Đối với chúng ta, Chúa Giêsu là
ai?
Với đoạn phúc âm theo thánh Maccô này, chúng ta gặp một
đường cao điểm, thật vậy, cho tới đây,
thánh Marcô cho thấy Chúa Giêsu dần dần tỏ mình ra
bằng lời giảng dạy và các phép lạ Người
làm, nhưng Chúa để cho người ta ngạc nhiên,
thắc mắc. Người ta như thể được
dự một cảnh chờ đợi, hồi hộp và
tự hỏi: Oâng này là ai? Cả những môn đệ
cũng thắc mắc, tuy nhiên thấy Chúa không phải là
một thầy rabbi khác. Thầy sắp dẫn họ đến
chỗ tuyên xưng đức tin bằng một câu do Phêrô
thay mặt các môn đệ nói lên. Chúa hỏi: còn các ngươi,
các ngươi nói Ta là ai? –kẻ sau này sẽ là thánh Phêrô,
trả lời: Ngài là Đức Kitô, tức là Đấng cứu
thế. Khi họ nhận ra Đấng cứu thế trong
Đức Giêsu, các môn đệ vượt được
chặng đầu có tính cách quyết định trong
tiến trình đức tin của các ông.
Tuy nhiên, một câu hỏi khác rất nghiêm trọng được
nêu lên: Chúa là vị Cứu-thế nào? Dân Do thái mong đợi
một Đấng Cứu- thế có quyền uy trần
tục. Thế mà Đức Giêsu là Đấng Cứu-
thế dùng sự thống khổ và cái chết để
cứu chuộc. Các môn đệ sẽ làm thế nào để
có thể chấp nhận cái thực tại họ không
thể nào quan niệm được. Lời đáp cho câu
hỏi này nổi bật lên trong phần ký sự còn
lại, và người ta sẽ thấy, chỉ mãi sau này
Chúa sống lại rồi, các môn đệ mới thấu
hiểu bản tính đích thật cứu thế của Chúa.
Từ sự kiện đó chúng ta có thể rút ra vài suy
niệm:
1) Chúa đưa ra một câu đáp rất cứng
cỏi, cho Phêrô là kẻ không muốn chấp nhận
lời Chúa tiên báo cuộc Thương khó của Người:
‘Xéo ra phía sau Ta, hỡi Satan; vì ý tưởng của ngươi
không phải là ý tưởng của Thiên Chúa, mà là của
loài người’. Chúa phản ứng giống như trước
đây Người phản ứng chống lại trước
cám dỗ, với một phản xạ nóng nảy;
quyền hành, cương quyết. Những ý tưởng
theo thói thường của Phêrô mang theo một cám dỗ
giống như cám dỗ đã đến với Chúa trong hoang
địa, nó dự tính làm cho Chúa đi trật con đường
sứ mạng của Người, nhưng ở đây nó
cũng đụng phải bản tính thánh-thiện của
Chúa trước sau vẫn thế.
Đàng khác, những lời tuyên bố của Chúa đẩy
các môn đệ vào một thử thách ghê gớm. Chắc
chắn là các ông đã phải cần có một sự
trợ giúp nội tâm mãnh liệt để không bỏ Chúa
vì Người làm đảo lộn ý niệm của
họ về Đấng Cứu thế.
Hai câu hỏi: Ta phải nghĩ gì về những kẻ
lợi dụng phúc âm làm mạch nuôi dưỡng một ý
thức hệ của thế gian, một chuyền thuyết
cứu nhân độ thế của trần tục?
Phải chăng ngày nay đang có những môn đệ
diễn lại, bên cạnh Đức Kitô của Giáo
hội, thái độ của Phêrô?
2) Khi loan báo cuộc khổ nạn và sống lại
của Người, Chúa đề nghị một thử
thách đích thật cho đức tin. Niềm tin vào Chúa thật
sự bắt đầu từ khoảnh khắc người
ta nhận ra Con Thiên Chúa - Đấng cứu chuộc
chết trên thập giá và sống lại.
Đó là niềm tin của các môn đệ, 1 niềm tin
bỡ ngỡ như ta thấy trong ký sự của thánh
Marcô -nhưng được củng cố sau ngày Chúa Giêsu
sống lại và Chúa Thánh-Thần hiện xuống. Đó
là niềm tin của chúng ta hôm nay. Trên bình diện tri
thức, chúng ta không gặp khó khăn để có được
niềm tin ấy. Chỉ gặp khó khăn khi Chúa mời
chúng ta chia sẻ khổ nạn và Thập giá với Người.
Chừng nào chúng ta phát hiện Đức Kitô chịu đóng
đinh là ai, lúc đó chúng ta mới cảm thấy sự
thử thách về đức tin, nhưng hạnh phúc thay,
thử thách của chúng ta, đã chói loà bởi hào quang của
sự sống lại vinh hiển. Điều mà các môn đệ
lúc đó chưa có được, ngày nay chúng ta đã
nắm vững rồi, đó là niềm hy vọng được
dự vào sự sống lại của Chúa chúng ta.
|