Hãy cao rao tình yêu Thiên Chúa – Lm. Anmai
Nhớ
lại tâm tình của một số người Do Thái khi
họ đặt vấn đề với Chúa Giêsu về
dấu lạ. Họ đòi Chúa Giêsu làm
dấu lạ thì họ mới tin. Cũng hay đó
chứ! Đó là quyền tự do của họ, quyền
tự do của mỗi người khi đối diện
với Thiên Chúa. Với bản thân tôi,
đơn giản, mỗi ngày được thở,
mở mắt ra sống với Chúa một ngày mới
nữa đó là dấu lạ rồi.
Nhiều và nhiều dấu lạ xung
quanh Chúa đã làm cho con người, đã làm cho chúng ta là
dấu lạ nhưng chuyện quan trọng là chúng ta không
nhận ra.
Một lần kia,
lang thang ở trong Viện Tim với một cha đang điều
trị. Ngồi trước phòng thay băng, hai bà mẹ
bế hai đứa con khoảng 5 tuổi ngồi chờ
thông tin về con mình. Đang lúc đó, hỏi thăm thì tôi
nghe hai bà nói là 2 đứa bị tim và
phải tốn cả vài trăm triệu để
phẫu thuật cho hai đứa này.
Nghe xong
giật thót cả người. Mình mà bị như hai đứa nhỏ này thôi thì
cũng mệt.
Đâu cần nghĩ đâu xa, ngay
người anh em vừa phải qua lần phẫu
thuật vừa rồi đã là phát khiếp. Một
vết mổ thật dài ngay trước ngực! Tạ ơn Chúa là ca mổ thành công và người
anh em đang bình phục. Nếu tôi
bị như thế không biết tôi sẽ ra sao vì sức
khỏe không khá mấy và rất nhát những chuyện dao
kéo.
Đó
là tim, còn nhiều bộ phận khác trong
cơ thể con người. Chi thể nào,
bộ phận nào con người cũng cần cả.
Chỉ cần khiếm khuyết một cái
thôi thì ta sẽ thấy đời ta bao là rắc rối.
Nhớ
đến những em bị câm điếc khi có thời
gian sống chung với các em. Thật khổ sở, muốn nói cái gì thì phải
dùng cái ngôn ngữ riêng của những em khiếm thính.
May chăng học được vài từ
của chúng để hiểu những cái sinh hoạt
thường ngày chứ đâu biết hơn. Với chính bản thân chúng thì quả là khổ
sở, để diễn tả tình cảm, tâm tư cho
người khác các em phải vận dụng ngôn ngữ
của các em, chỉ có thế giới của những
người khiếm thính mới hiểu được
với nhau. Và, thử đặt trong
trường hợp chúng ta khiếm thính chúng ta sẽ
cảm nhận gì? Dĩ nhiên, thoạt
đầu thì cha mẹ và người thân phải tìm
đến sự trợ giúp của y khoa cũng như
bằng mọi cách hỗ trợ để cho người
khiếm thính hội nhập với mọi người.
Cuối cùng không làm được gì thì
đành phải cho em học ở trường khiếm
thính.
Ngày
hôm nay, trong hành trình đi rao giảng Tin Mừng của
mình, người ta đem một kẻ câm điếc
đến cùng Chúa Giêsu và xin Chúa Giêsu đặt tay trên người câm điếc ấy. Chúa
Giêsu đem anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào
lưỡi anh ta. Đoạn ngước mặt lên
trời, Người thở dài và bảo: “Effetha!” (nghĩa là “Hãy mở ra!”), tức thì tai anh ta
mở ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ, và
anh nói được rõ ràng. Sau đó, Chúa Giêsu
liền cấm họ đừng nói điều đó
với ai. Nhưng Chúa Giêsu càng cấm,
thì họ càng loan truyền mạnh hơn. Họ
đầy lòng thán phục mà rằng: “Người làm
mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ
điếc nghe được và người câm nói
được!”
Dĩ nhiên, sứ mạng của Chúa
Giêsu đến trong cuộc đời này là Ngài băng bó
những tâm hồn tan vỡ, Ngài chữa lành mọi
bệnh hoạn tật nguyền … và chuyện quan trọng
nhất đó là cứu độ con người.
Tâm
tình đó, lời loan báo đó chúng ta vừa
được nghe ngôn sứ Isaia nói: Các ngươi hãy nói
với những tâm hồn xao xuyến: Can đảm lên,
đừng sợ! Này đây Thiên Chúa các
ngươi đến để phục thù. Chính Người sẽ đến và cứu thoát
các ngươi. Bấy giờ mắt người mù
sẽ sáng lên, và tai người
điếc sẽ mở ra. Bấy giờ
người què sẽ nhảy nhót như nai, và người
câm sẽ nói được, vì nước sẽ chảy
lên nơi hoang địa, và suối nước sẽ chảy
nơi đồng vắng. Đất
khô cạn sẽ trở thành ao hồ, và hoang địa
sẽ trở nên suối nước.
Vâng!
Thiên Chúa đến mang lại bình an, mang
lại hạnh phúc, mang lại ơn cứu độ cho
con người.
Trong cuộc sống thường ngày,
Thiên Chúa vẫn yêu thương, vẫn chở che mỗi
người bằng tình yêu thương của Ngài. Thế nhưng, đáng
tiếc thay con người đã không nhận ra tình yêu
thương đó mà đôi khi cáu gắt, hận thù, hơn
thua, ganh tỵ nhau.
Chúng
ta vừa nghe tâm tình của Thánh Phaolô: Anh em thân mến, anh
em là những người tin vào Đức Giêsu Kitô vinh hiển,
Chúa chúng ta, anh em đừng thiên vị. Giả sử trong
lúc anh em hội họp, có người đi vào, tay đeo nhẫn vàng, mình mặc áo sang
trọng; lại cũng có người nghèo khó đi vào, áo
xống dơ bẩn, nếu anh em chăm chú nhìn
người mặc áo rực rỡ mà nói: “Xin mời ông ngồi
chỗ danh dự này”. Còn với người nghèo khó thì anh
em lại nói rằng: “Còn anh, anh đứng đó”,
hoặc: “Anh hãy ngồi dưới bệ chân tôi”. Đó không phải là anh em xét xử thiên vị
ở giữa anh em và trở nên những quan xét đầy
tà tâm đó sao?
Anh
em thân mến, xin hãy nghe: Không phải Thiên Chúa chọn
người nghèo trước mắt thế gian, để
nhờ đức tin, họ trở nên giàu có và
được hưởng nước Người đã
hứa cho những kẻ yêu mến Người đó sao?
Thánh Phaolô nhắc nhớ chúng ta về
tâm tình khiêm hạ.
Nhiều lần nhiều lúc chúng ta đã coi thường
những người nghèo, những người thấp bé
hơn chúng ta.
Thật
ra, Chúa ban cho chúng ta quá nhiều ơn huệ nhưng chúng ta
đã không nhận ra những ân huệ
đó để rồi chúng ta cứ than vãn, chúng ta cứ
ganh đua nhau.
Ngay cả bản thân chúng ta, như ông
bà thường nói nhìn lên chúng ta không bằng ai nhưng nhìn
xuống chúng ta hạnh phúc hơn quá nhiều người.
Tại
sao chúng ta không nhận ra diễm phúc, ân
sủng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta để chúng ta cao rao tình
yêu của Thiên Chúa trong cuộc đời của chúng ta.
Chúng ta hãy bắt chước anh chàng câm
điếc hôm nay để cao rao tình yêu Thiên Chúa trên
cuộc đời của chúng ta.
|