Một ngày kia khi vương quốc đến.
(Suy niệm
của Yvon Daigneault)
Mở
đầu.
Một biến cố có vẻ như
ở bên lề sứ vụ của Chúa Giêsu –việc
chữa lành một người câm điếc- làm sao
lại có thể gặp gỡ chúng ta và đưa chúng ta
đến một suy tư thiết yếu về niềm
hy vọng và sự tham gia của chúng ta vào việc làm cho
nước Chúa trị đến? Có nhiều lý do. Chúa không
làm gì cách nhẹ dạ cả, như thể đối
với Ngài có những điều quan trọng và những
điều khác không quan trọng. Hơn nữa,
mỗi cử chỉ, cũng như mỗi lời nói
của Ngài đều diễn tả một cách mới
mẻ và luôn luôn thúc bách cùng một sứ điệp
đó: Nước Thiên Chúa đã đến, anh em hãy hoán
cải và đón nhận nó!
Lời
hứa.
Bài
đọc một diễn tả lời Thiên Chúa hứa
với dân Ngài: Ngày kia sẽ có một thế giới
mới, một thế giới khác trong đó người
ta sẽ không còn thấy bất cứ nỗi lầm than
hoặc sự điên rồ nào của thế giới
hiện tại nữa: Sẽ không còn tật nguyền
nữa nhưng sẽ đầy sự sống, không còn
đói khát, âu lo, chiến tranh nữa, nhưng là hòa bình. Đó là một thế giới tuyệt vời mà
chính Thiên Chúa sẽ đến khai mạc.
Những
kẻ lắng nghe những tiếng kêu hăng say này
của các ngôn sứ phần lớn là những
người nghèo nhất và những kẻ thiếu hy
vọng nhất trong một xứ sở đã trở thành
mồi cho sự xung đột giữa các cường
quốc. Họ không có quyền hành gì trên những bức
xúc liên lỉ của cuộc sống: Tật nguyền,
bệnh tật, sự hiện diện gây ám ảnh của
thần chết, đói kém, giặc giã và thiếu tự do.
Có
phải đã đến lúc không?
Những người nghèo ấy đã
nghe những lời hứa này, đã chờ đợi
chúng được thực hiện, biết các dấu
chỉ loan báo điều ấy sắp xảy ra. Chắc hẳn họ
nhắc lại những dấu chỉ đó trong lòng và
chờ đợi chúng. Lời cầu
của họ có thể là gì khác hơn là một lời kêu
xin lâu dài và kiên nhẫn không?
Vậy
nên, khi họ biết được rằng một vị
ngôn sứ thực hiện những dấu chỉ
đầu tiên trong các dấu chỉ được
hứa, rằng những người nghèo, những
người đau ốm và tật nguyền, những
nạn nhân của nỗi lầm than của con
người tìm thấy được nơi Người
sự an ủi đã chờ mong từ rất lâu, thì
những đám đông lầm than khốn khổ nhưng
tràn trề hy vọng tuốn đến với Chúa Giêsu.
Một
vương quốc phải bắt đầu.
Quả thật đây là khởi
điểm. Nhưng cũng còn là điều gì khác lớn
hơn và hấp dẫn hơn nữa.
Tin
rằng triều đại Thiên Chúa gồm những phép
lạ, một phép mầu biến đổi cuộc
sống mà chúng ta không cần làm gì cả ngoài việc
ngồi dưới bóng mát và nhìn xem nó từ trời
xuống, tức là có một ý niệm rất sai lầm
về Chúa, một ý niệm nghèo nàn về con người
và ơn gọi của họ, một ý niệm nghèo nàn
về Nước Trời.
Như
bài Tin Mừng nhắc nhở, Chúa Giêsu đã rất cẩn
thận làm cho người ta hiểu ý nghĩa các phép
lạ Ngài thực hiện: Đây là những cử chỉ
giới thiệu một con đường phải đi
và mời gọi người ta đi vào đó như Ngài
đang đi.
Nước
Chúa phải bắt đầu bằng việc an ủi những kẻ lầm than, chia
sẻ với những ai khốn cùng khi làm cho người
điếc nghe được, người câm nói
được, người què đi được,
người mù được sáng mắt. Vấn
đề không phải là tìm cách làm cho mình có những
quyền phép lạ lùng nhưng, theo lời
căn dặn của Chúa Giêsu mà trong mỗi Thánh lễ
đều được nhắc lại cho chúng ta, là
phục vụ lẫn nhau, theo gương Ngài.
Nước Chúa là một hồng ân. Đây cũng là công việc biến
đổi thế giới: thay thế bất công bằng
sự công chính, đau khổ bằng sự an
ủi, lo âu bằng hy vọng, tính ích kỷ bằng tình
thương. Sau khi đã hoàn tất những
công việc đó mà chính Thiên Chúa cũng tham gia vào, thì
thế giới mới đã được hứa sẽ
xuất hiện.
Kết
luận.
Niềm hy vọng, vốn là sức
mạnh của sự xác tín, phải sống động
đủ nơi chúng ta để thúc đẩy chúng ta thi
hành những công việc Chúa đề nghị cho chúng ta
để thế giới mới mà Thiên Chúa hứa có
thể trở thành hiện thực.
|