Đức tin là
bởi nghe, sự thờ lạy là bởi nói.
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng” - Charles E. Miller).
Giác quan của chúng ta thì tiếp xúc
với thế giới bên ngoài. Thật khó mà quyết định giác quan nào là
thế giá hơn, ánh nhìn của chúng ta hay là đôi tai, nhưng người đàn ông trong Phúc Âm
đã không do dự. Ông ta bị điếc và
ông biết chính xác điều gì là quan trọng nhất
đối với ông ta.
Điếc làm cho anh ta không nghe
được; anh ta cũng không thể nghe
được những lời mà mình phát âm. Anh ta không thể hỏi Chúa Giêsu về
những đặc ân mà mình cần. Khổ thay, một số người liên quan
đã mang anh ta đến với Chúa Giêsu và giải thích
về hiện trạng của anh. Chúa Giêsu đã
chữa lành cho anh, và cho anh một khả năng để
lắng nghe và Người đã làm cho người đàn
ông đã có thể nói một cách rõ ràng. Chúng ta
không ngạc nhiên khi Chúa Giêsu đã động lòng
thương xót. Điều làm cho chúng ta
ngạc nhiên đó là tất cả chúng ta một lúc nào
đó trong cuộc sống đã bị tình trạng
giống như một người điếc, không bị
cách thể lý nhưng là tinh thần, cách thiêng liêng. Trước kh chúng ta chịu phép rửa, chúng ta là
những người điếc cách thiêng liêng. Chúng ta
không có đặc ân đức tin. Kết quả là chúng ta không nghe được
lời Chúa nói với chúng ta, và chúng ta cũng sẽ không nói
với Thiên Chúa được.
Đức
tin đến với chúng ta bằng việc nghe thấy,
không phải xuyên qua bộ phận tai
nghe của chúng ta nhưng là qua đặc ân đức tin
mà chúng ta lãnh nhận nơi phép rửa. Đặc biệt
là trong khi cử hành phụng vụ Thánh Lễ, chúng ta có
cơ hội lắng nghe bằng đức tin. Chúng ta
sẽ đặt chỗ ưu tiên để suy nghĩ
về việc lắng nghe Lời Chúa như là một
nguồn mạch đức tin của chúng ta, còn có
những cơ hội khác trong Thánh Lễ. Kinh Tin kính sau bài
giảng đã diễn tả đức tin của chúng ta,
như chúng ta hát những ca vịnh, hoặc khi chúng ta
đọc những lời linh đặc biệt là kinh
nguyện Thánh Thể. Một câu ngạn ngữ xưa nói
rằng cách mà chúng ta đọc kinh là diễn tả
những gì chúng ta tin (Lexorandi, lexcredendi).
Tuy
nhiên đức tin thì bất toàn cho đến khi chúng ta nói
với Thiên Chúa về cung cách mà chúng ta sẽ cử hành, hay
khi chúng ta đáp trả trong việc thờ phượng.
Lời kinh trong phụng vụ sẽ phục vụ cho
một mục đích kép đôi: Nó vừa dạy chúng ta
đức tin, vừa trao ban cho chúng ta những từ
ngữ thích hợp để diễn tả sự thờ
phượng của chúng ta. Những điều này được
ban xuống là để chúng ta thờ lạy Thiên Chúa
bằng việc nói với Ngài những gì mà Ngài đã
mạc khải cho chúng ta. Nói một cách khác,
chúng ta dâng lời tạ ơn và ngợi khen Thiên Chúa
bằng việc nói với Ngài những gì mà Ngài đã làm và
còn đang tiếp tục làm. Trong thời kỳ Phúc
Âm, dân chúng đã tôn kính Chúa Giêsu bằng việc kể
lại cách đơn giản những gì Ngài đã làm.
Họ nói: “Ngài đã làm cho người điếc nghe
được, người câm nói được”.
Thí
dụ trong kinh nguyện Thánh Thể thứ ba, chúng ta
đọc: “Lạy Cha, Cha là sự thánh thiện và mọi
tạo vật của Cha đều phải dâng lời
ngợi khen Cha. Tất cả đời
sống, tất cả sự thánh thiện đều phát
xuất từ Cha”. Thiên Chúa đã mạc
khải rằng Ngài là nguồn mạch của mọi
sự sống, của mọi sự thánh thiện, chúng ta
ngợi khen Ngài bằng việc tuyên xưng Ngài là chân lý
thật. Các Thánh Vịnh cũng là hoa
quả giúp chúng ta cầu nguyện bằng cách mạc
khải Thiên Chúa cho chúng ta. Trong Thánh Vịnh
đối đáp ngày hôm nay, Thánh Vịnh 146: “Thiên Chúa
của Giacóp đã giữ lời hứa đến muôn
đời, bảo đảm sự công chính cho
người bị áp bức, cấp thực phẩm cho
người đói, Chúa giải thoát kẻ ngục tù”. Những lời này vừa là lời mạc
khải vừa là lời cầu nguyện.
Thiên
Chúa không cần chúng ta nhắc nhở Ngài về sự
lớn lao mà Ngài có và sự kỳ
diệu nơi các việc Ngài đã làm. Ngay trong mối quan
hệ của con người, chúng ta ngợi khen
người khác bằng việc nói với họ về những
gì họ đã làm. Đối với người bạn mà
anh ta đã mời bạn đến nhà dùng cơm thì
bạn phải nói: “Món mì nóng tuyệt vời mà
trước đây tôi chưa hề nếm qua bao giờ”. Thiên Chúa cũng làm cách tốt nhất trong mọi
cách cho chúng ta. Đó là những gì chúng ta
đã học được khi chúng ta lắng nghe tất
cả mọi hình thức của sự mạc khải.
Chúng ta là những người khôn ngoan, khi sự thờ
lạy mà chúng ta dâng cho Thiên Chúa là theo
những gì mà Ngài đã nói về Ngài cho chúng ta, kh chúng ta nói
với Người trong cầu nguyện theo cách mà chúng ta
có thể.
|