Tặng
vật.
Khả năng nghe và nói là hai tặng
vật lớn. Giống như mọi
tặng vật, người ta có thể coi là việc
đương nhiên hoặc sử dụng sai lầm.
Chúng có quan hệ với nhau. Chúng ta thấy điều đó đặc
biệt nơi những người lớn tuổi.
Khi họ lãng tai, họ trở nên câm
lặng. Người đàn ông đến
với Đức Giêsu vừa bị điếc, vừa
nói ngọng. Đức Giêsu chắc
hẳn đã biết anh.
Những người có thính giác kém
thường lúng túng và vụng về và buồn
cười. Thính giác kém dẫn người ta đến
sự im lặng bối rối, khiến người khác
phải hiểu lầm. Ngày nay những
phương tiện trợ giúp cho thính giác đã làm
giảm nhẹ nỗi đau khổ của họ nhưng
không làm biến mất hoàn toàn.
Tặng vật nói được là
phương tiện chính để chúng ta truyền thông
với người khác. Người nói ngọng thường làm trò
cười cho người khác.
Chúng ta thấy nỗi đau khổ mà
Đức Giêsu chịu thay cho người khốn khổ
ấy, và sự săn sóc mà Người dành cho
người ấy. Người dẫn anh ta ra khỏi đám đông
để Người có thể chăm sóc cho anh trong
sự riêng tư và dành cho anh sự quan tâm trọn vẹn.
Thay vì nói với anh, Người sờ vào tai
và lưỡi anh. Như thế, Người
làm cho anh ta cảm thấy điều anh không thể nghe
được.
Phép
lạ có ảnh hưởng lớn đến chúng ta, không
phải vì chúng ta điếc hoặc câm (may mắn thay,
đa số chúng ta không bị), nhưng chính xác vì chúng ta có
được tặng vật là nghe được và nói
được. Việc chúng ta có
được những tặng vật ấy không có
nghĩa là chúng ta sử dụng chúng tốt. Nhiều người là những thính giả
rất nghèo nàn. Và nhiều người
gặp sự khó khăn khi diễn tả biểu lộ.
Nghe được mà không chịu nghe
(điều phải) thì số phận còn tệ hơn
bị điếc từ lúc sinh ra. Có tai mà không chịu
nghe hoặc có lưỡi mà không chịu nói hẳn là
tệ hơn rồi. Vì thế, chúng ta cần
Chúa sờ vào để chữa lành nếu chúng ta muốn
sử dụng tốt hai tặng vật quí giá ấy.
Các giác quan của chúng ta quí giá và
sống động. Chúng
ta cũng phải cảm nghiệm Thiên Chúa với các giác
quan của chúng ta: với mắt, tai,
lưỡi, và đặc biệt với tâm hồn chúng ta.
Phép lạ không chú trọng sự
chữa lành thể chất của người đàn ông
vừa điếc vừa câm. Đúng hơn phép lạ chú trọng đến
việc mở tai cho người ấy
để anh ta có thể nghe Lời Thiên Chúa và cởi trói
cái lưỡi của anh để anh có thể tuyên
xưng đức tin vào Đức Giêsu. Một
người có thể nghe tốt, nhưng lại không nghe
Lời Chúa. Một người có
thể nói sõi nhưng không thể tuyên xưng đức
tin.
Vì
thế, không gì ngạc nhiên khi linh mục sờ tai và lưỡi trong nghi thức Thanh Tẩy
từ những thời kỳ sơ khai và ngày nay vẫn
thế. Linh mục chủ tế sờ vào tai
và miệng của người nhận phép Rửa tội
và nói: “Chúa Giêsu đã làm cho người điếc nghe
được và người câm nói được. Xin
Người cũng sờ vào tai anh/ chị để anh/
chị đón nhận lời Người và sờ vào
miệng anh/ chị để anh/ chị tuyên xưng
đức tin vào Người, để ca ngợi và tôn
vinh Thiên Chúa Cha chúng ta”.
Chúng ta cần khả năng nghe Lời
Thiên Chúa. Rồi
cần khả năng tuyên xưng Lời ấy vào thực
tiễn của cuộc sống. Lời
của Thiên Chúa, một khi được nghe và thực
hành, sẽ giống như hạt giống rơi xuống
đất tốt; nó làm cho đời sống của chúng
ta sinh hoa kết quả.
|