đức tin.

B. Phần hai (6.51-58) : Bánh Sự Sống là Thịt Máu Người, ta lãnh nhận bằng cách ăn uống, và cũng bởi lòng tin.

--------------------------------------

(Chúng ta thấy 2 phần của Diễn từ này tương ứng với 2 phần của Thánh Lễ : A/ Ngôn Lễ (Lời Chúa). B/ Tế lễ và Rước Lễ (Mình Chúa). Công Đồng Vatican II, Hiến chế Phụng vụ Thánh cũng nói : Thánh Lễ có hai bàn tiệc: Bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Mình Thánh Chúa.)

-----------------------------------------------

A. PHẦN THỨ NHẤT (6.35-50)

A.1/ Mời đọc đoạn đầu của Phần nhất này (6.35-40)

35 Đức Giê-su bảo họ : “Chính Tôi là bánh sự sống. Ai đến với Tôi, không hề phải đói ; ai tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ ! 36 Nhưng Tôi đã bảo các ông : các ông đã thấy Tôi mà không tin. 37 Tất cả những người Chúa Cha ban cho Tôi đều sẽ đến với Tôi, và ai đến với Tôi, Tôi sẽ không loại ra ngoài, 38 vì Tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý Tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai Tôi. 39 Mà ý của Đấng đã sai Tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho Tôi, Tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. 40 Thật vậy, ý của Cha Tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.”

Qua đoạn Diễn từ này, chúng ta có thể thấy

CHÚA GIÊSU BAN 4 LỜI HỨA TUYỆT VỜI

CHO KẺ ĐẾN VỚI NGƯỜI :

Tôi là bánh Sự Sống,

a)  Ai đến với Tôi, không hề phải đói ; ai tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ ! (c.35)

b)  Tôi sẽ không loại ra ngoài và không được để hư đi điều gì. (cc.37, 39) ;

c)  Có Sự Sống Đời Đời

đ)  Và ngày sau hết Tôi sẽ cho họ Sống lại (c.40)

Ta hãy cẩn thận cứu xét những lời hứa tuyệt vời ấy.

Mở đầu Đức Giêsu khẳng định:

"Chính Tôi là Bánh Sự Sống."(6.35)

Sở dĩ Đức Giêsu nói "Tôi là Bánh ban Sự Sống" vì Người muốn dùng một hình ảnh rất quen thuộc trong đời sống : cái “bánh” vốn là thực phẩm nuôi người ta khỏi chết đói, thì đây Tôi” Bản Thân và Lời Tôi “là Bánh ban Sự Sống”, sẽ nuôi họ khỏi chết phần linh hồn.

   Các sách Khôn ngoan của Cựu Ước thường ví Đức Khôn Ngoan và Lề luật như bánh, ăn vào sẽ nuôi sống tâm linh con người :

Đức Khôn Ngoan đã … hạ thú vật, pha chế rượu,

dọn bàn ăn….  
Đức Khôn Ngoan còn lên các nơi cao trong thành phố và kêu gọi :
“Hỡi người ngây thơ, hãy lại đây !”
Với người ngu si, Đức Khôn Ngoan bảo :
“Hãy đến mà ăn bánh của ta

và uống rượu do ta pha chế !
Đừng ngây thơ khờ dại nữa,

và các con sẽ được sống….” (Cn 9.1-6).

Nếu Đức Khôn ngoan và Lề luật có thể nuôi sống tâm linh người ta như vậy, huống chi chính Lời Thiên Chúa là Đức Giêsu.

Vì thế Đức Giêsu mới nói rằng Bánh Sự Sống ấy là Tôi, là chính Bản Thân Tôi.

Mà Bản Thân Người là ai mà dám có cao vọng nuôi tất cả loài người không những khỏi đói khát mà còn được Sống Đời Đời và ngày sau hết sẽ được Sống lại ?

Chúng ta, Kitô hữu, đã nghe quen lời này rồi, nên không thấy làm chướng, nhưng thử đứng vào địa vị một người ngoài, tất sẽ cho lời ấy là cuồng vọng nếu không phải là lời của một kẻ mất trí !

Nhưng chúng ta, người tín hữu, những kẻ có may mắn “đã tin” vào Đức Giêsu, chúng ta sẽ ráng nhẫn nại hơn mà tìm hiểu xem : Người là ai ? Cao cả chừng nào ? Quyền phép bao nhiêu ? Tốt lành thế nào ? Để chúng ta khâm phục mà sẵn lòng đón nhận Người và Lời Người làm Bánh Ban Sự Sống!

Tin Mừng Gioan đưa ra lời giải đáp :

1) Người chính là Thiên Chúa hằng có từ thuở đời đời :

"Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.” (Ga 1.1-2)

2) Người có quyền phép tạo thành vạn vật trong vũ trụ :

“Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành." (Ga 1.3)

3) Và đã xuống thế mặc xác làm người :

"Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ ở giữa chúng ta" (Ga 1.14).

   Ngày xưa, trong Cựu Ước, Đức Khôn Ngoan mời người ta đến ăn bánh tinh thần là ăn các lời dạy khôn ngoan để nhờ đó tâm hồn họ được sống..., thì nay, thời Tân Ước, Ngôi Lời, Đấng Toàn Năng tạo thành vạn vật, từ “cõi siêu việt vĩnh hằng” đã xuống mặc xác thịt, trở nên Con Người Giêsu hữu hình bằng xương bằng thịt và ở giữa loài người, để có miệng lưỡi mà nói ra những lời thần linh ban sự sống của Thiên Chúa : "Lời Tôi là Thần Khí và là Sự Sống" (Ga 6.63); nhất là nói bằng tiếng nói của loài người, để ai ai cũng có thể nghe và hiểu được, nói cách thân tình như Thầy nói với trò, như cha nói với con, như bạn bè nói với nhau :

“Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã nói cho anh em biết.” (Ga 15.15)

Giả sử Người, vốn là Thiên Chúa, cứ ở trên trời, thì lời nói của Người mấy ai nghe được ? Mà dù có nói thì tiếng Người oai nghi quá đỗi như sấm như sét, loài người chúng ta không chịu nổi. Dân Israen đã kinh nghiệm những lời sấm sét không chịu nổi đó, khi Thiên Chúa nói với họ từ trên núi Sinai để ký kết giao ước với họ. Đoạn Thánh kinh sau đây thuật lại :

Đến ngày thứ ba, ngay từ sáng, có sấm chớp, mây mù dày đặc trên núi, và có tiếng tù và thổi rất mạnh. Toàn dân trong trại đều run sợ. Ông Mô-sê đưa dân ra khỏi trại để nghênh đón Thiên Chúa ; họ đứng dưới chân núi. Cả núi Xi-nai nghi ngút khói, vì ĐỨC CHÚA ngự trong đám lửa mà xuống ; khói bốc lên như khói lò lửa và cả núi rung chuyển mạnh. Tiếng tù và mỗi lúc một tăng lên rất mạnh. Ông Mô-sê nói, và Thiên Chúa trả lời trong tiếng sấm.

[…] ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê : “Hãy xuống cảnh cáo dân đừng kéo nhau lên để xem ĐỨC CHÚA, kẻo nhiều người phải lăn ra chết. Ngay các tư tế đến gần ĐỨC CHÚA cũng phải giữ mình cho khỏi nhiễm uế, kẻo bị ĐỨC CHÚA đánh phạt.” (Xh 19.16-22).

Khi nghe tiếng sấm sét, tiếng tù và, khi thấy ánh lửa và núi bốc khói, toàn dân sợ hãi run rẩy và đứng xa xa. Họ nói với ông Mô-sê : “Xin chính ông nói với chúng tôi, chúng tôi mới dám nghe ; nhưng xin Thiên Chúa đừng nói với chúng tôi, kẻo chúng tôi chết mất !” (Xh 20.18-19)

Nhưng đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã đổi chiến thuật : Người biết rằng muốn nói cho loài người tất cả toàn bộ sự thật, Người phải đến gần loài người, phải làm người, phải nói ngôn ngữ loài người, như thế mới lọt tai họ.

Truyện ngắn sau đây của nhà văn Mỹ Louis Cassels đã minh họa cách giản dị mà sâu sắc điều ấy :

“Người đàn ông tôi sắp giới thiệu với quí bạn … là một người tử tế, lịch sự, rộng lượng với gia đình, đúng đắn trong trong tiếp nhân xử thế, nói chung ông là người tốt.

Có điều ông không tin chuyện Thiên Chúa xuống thế làm người, như các nhà thờ vẫn rao giảng mỗi dịp Giáng Sinh. Chuyện ấy theo ông chả có nghĩa lý chi. Và bởi lẽ ông quá trung thực nên không giả vờ tin được. Ông bảo vợ, (một phụ nữ siêng năng đi nhà thờ) :

- Anh thật sự xin lỗi em, nhưng anh sẽ không cùng em đi lễ nhà thờ đêm Giáng sinh.

Ông bảo : ông không muốn làm kẻ đạo đức giả, (không tin mà cứ vờ đi nhà thờ), nên tốt hơn ông ở lại nhà. Nhưng ông sẽ thức khuya đợi vợ con tan lễ trở về. Thế là ông ở nhà, còn vợ con đi dự Thánh Lễ nửa đêm.

Vợ con ông lái xe đi, chẳng mấy chốc thì tuyết bắt đầu rơi. Ông ra đứng ở cửa sổ, dõi mắt nhìn cơn mưa tuyết bất ngờ đang mỗi lúc một trở nên dữ dằn hơn. Rồi ông trở lại chiếc ghế kê bên cạnh lò sưởi để đọc báo. Mấy phút sau, ông giật mình vì có gì đó rớt nghe cái phịch. Lại thêm tiếng nữa, và tiếng nữa.

Thoạt đầu ông ngỡ ắt hẳn ai đó vò tuyết thành cục ném vào cửa sổ phòng khách nhà mình. Nhưng khi bước ra cửa trước xem xét, ông thấy một đàn chim khốn khổ túm tụm vào nhau giữa trời tuyết lạnh. Chúng gặp bão tuyết, và trong lúc tuyệt vọng tìm chỗ trú ẩn, đã cố sức đâm nhào vào ô cửa kính lớn của phòng khách nhà ông.

Ông không thể để cho các sinh vật đáng thương này nằm ngoài trời chết cóng. Ông nhớ đến cái chuồng đám trẻ nhà ông dùng nhốt chú ngựa con. Chuồng ngựa là chỗ trú ẩn ấm áp, nếu ông có thể lùa hết đàn chim vào trong đó.

Ông nhanh nhẹn khoác áo choàng, mang ủng lội tuyết, rồi giẫm lên lớp tuyết dầy đi ra chuồng ngựa. Ông mở toang cửa, thắp đèn lên, nhưng lũ chim không chịu vào. Ông nghĩ thức ăn sẽ dụ chúng được. Thế là ông vội vàng trở vào nhà, tìm vụn bán mì và rắc lên mặt tuyết trắng. Ông rải thành con đường, từ chỗ đàn chim suốt tới cửa chuồng ngựa đang mở toang và đèn sáng trưng. Nhưng nản quá,  lũ chim chẳng ngó ngàng tới chỗ vụn bánh mì, cứ tiếp tục vỗ cánh tuyệt vọng trong tuyết.

Ông cố chộp lấy chúng. Ông cố lùa chúng vào chuồng ngựa bằng cách đi quanh đàn, xua tay lia lịa, mồm thì xuỵt xuỵt liên tục. Lũ chim chỉ tản mác ra chứ chẳng chịu ùa vào cái chuồng sáng đèn ấm áp. Ông biết lũ chim sợ ông.

Ông suy luận : với chúng thì ta là kẻ lạ và đáng sợ. Ước gì ta có thể nghĩ ra cách chi đó, để giúp chúng hiểu rằng : chúng có thể tin cậy ta, rằng ta không cố ý làm hại chúng, mà chỉ đang cố gắng cứu giúp chúng. Nhưng cách chi đây ?

Ông nhủ thầm : “Ước gì ta biến thành chim, nhập bọn với chúng và nói ngôn ngữ loài chim. Thế thì ta có thể bảo chúng chớ có sợ. Khi ấy ta có thể dẫn dắt cả đàn đi vào chuồng ngựa an tòan, ấm áp. Ước gì ta là một con chim cùng đàn, để chúng thấy ta, nghe ta và hiểu được ta.”

Ông vừa nghĩ tới đó thì chuông nhà thờ đổ rền. Tiếng chuông vang vọng thấu tai ông, át luôn tiếng gió rít. Ông đứng đó lắng nghe những hồi chuông ngân vang khúc hoan ca mừng lễ Chúa Giáng sinh. Và ông khuỵu xuống, quỳ luôn trên nền tuyết lạnh.

Ông chắp tay thì thầm : “Nay con hiểu rồi. Con đã hiểu vì sao Thiên Chúa phải xuống thế làm người.”

 (Nguồn : Louis Cassels story the parable of the birds, lấy theo bản dịch của Huệ Khải, đăng trong Tuần báo Công giáo & Dân tộc, số 1887-88, tháng 12.2012) 

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 3176: Sự Thật Luôn Chiến Thắng Sự Dữ (3) (9/18/2015)
Cn 3175: Cuộc Hiện Ra Tại Lipa, Nước Phi Luật Tân (2) (9/18/2015)
Cn 3174: Giáo Hội Công Nhận Đức Mẹ Hiện Ta Ở Lipa, Phi Luật Tân (1) (9/17/2015)
Ước Gì Con Có Thể Loan Báo Sự Cao Cả, Lòng Nhân Hậu Và Quyền Năng Của Mẹ! (9/15/2015)
An Hòa Lục Bát (9/14/2015)
Tin/Bài cùng ngày
Thứ Bẩy, Ngày 12 Tháng 9 Năm 2015, Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời (9/12/2015)
Thánh Danh Maria 12/09 (9/12/2015)
Tin/Bài khác
Mẹ Sầu Bi-mẹ Thương Xót, Lm Giuse Trần Đình Long (9/11/2017)
Fatima: Tâm Thư Của Sơ Lucia Gởi Người Cháu Linh Mục (9/11/2015)
Mẫu Danh (9/10/2015)
Thánh Ca Tuyệt Vời: Salve Regina (9/10/2015)
Cuốn Sách Một Chữ (9/9/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768