Đức tin
Có
hai loại đức tin. Loại thứ
nhất là đức tin của những người tin tưởng
vì họ đi theo truyền thống
của tổ tiên, họ mạnh mẽ duy trì truyền
thống đức tin ấy. Đây có
thể gọi là đức tin thừa hưởng. Loại thứ hai có thể được
gọi là đức tin cá nhân. Có một
sự khác nhau quan trọng giữa hai loại ấy. Người sở hữu một đức tin thừa
hưởng hoặc kế thừa có lợi thế là
họ không bị cám dỗ dễ dàng. Cả
khi phải đương đầu với những lý
lẽ triết học có thể nói ngược lại đức
tin của họ. Đức tin này được
duy trì mạnh mẽ vì thuộc về truyền thống mà
họ thừa hưởng từ tổ tiên họ. Ngoài ra họ không bao giờ lệ thuộc vào tư
duy triết học. Nhưng họ
cũng có những sự bất lợi. Đức
tin của họ thường không có lý luận hoặc suy tư
vững chắc, và thường là một đức tin
của tập quán và lề thói cổ xưa.
Người
sở hữu một đức tin cá nhân cũng có một
lợi thế. Họ đã
khám phá Thiên Chúa với lý lẽ của họ, và vì thế,
lý lẽ này rất mạnh trong đức tin của
họ. Nhưng họ cũng có một điều
bất lợi. Họ có thể bị thuyết
phục bởi lý luận, và nếu đối đầu
với những lý lẽ chống lại mạnh mẽ,
họ có thể bị cám dỗ bỏ đức tin.
Để có thể chống cự lại những thử
thách, đức tin phải có nền tảng trong những
gì vượt xa hơn kinh nghiệm cá nhân của mình.
Những người
có được đức tin của họ theo hai cách trên được hưởng
lợi thế mỗi cách. Họ phụ
thuộc mạnh mẽ vào truyền thống của tổ
tiên, nhưng đồng thời được hưởng
ưu điểm của khả năng tư duy những
sự vật khách quan. Vì thế, họ
có được đức tin tốt nhất và hoàn
hảo nhất.
Sinh
ra trong đức tin chưa đủ.
Một đức tin thừa hưởng là một
đức tin đã qua sử dụng và có thể rất
trống rỗng. Nói rằng: “Cha mẹ tôi là những
tín hữu” chưa đủ. Mỗi thế
hệ phải tòng giáo lại. Có người
đã nói rằng nhiều người đi lễ không
tốt hơn những người ngoại giáo tân tòng.
Điều này xem ra khắt khe quá. Tuy nhiên, chúng ta thấy nhiều khuôn mặt
buồn chán và mệt mỏi trong nhà thờ, khuôn mặt
của những người đến trễ và bỏ ra về
khi thánh lễ chưa xong.
Câu hỏi mà Đức
Giêsu hỏi các tông đồ là câu hỏi quan trọng nhất
trong Tin Mừng. Nó liên quan đến căn tính của Đức
Giêsu. Người hỏi họ câu hỏi
ấy không phải vì Người mà là vì họ. Một
câu hỏi bắt người ta phải suy nghĩ về
niềm tin của họ.
Trước tiên
Người hỏi: “Người ta nói Thầy là ai?” Các môn đệ thuật lại với Người.
Những câu đáp là những câu không trúng.
Kế đó, Người quay lại họ và
hỏi “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Và Phêrô đáp:
“Thầy là Đấng Kitô”. Đấng Kitô có
nghĩa là Đấng Mêsia. Thánh Matthêu đã ghi lại
câu trả lời của Phêrô như sau: “Thầy là Đấng
Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Đây là
cốt lõi của đức tin trên đó Giáo hội được
xây dựng.
Điều quan
trọng là chúng ta phải đưa ra câu trả lời
của mình tức là có khả năng khẳng định
giá trị và niềm tin của mình như những Kitô
hữu. Nếu chỉ lặp lại
những câu trả lời chính thức sẽ không đủ.
Chúng ta phải làm cho đức tin của mình thành xác tín, khi
sống đức tin ấy và để nó ảnh hưởng
lên đời sống chúng ta. Đức tin của cha
mẹ chúng ta không phải là đức tin của chúng ta chừng
nào chúng ta chưa tự mình bước đi.
Chúng ta cần trưởng
thành trong sự hiểu biết đức tin. Chúng ta
phải tin bằng chính niềm xác tín của bản thân. trong Giáo hội, càng có nhiều người
như thế, thì Giáo hội càng được thiết lập
vững vàng trên đá tảng.
Rõ ràng Phêrô không
hoàn toàn hiểu hết những lời ông nói. Khi ông thừa nhận Đức Giêsu là Đấng
Mêsia, ông không biết Đức Giêsu là một Đấng
Mêsia đau khổ. Đó là một điều
ông phải học biết và học biết một cách khó
khăn.
Phêrô
đã thực hiện một tuyên xưng hoàn hảo về
đức tin. Ông có
một đức tin hoàn toàn đúng với ngôn ngữ
của ông. Nhưng khi phải hành động theo đức tin ấy, ông thất bại. Điểm kém cỏi nhất của ông là khi ông
chối Chúa. Điều này cho chúng ta thấy rằng chúng
ta cần ân sủng của Thiên Chúa, không
chỉ để tuyên xưng đức tin, mà còn để
sống đức tin ấy.
|