Hãy
mở ra - ĐGM. Nguyễn Khảm.
"Người
làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ
điếc nghe được và Người câm nói
được"
Có
nhiều khi tôi tự hỏi: Nếu một ngày nào đó
tự nhiên mình bị câm và điếc lúc ấy cuộc
đời mình sẽ ra sao? Tôi lại nghĩ: Lúc ấy
chắc sẽ buồn, sẽ thất vọng lắm.
Kinh
Thánh Kitô Giáo của mình trình bày con người của mình là
một sinh vật được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không
phải là một Thiên Chúa đơn độc, cô
đơn. Nhưng mà là một Thiên Chúa Ba Ngôi,
là một cộng đồng hiệp thông trong yêu
thương. Chúng ta là hình ảnh Thiên
Chúa. Mình phải làm thế nào để
cuộc sống của mình sẽ vươn tới
chỗ hiệp thông, hiệp thông với nhau, hiệp thông
với cả vũ trụ. Đến
lúc ấy cuộc sống chúng ta sẽ phong phú lắm.
Để tiến tới sự
hiệp thông chúng ta phải dùng ngôn ngữ để chia
sẻ với nhau. Nhờ lời nói chúng ta có thể diễn tả
được suy tư, cảm xúc tâm tư trong lòng. Đồng thời chúng ta có thể nghe
được tâm sự của người khác. Từ đó nó sẽ hình thành một cuộc
đối thoại, kiến tạo một sự hiệp
thông giữa hai người và làm cuộc sống của
chúng ta phong phú hơn.
Như
vậy, nếu chúng ta không thấy, không nghe, rõ ràng chúng ta
sẽ bị cắt đứt khỏi thế giới bình
thường của con người. Vì
thế trong các trường khuyết tật bây giờ
người ta cố gắng giúp cho các em tập nghe và
tập nói, để các em có thể hội nhập vào
thế giới bình thường của con người.
Biết được nỗi đau của những
người câm điếc ta sẽ thấy quý cái tai và cái miệng của mình. Lúc ấy chúng ta
sẽ nhận được đấy chính là ân huệ và là một quà tặng lớn lao
Thiên Chúa ban cho ta mà ta không biết tạ ơn.
Chúng
ta có miệng và tai tốt lắm.
Nhưng có khi nào chúng ta nghĩ mình bị câm điếc theo nghĩa toàn diện không? Chúa Giêsu đã có
lần mắng các tông đồ: "Các anh có mắt mà
như mù, có tai mà như điếc". Thực sự
vậy, nếu chúng ta quay lại định nghĩa
của Kitô Giáo về mục đích của con người
là sự hiệp thông. Và ngôn ngữ là
phương thế để dẫn chúng ta đến
sự hiệp thông. Lúc ấy chúng ta sẽ khám phá ra
rằng: Rất nhiều khi tai và
miệng thay vì dẫn đến sự hiệp thông thì nó
lại ngăn cản và có thể sẽ huỷ diệt
sự hiệp thông. Chúng ta trở thành câm điếc theo nghĩa đó.
Một hôm, đọc sách báo tình cờ
tôi có đọc được một câu chuyện kể
về một người phụ nữ đã có chồng 5
con. Chị
được đưa vào bệnh viện để
giải phẩu mắt. Suốt ngày
đêm chị than thân trách phận. Chị
sợ hãi, lo âu đủ chuyện. Chị chả
hề quan tâm đến ai, kể cả những bệnh
nhân nằm chung phòng. Tuần
sau có một phụ nữ khác nhập viện nằm
gần chị. Người phụ nữ mới vào
ngày nào cũng thăm hỏi an ủi
khuyến khích nâng đỡ chị suốt mấy tuần
lễ như vậy. Một hôm, sau khi
chồng và các con đến thăm chị, người
phụ nữ mới vào sau nói với chị "Này
Chị ơi! Chị phải biết là chị may
mắn và hạnh phúc nhiều lắm, vì có biết bao nhiêu
người quan tâm và chăm sóc chị". Câu
ấy làm cho chị suy nghĩ và phải nhận đúng
như vậy. Biết bao nhiêu
người quan tâm đến chị mà chị chả
biết quan tâm đến ai, ngay cả những
người trong gia đình. Chị
nhận ra người bạn nằm cùng với mình
chả có ai thăm nuôi. Vậy mà chị ta không hề
than vãn một lời lại còn động viên an ủi mình. Chị cảm thấy hối
hận định sáng hôm sau sẽ an
ủi xin lỗi chị ấy. Nhưng đã
muộn. Chị ấy đã
được Chúa gọi. Vài hôm, sau khi tháo băng
chị đọc được lá thư
người bạn gởi cho mình. Nội dung bức thư:
"Bạn thân mến, cảm ơn
bạn về những ngày rất đặc biệt này. Tôi cảm nhận
niềm hạnh phúc trong tình bạn của chúng ta. Tôi biết rằng bạn cũng chăm sóc cho tôi
dù bạn không nhìn thấy tôi. Đôi khi để lôi
kéo sự chú ý của chúng ta Thiên Chúa đã đánh gục
chúng ta, hay ít ra Chúa làm cho ta mù loà, với hơi thở
cuối cùng này tôi cầu xin Chúa cho chị đựơc
nhìn thấy trở lại. Nhưng không
phải thấy như chị thường thấy.
Nếu biết tập nhìn bằng con tim, cuộc
đời của chị sẽ phong phú hơn."
-
Chúng
ta có đôi tai rất thính, đôi mắt
rất sáng, miệng rất đẹp. Vấn đề
ở đây là chúng ta không nhìn bằng cặp mắt bình
thường, nghe và nói bình thường. Nhưng phải
nói và nghe bằng con tim.
-
Chúng
ta câm điếc khi chúng ta không nghe được những
nỗi niềm ray rứt của người khác. Câm
điếc khi chúng ta dửng dưng trước những
đau khổ của những người bệnh hoạn,
tật nguyền, trẻ thơ bơ vơ
-
Chúng
ta câm điếc khi chúng ta không nghe Chúa Giêsu nói lời sự
thật, nói lời yêu thương, nói lời hoà giải.
Có khi trong một ngày chúng ta nói biết bao là lời hằn
học, hận thù, độc ác, gây đau khổ, gây oán
thù, gây chia rẽ. Muốn tránh đựơc những câm
điếc này chúng ta phải cầu nguyện: "Lạy
Chúa xin cho con được nói, xin cho con được
nghe. Xin Chúa hãy phán một lời hãy mở ra".
Không phải chúng ta chỉ nghe nói
một mình. Chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ và bước xa hơn
nữa. Chúa Giêsu đã chữa lành cho
người câm điếc và Ngài mời gọi chúng ta thi
hành tác vụ chữa lành cho những người câm
điếc. Chúng ta không thể chữa
được như Chúa. Nhưng chúng ta có thể
trở nên đôi tai cho người
điếc, trở nên cái miệng cho người câm.
Ở bên Mỹ, muốn đoạt
được giải thưởng nổi tiếng thì tác
phẩm của mình phải làm tác động đến
trái tim người đọc và có
thể vượt qua mọi biên giới của các
quốc gia. Có một nhà văn cũng là
một nhà báo mơ ước như vậy. Nhưng
một ngày kia, tình cờ ông ta
đến một nhà dưỡng lão, gặp một cụ
già ngồi ghế đá. Ông cụ kể về gia đình,
con cái của cụ. Ông có nhiều con nhưng
chúng đi xa hết, đứa con gái út ở tận bên
Đức, ít khi liên lạc được bằng
điện thoại. Tay ông bị liệt nên không
viết thư được cho con, nghe
vậy ông nhà báo liền lấy giấy viết ra viết
dùm ông cụ một lá thư. Viết xong anh cầm tay cho ông cụ ký tên. Và hai hàng nước
mắt của cụ lăn trên má. Ông
cụ cảm thấy hạnh phúc vô cùng, anh nhà báo trở
về nhà và hai hàng nứơc mắt cũng tuôn chảy. Anh cảm thấy ngày hôm ấy anh đã
đoạt được giải thưởng rồi.
Anh chỉ viết một lá thư thôi.
Nhưng những dòng chữ ấy đã chạm
đến trái tim con người, anh đã cho
cụ mượn đôi tay, mượn cái miệng
để diễn tả nỗi lòng của ông cụ
đối với đứa con gái thân yêu và xa cách nghìn
trùng.
Trong cuộc sống hàng ngày có biết
bao nhiêu công việc, biết bao dịp để chúng ta có
thể giúp đỡ người khác. Chúng ta phải biết làm tác vụ
chữa lành câm điếc của Chúa Giêsu, chúng ta cho
người không biết nói mượn miệng
lưỡi của chúng ta, cho người khác nghe
đựơc lời sự thật, lời an ủi, lời khuyến khích. Hôm nay tôi
chỉ mời anh chị em chiêm ngắm hình ảnh của
người câm điếc để từ lòng chúng ta
thốt lên một lời tạ ơn về quà tặng và ân huệ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta.
Đồng thời chúng ta ý thức được chính
mình cũng ở trong tình trạng câm điếc theo nghĩa toàn diện để xin Chúa
chữa lành. Xin Thiên Chúa đưa chúng ta vào
trong tác vụ chữa lành mà Chúa đã sống suốt
cuộc đời của Ngài. Tôi xin anh
chị em hãy nhớ lại một cử chỉ rất
quen thuộc mà mỗi lần tham dự thánh lễ chúng ta
đều thực hiện. Đây là lúc nghe
đọc Tin Mừng chúng ta đọc: "Lạy Chúa
vinh danh Chúa" và ta làm dấu thánh giá trên trán, trên môi, trên
ngực. Đấy chính là dấu chỉ
bề ngoài để nói lên ý nghĩa bên trong. Hãy
mở ra: ý muốn nói: Lạy Chúa xin hãy mở trí khôn con,
xin mở miệng con, xin mở trái tim
con, để con được hiểu, để con
cảm nhận, để con có thể nói lời của
Chúa. Một cử chỉ rất quen thuộc
và vì quá quen nên chúng ta xem thường. Ước gì
mỗi lần làm dấu thánh giá chúng ta ý thức
được: Phải mở trí, mở lòng, mở
miệng ra để chúng ta thoát khỏi cảnh câm
điếc.
Lạy
Chúa, xin hãy dùng con theo ý Chúa, làm chân tay cho những
người què cụt, làm đôi mắt cho những ai
phải đui mù, làm lỗ tai cho những người
bị điếc, làm miệng lữơi cho những
người không nói được, làm tiếng kêu cho
những người bị bất công. Lạy
Chúa xin cứ gởi con ra đồng lúa để đem
cơm cho những người đói đang chờ,
đem nước cho những người bị khát,
đem thuốc thang cho những người đau ốm,
đem áo quần cho những người trần trụi,
đem mềm đắp cho người rét đang run.
Lạy Chúa, xin cứ gửi con ra đường thắp
đèn soi cho ai bước trong đêm, đốt lửa
ấm cho những ai giá lạnh. Truyền cảm thông cho
lữ khách đơn côi, nâng đỡ dậy cho những
kẻ bị chà đạp, đem tự do cho những
kiếp đoạ đày. Amen.
|