Ephata -
Hãy mở ra.
(Trích trong
‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Có lẽ cái tên của Helen
Keller, một cô gái câm điếc người Mỹ, đã
trở thành bậc khoa bảng, không còn xa lạ với
chúng ta nữa. Vừa được 9 tháng, sau
một cơn đau màng óc, cô gái bất hạnh này trở
thành mù loà và câm điếc. Thế giới
của âm thanh và màu sắc đã khép hẳn cánh cửa
lại với cô. Làm thế nào
để truyền thụ kiến thức cho một
người đã câm điếc lại còn mù loà? Cha
mẹ của cô bé dường như muốn bó tay. Nhưng có một cô giáo tên
là Anna Sullivan đã không muốn bỏ cuộc. Hy
vọng duy nhất mà cô giáo này còn đó là có thể
truyền thông và liên hệ với cô gái mù loà và câm
điếc này qua việc tiếp xúc với bàn tay của cô. Chỉ có thể tiếp xúc
với thế giới bằng đôi tay,
thế mà cô Helen keller đã có thể học xong
đại học, tốt nghiệp tiến sĩ và
trở thành văn sĩ.
Thưa
anh chị em,
Với
kỹ thuật khoa học hiện đại, ngày nay
người ta dường như có thể mở mắt,
mở tai, mở miệng cho
người mù, người câm, người điếc. Ngày xưa Chúa Giêsu đã làm phép lạ cứu
chứa những người bất hạnh này. Phép
lạ Chúa Giêsu đã làm để chứa người câm
và điếc được Thánh Marcô ghi lại xem ra
thật là đơn giản dễ dàng: Ngài kéo riêng
người câm điếc ra khỏi đám đông, xỏ
ngón tay vào lỗ tai anh, bôi nước miếng vào
lưỡi anh, ngước mắt lên trời lâm râm
cầu khẩn rồi lớn tiếng truyền lệnh:
“Ephata!” nghĩa là “Hãy mở ra!” Tức thì lỗ tai điếc của anh mở ra, nghe
được rõ ràng, lưỡi bị cột cứng
của anh uốn được và nói được sành
sõi. Cuối cùng là sự kinh ngạc thán
phục của đám đông. Họ nói: “Ngài làm
được mọi sự tốt đẹp. Ngài làm cho người điếc được
nghe, người câm được nói”.
Lời
thán phục của dân chúng chính là lời Ngôn Sứ Isaia
đã loan báo cho dân Israel về Đấng Cứu Thế.
Ông nói: “Đấng Thiên Sai sắp đến cứu thoát
anh em. Lúc đó mắt người mù sẽ mở ra, tai người điếc sẽ nghe
được. Lúc đó, chân người què sẽ
nhảy như nai và lưỡi người câm sẽ nói
sõi sàng” (Is 35,3-7). Như
thế chứng tỏ là dân chúng đã nhận ra
Đấng Thiên Sai Cứu Thế đã đến rồi.
Ngài chính là Đức Giêsu đang thực
hiện lời Ngôn Sứ Isaia trước mắt họ.
Nhưng
giữa đám đông dân chúng chứng kiến phép lạ
của những người có tai nghe
được, có miệng lưỡi nói được,
những lại câm, lại điếc. Họ
giả điếc, giả câm trước Lời Chúa.
Họ cố chấp không đón nhận
sự thật. Đó là những người Biệt
Phái Pharisêu: “Họ có mặt mà không thấy, có tai mà không
nghe!” Quả thật, họ đang
điếc trước công lý, mù trước phép lạ
đang diễn ra. Họ chẳng những không
chịu hiểu Lời Chúa mà còn loan truyền toàn những
điều lệch lạc, sai trái. Họ thay
thế Lời Chúa bằng các tập tục của cha ông
họ. Họ cầm phải
được chữa cho khỏi mù tội, khỏi câm
điếc, mới có thể hiểu đúng và công bố
Tim Mừng cho người khác. Họ phải mở tai, mở mắt để đón nhận
Lời Chúa, để tin vào Ngài, thì mới được
cứu độ.
Anh
chị em thân mến,
Trong số những người câm
điếc đó, ngày nay có thể có cả chúng ta nữa. Phải chăng chúng ta cũng nằm
trong hạng người có tai thích
nhưng không nghe; không nghe vì không biết lắng nghe. Có
miệng lưỡi nói được sõi sàng, nhưng không
mở lời ca tụng Chúa, không nói lên tiếng nói yêu
thương anh em? Phải chăng chính chúng ta
cũng là những người câm điếc cần
được Chúa Giêsu cứu chữa? Ca dao tục
ngữ nước ta có nhiều câu nói gợi hình
để tránh cứ những người có tai
mà không biết lắng nghe. Chẳng hạn, nghe mà không
biết nghe, mà hiểu, tai nghe mà lòng không
suy nghĩ, thì người ta lại bảo: “Nghe tai này
lọt qua tai khác” hoặc “như nước đổ lá
khoai môn”… Chính vì thế mà khả năng nghe là
một tình trạng tinh thần tốt cần để
đón nhận ơn cứu độ. Trong Kinh Thánh,
biết bao lần Chúa nói rõ điều đó: Mỗi
lần ban bố lề luật, Thiên Chúa kêu gọi:
“Hỡi Israel, hãy nghe đây!” Hôm nay các
ngươi hãy lắng nghe tiếng Chúa phán và đừng
cứng lòng”. “Ai có tai để nghe thì
hãy nghe”. Chính Chúa Cha cũng ra lệnh cho chúng ta hãy nghe
lời Con Của Ngài: “Này là Con Ta rất yêu dấu, các con hãy
nghe lời Ngài”. Vì thế, khi chữa lành
người câm điếc, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy
rằng Ngài đến không chỉ để nói mà còn
để chữa lành khả năng nghe của chúng ta nữa,
nếu không, thì có nguy cơ là Ngài nói mà chẳng
được ai lắng nghe cả.
Nghe và nói là hai phương tiện
truyền thông luôn đi đôi với nhau. Con người sống trong xa hội
là phải biết tiếp nhận chân lý qua việc nghe và
nói, trao đổi, đối thoại, trao đổi, mà
chỉ biết sống trong ao tù suy tư của mình, nên khi
phát biểu hay hành động, chỉ có thể là những
tư tưởng chủ quan, cố chấp, những hành
động sai trái, lỗi thời. Ta thử nghĩ xem:
Trong gia đình mà vợ chồng không biết lắng nghe
nhau hoặc mạnh ai nấy phát ngôn, hoặc ông nói gà bà nói
vịt, không ai chịu nghe ai nữa, thì làm sao gia đình có
được hạnh phúc? Biết lắng nghe nhau và
đối thoại cởi mở chân thành sẽ giúp vợ
chồng thông cảm chia sẻ, như thế sẽ tránh
được biết bao bữa cơm không lành canh không
ngọt! Tình cha mẹ và con cái cũng sẽ đậm
đà mật thiết khi con cái biết lắng nghe cha
mẹ và cha mẹ cũng biết lắng nghe con cái. Ở trường học cũng thế, giữa
học sinh và thầy cô giáo, giữa các bạn trẻ,
cũng phải biết lắng nghe nhau. Và
nhất là trong nhà thờ, người Kitô hữu phải
biết lắng nghe Lời Chúa để hiểu ý Chúa
muốn nói gì với chúng ta và mở miệng lưỡi ra
để ca khen chúc tụng Ngài. Chúng ta
không chỉ biết lắng nghe trong nhà thờ, trong gia
đình, ở trường học mà còn phải biết
lắng nghe ngoài cuộc sống xã hội nữa. Hãy
tập lắng nghe tiếng nói của người cô
đơn, người phiền muộn, kẻ âu lo,
người nghèo đói. Đối vời nhiều
người, liều thuốc hiệu nghiệm nhất,
món quà quý giá nhất, đó là có được một ai
đó thực sự lắng nghe nỗi phiền muộn cũng
như niềm vui sướng của họ và biết nói
với họ những lời tình nghĩa yêu thương…
Anh
chị em thân mến,
Nhờ
Bí tích Thánh Tẩy, chúng ta đã được Thánh Thần
mờ tai, mở lưỡi, mở
mắt để ta có thể hiệp thông với Chúa và
với anh chị em. Tuy nhiên, chúng ta
thường vẫn điếc khi Chúa nói với chúng ta qua
các biến cố thường ngày. Chúng
ta vẫn câm, vẫn ngọng khi nói lời ngợi khen Chúa
và lời cảm thông với anh chị em. Chính tính kiêu
căng, lòng ích kỷ, tội lỗi đã bịt tai, cột lưỡi chúng ta lại không cho
chúng ta hiệp thông với Chúa và với anh chị em. Vì
thế, chúng ta còn phải nhờ quyền năng cứu
chữa của Chúa Giêsu để ngày càng nghe rõ hơn, nói
sành sõi hơn những lời ngợi khen Chúa, những
lời cảm thông với anh chị em, ngày càng thấy rõ
hơn đường lối kỳ diệu của Chúa và
đường lối phục vụ anh chị em. Vì “Ngài làm được mọi sự tốt
đẹp. Ngài làm cho người
điếc được nghe, người câm
được nói”. Ngài chính là
Đấng Thiên Sai Cứu Thế, nơi Ngài ơn cứu
độ, sự giả thoát đã đến với chúng
ta.
|