Đức
Giêsu.
Đức Giêsu là ai? Đó
là một câu hỏi được đặt ra không
phải chỉ trong thời Đức Giêsu còn ở
dưới thế, mà còn được đặt ra ngay
trong thời đại chúng ta ngày nay. Câu
hỏi được đặt ra không phải chỉ vì
tò mò muốn biết dư luận nghĩ sao về nhân
vật Giêsu, nhưng nó được đặt ra
để chờ đợi một câu trả lời có
ảnh hưởng quyết định trên lối
sống của người trả lời.
Ngày xưa, nhiều người Do thái
trả lời rằng Giêsu cũng chỉ là một
người nào đó như các tiên tri, như Êlia, như
Gioan hay như bất cứ một tiên tri nào khác. Mà theo
họ nghĩ, tiên tri là những người tuy rao
giảng một giáo thuyết hay, tuy làm được
một số việc lạ lùng hơn người,
nhưng nhiều khi cũng quấy rầy cuộc sống
bình an của họ. Bởi thế khi không muốn bị
quấy rầy nữa thì họ không ngại giết
chết các tiên tri: họ đã lùng bắt Êlia, họ đã
bỏ tù Giêrêmia, họ đã chém đầu Gioan tẩy
giả và họ cũng đã đóng đinh Giêsu.
Riêng Phêrô thì trả lời rằng Giêsu
chính là Đức Kitô, nghĩa là một người có
thừa khả năng để cứu rỗi đời
mình và đáng cho mình đi theo cho
đến hơi thở cuối cùng. Chính vì thế mặc
dù muốn theo Thầy thì phải bỏ
mình vác thập giá, nhưng Phêrô đã sẵn sàng trung thành
với Thầy cho đến chết.
Giêsu là ai? Câu hỏi này ngày nay
cũng gặp được nhiều câu trả lời
khác nhau, và mỗi câu trả lời kéo lôi theo
một nếp sống khác nhau. Có hai câu trả lời tiêu
biểu sau đây ở trong 2 quyển tiểu thuyết:
. Quyển “The last temptation” (Cơn cám dỗ
cuối cùng) mô tả Giêsu như một chàng thanh niên
khỏe mạnh, đẹp trai, nhiều khả năng. Chàng có một người yêu tên là Mađalêna.
Nhưng một ngày nào đó, Giêsu bỗng
bị ám ảnh rằng mình không thể sống nếp
sống tầm thường mà phải sống như siêu
nhân. Vì thế chàng từ bỏ tình yêu
của nàng Mađalêna và lên đường rao giảng
một thứ giáo thuyết siêu nhiên. Mađalêna
thất tình buông trôi cuộc đời trong nếp sống
trụy lạc, đĩ thõa. Còn Giêsu thì thu thập được một số
đồ đệ và hăng say truyền bá lý
tưởng siêu nhiên. Nhưng lý tưởng
đó lại không phù hợp với những mục đích
chính trị của các tư tế, biệt phái và luật
sĩ. Cho nên cuối cùng, Giêsu bị họ bắt và
kết án đóng đinh. Trong những
giây phút hấp hối trên thập giá, Giêsu bị hôn mê,
cơn hôn mê khiến Giêsu nhìn lại cuộc đời
của mình. Chàng mơ thấy mình từ bỏ lý
tưởng siêu nhiên, cưới Mađalêna làm vợ, sinh
được một bầy con ngoan, đẹp, sống
rất hạnh phúc với gia đình, nhưng bị các
đồ đệ và các tín đồ nhiếc móc. Giêsu
bừng tỉnh dậy lắc đầu xua đuổi
cơn cám dỗ ấy. (Giêsu đã chiến thắng cơn
cám dỗ cuối cùng). Nhưng sau đó
gục đầu tắt thở.
Đó là một câu trả lời,
rằng: Giêsu chỉ là một người phàm, tuy
người phàm này theo đuổi
một lý tưởng siêu nhiên và do đó cũng đáng
được người khác kính trọng, nhưng cái lý
tưởng đó không thể thực hiện
được. Thành thử chúng ta dù kính trọng Ngài
nhưng không thể sống theo Ngài
được.
Có lẽ đó là câu
trả lời của rất nhiều người thời
nay.
Họ nhìn nhận Giêsu là một vĩ
nhân, họ nhìn nhận đạo Đức Giêsu là
đạo tốt. Nhưng cái đạo
đó chẳng giúp ích gì cho cuộc sống. Cuộc sống của họ cần có vật
chất, cần có tiền bạc, cần có sự
nghiệp, công danh, chứ không cần đến lý
tưởng tôn giáo bao nhiêu. Vì thế họ lao mình vào cuộc sống vật chất,
để sang một bên những vấn đề lý
tưởng tôn giáo cho hạng đàn bà, trẻ nít, hay có cho
mình thì cũng là tới khi về già, gần đất xa
trời.
. Câu trả lời thứ hai chúng ta gặp
trong quyển “Quovadis”: quyển truyện này lấy khung
cảnh thời hoàng đế Néron của đế
quốc Lamã đang thịnh trị. Tất cả các
nước chư hầu đều
phải gửi một con tin sang thủ đô Rôma. Đó là
một cách để bảo đảm sự tùng phục
của các chư hầu. Trong số các
con tin ấy có một nàng con gái đẹp tuyệt vời
làm cho người cháu của hoàng đế Néron si mê. Chàng này vừa có địa vị, vừa có
thế lực, vừa có bạc vàng. Chàng tin chắc
mình sẽ chinh phục được con tim
của người đẹp. Lúc đó bạo Cháu Néron
cũng đang thẳng tay bắt
giết những người theo đạo Đức
Giêsu. Phêrô đã phải sợ hãi bỏ thành
Rôma chạy trốn. Nhưng đang khi
đi trên đường thì Phêrô gặp Đức Giêsu
từ ngoài thành vác thập giá đi vào. Phêrô
hỏi “Quovadis”, tiếng Latinh nghĩa là “Thưa Thầy,
Thầy đi đâu vậy?” Đức Giêsu trả
lời: Ta vác thập giá vào Rôma để chịu đóng
đinh một lần nữa, vì con đã không dám chịu
đóng đinh. Phêrô nghe vậy vội trở
vào Rôma và cùng với các tín hữu khác chịu đựng
những cuộc bắt bớ, cho đến chết.
Tấm gương anh dũng của các tín hữu
Đức Giêsu đã làm cho nàng con gái đang làm con tin
ấy cảm phục và tìm ra được lý
tưởng cho đời mình.
Đó là câu trả lời: Thầy là
Đức Kitô con Thiên Chúa hằng sống. Con xin theo Thầy cho dù phải vác thập giá và
phải bỏ mình vì Thầy!
Đức Giêsu không
phải chỉ là siêu nhân mà còn là Con Thiên Chúa. Và vì là
Con Thiên Chúa cho nên lý tưởng Ngài đề ra cho ta không
phải chỉ là một thứ lý tưởng viển vông
không thể thực hiện. Là Con Thiên
Chúa, Ngài thừa sức giúp chúng ta thực hiện
được lý tưởng của Ngài cho dù có phải
trải qua muôn ngàn gian truân khổ sợ. Mà chính cái lý tưởng ấy mới khiến
chúng ta sống xứng đáng là người. Con
người nếu chỉ biết mê ăn uống, có
tiền bạc, có vật chất, sinh ra để ăn, ăn rồi đói, đói rồi phải
kiếm ăn, cứ như vậy cho đến lúc
chết thì chẳng khác gì hơn con vật. Đức Giêsu
muốn giúp chúng ta sống hơn con vật, cho nên Ngài
đã chọn kiếp là người, sống cho chúng ta
thấy và sống theo để chúng ta
sống xứng đáng là người. Chẳng
những là người mà còn là Con Thiên Chúa như Ngài.
Mà muốn được như Ngài, chúng ta phải đi theo Ngài, phải bỏ mình đi, phải vác
thập giá… Nghĩa là phải cố gắng
vươn lên, vươn lên cao hơn những nhu cầu
vật chất xác thịt tầm thường. Chúa
Giêsu đã tiên phong sống được như thế và
Ngài sẽ giúp chúng ta sống được như thế,
nếu chúng ta nhớ làm theo Lời Ngài:
Ai muốn theo ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống
mình thì sẽ mất. Còn ai chịu
mất mạng sống mình vì Ta và vì Tin Mừng thì sẽ
được sống đời đời”.
Trên đây là hai câu
trả lời tiêu biểu cho câu hỏi “Giêsu là ai?” Còn câu
trả lời của chúng ta là gì? Nếu chúng ta
trả lời như Phêrô “Thầy là Đức Kitô” thì
chúng ta cũng hãy can đảm bỏ mình vác thập giá
đi theo Thầy”.
|