HƯỚNG
ĐẾN LƯƠNG THỰC TRƯỜNG TỒN (6.26-29)
Chúa biết những
người Do Thái hôm nay chạy theo Người chỉ vì
miếng ăn (“các ông đi tìm
tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ,
nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê”, c.26) (xem
hình dưới), là nhu cầu vật chất thường
ngày, là những thứ không tồn tại lâu dài, không
giữ được sự sống vĩnh cửu nên Chúa
khuyên bảo tìm thứ lương thực trường
tồn ấy :
"Các ông hãy ra công làm việc không phải để
có lương thực mau hư nát, nhưng để
có lương thực trường tồn đem lại
sự sống đời đời, là thứ
lương thực Con Người sẽ ban cho các
ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha
đã đóng ấn xác nhận." (c.27)
Nói cho
người Do Thái, Chúa cũng muốn nhắc nhở chúng
ta. Đành rằng một khi đã mang lấy cái thân xác này,
con người cần cơm ăn áo
mặc, các của cải và tiện nghi vật chất…
Nhưng quả thật chúng ta đã lãng phí quá nhiều
thời gian, lao tâm khổ trí mất
bao tâm huyết để gây dựng những chuyện chóng
qua, để đạt được những thứ
vật chất mau hư nát, để rồi khi nhắm
mắt xuôi tay, chúng ta cũng đành buông trôi tất cả,
chẳng mang theo được gì. Thật là phí công vô ích
như "dã tràng se cát” mà thôi ! Chẳng
lẽ tất cả cuộc đời của ta chỉ là
để cho có những của vật chất ấy thôi
sao, mà không còn biết có một thứ lương thực
cao quí hơn, mang lại sự sống đời đời ? Lời Chúa Giêsu nhắc nhở
trên đây có lay tỉnh được ta không
?
Có
biết bao người con của Chúa vì nỗi lo lắng
sự đời về cơm áo gạo tiền,
địa vị, danh vọng mà ngày lo, đêm nghĩ. Rồi những cuộc vui thế gian,
cơn mê lạc thú, chạy theo các
tiện nghi, máy móc hiện đại, ngay cả những
thú vui lành mạnh như tivi, sách báo…cũng làm họ mê
mải mà quên rằng đó là những sự vật
chất chóng qua. Tất cả như cơn sóng kéo chúng ta ra
xa khỏi bến bờ sự sống đời
đời. Đôi mắt chúng ta chỉ chăm nhìn vào
thế gian, và tay ta muốn nắm
giữ mọi thứ, cho đến giờ phút cuối
cùng mới choàng mở mắt thấy mọi sự
thế gian là hư ảo, và cuộc sống thế
trần ngắn ngủi như cỏ hoa sớm nở
chiều tàn...
NGUYỆN
CẦU
Lạy Chúa, chúng con xin cảm
tạ Chúa đã ban cho chúng con lương
thực trường tồn đem lại sự sống
đời đời, sự
sống quí giá vô cùng này, nhưng gần cả một
cuộc đời chúng con chưa biết trân trọng
sự sống Chúa trao ban. Chúng con đã phí phạm biết
bao thời gian mà không đi kiếm sự sống
trường tồn cho tâm hồn, còn nói chi đến sinh
lời lãi gì cho Nước Chúa. Biết bao
hạt giống Chúa gieo trồng, chúng con
để rơi bên vệ
đường, trên nơi sỏi đá hay vào bụi gai mà
không biết xót xa tình Chúa.
Gần hết cả cuộc đời chúng con chỉ lao công gắng sức vì lương thực
mau hư nát, làm những việc vô ích như loài dã tràng…vì
không đem lại cho chúng con sự sống thường
tồn.
Lạy
Chúa, chúng con nay trở về quì gối tạ tội
trước Thánh Nhan Chúa, như con chiên lạc loài mong Chúa
mở lượng hải hà thứ tha. Amen.
*
Người Do Thái nghe
Đức Giêsu nói đến sự phải ra
công làm việc để có lương thực
thường tồn mang lại phúc trường sinh, thì
lập tức theo thói quen giữ luật, họ lại
hiểu là "làm các việc Luật dạy", nên
liền hỏi Người là họ sẽ phải làm
những việc luật dạy nào trong số mấy ngàn
điều luật lớn nhỏ? (6.28). Một lần
nữa họ lại đi trật đường rầy ! Sống trong não
trạng Cựu Ước, làm các điều Lề
luật dạy là điều kiện để
được Sự Sống Đời Đời.
Nhưng nay thì khác rồi, Đức
Giêsu đã đến khai mạc một kỷ nguyên
mới, trong thời kỳ này, để được
Sự Sống Đời Đời, đức tin thay
thế cho Lề luật. Do đó Đức Giêsu đáp
lời họ:
"Việc
Thiên Chúa muốn (cho các ông làm,) là tin vào Đấng
Người đã sai đến."(6.29)
Thánh Phaolô, trước kia là
một người theo bè Biệt phái giữ luật
rất nghiêm ngặt, mong nhờ đó mà được
cứu rỗi, nhưng sau khi được ơn trở
lại, ông đã hiểu việc giữ luật không đi
đến đâu, cho nên ông nói :
"Nay Thiên Chúa công chính hóa người
ta mà không cần đến luật…Quả thế,
người ta được Thiên Chúa làm cho nên công chính (tức là được sự sống
đời đời) nhờ
lòng tin vào Đức Giêsu Kitô." (Rm 3.21-22).
Ở mấy câu sau ông lặp lại
lần nữa :
"Người ta được nên
công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì
Luật dạy." (Rm 3.28).
Tại sao vậy? Thánh nhân giải thích :
"Người nào làm việc, thì
lương trả cho người ấy không
(được) kể là ân huệ, mà là
nợ. Trái lại, người nào không dựa vào việc
làm nhưng tin vào Thiên Chúa, Đấng làm cho kẻ vô
đạo nên công chính, thì lòng tin làm cho người ấy
được Thiên Chúa kể là công chính." (Rm 4.4-5).
Thánh Phaolô đã diễn tả đúng:
một người giữ luật chặt chẽ
tương tự như người làm công, làm xong
việc chờ được chủ (Chúa) trả
lương (là Sự Sống Đời Đời).
Nhưng trong kế hoạch cứu rỗi của Tân
Ước, để được sự sống
đời đời, Thiên Chúa không còn thích hay không còn muốn
người ta cậy vào công
trạng tuân giữ các luật lệ mà là tin vào một người, đúng
như Đức Giêsu tuyên bố với người Do Thái
:
"Việc
Thiên Chúa muốn (cho các ông làm,) là tin vào Đấng Người
đã sai đến"(Ga 6.29).
Để minh
họa chân lý ấy, Đức Giêsu kể dụ ngôn hai
người lên Đền Thờ cầu nguyện (Lc
18.10-14) : người thứ nhất là Biệt phái (Pharisêu)
tự mãn kể công trạng
mình đã làm là giữ được các việc luật
dạy…, và ông ta chỉ còn chờ Thiên Chúa trả công
cho ông là Sự Sống Đời Đời ; còn
người thứ hai là người thu thuế, vốn
bị coi là hạng người tội lỗi, vi phạm
nhiều điều luật, chẳng có công trạng gì,
chỉ biết đấm ngực xưng thú tội và tin
cậy vào lòng Thiên Chúa thương xót. Và kết
luận thật bất ngờ: Chúa Giêsu phán quyết
thế này: người thu thuế
tội lỗi ra về được Chúa tha thứ
tội lỗi và được nên công chính, trái lại
người Biệt phái thì không!
Những
lời của Thánh vịnh 103.8-22 sau đây ca tụng lòng
thương xót của Thiên Chúa đối với loài
người chúng ta quả là tuyệt vời không đâu
sánh kịp :
CHÚA là
Đấng từ bi nhân hậu,
Người chậm giận và giàu tình thương,
chẳng trách cứ luôn luôn,
không oán hờn mãi mãi.
Người
không cứ tội ta mà xét xử,
không trả báo ta xứng với lỗi lầm.
Như
trời xanh trổi cao hơn mặt đất,
tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng
trổi cao.
Như
đông đoài cách xa nhau ngàn dặm,
tội ta đã phạm, Chúa cũng ném thật xa ta.
Như
người cha chạnh lòng thương con cái,
CHÚA cũng chạnh lòng thương kẻ kính tôn.
Người
quá biết ta được nhồi nắn bằng gì,
hẳn Người nhớ : ta chỉ là cát bụi.
Kiếp
phù sinh, tháng ngày vắn vỏi,
tươi thắm như cỏ nội hoa đồng,
một
cơn gió thoảng là xong,
chốn xưa mình ở cũng không biết mình.
Nhưng
ân tình CHÚA thiên thu vạn đại,
dành cho kẻ nào hết dạ kính tôn.
Người xử công minh cả với đời con cháu,
cả
những ai giữ giao ước của Người
và nhớ tuân hành mệnh lệnh Người ban.
CHÚA
đặt ngai báu trên trời cao thẳm,
quyền đế vương bá chủ muôn loài.
Chúc
tụng CHÚA đi, hỡi muôn vì thiên sứ,
[…] Chúc tụng CHÚA đi, hồn tôi hỡi !
Chúa Giêsu đã đến và
tỏ bày lòng thương xót của Thiên Chúa đối
với các tội nhân :
“Người khoẻ mạnh không
cần thầy thuốc, người đau ốm mới
cần…. Vì Ta không đến để kêu gọi
người công chính, mà để kêu gọi người
tội lỗi.” (Mt 9.12-13)
"Không
một linh hồn nào phải sợ sệt khi đến
gần Ta, dù tội lỗi của họ có đỏ
như máu…" Đức Giêsu chính là vị Thiên Chúa
ngày xưa đã phán với dân Israen :
“Tội
các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra
trắng như tuyết ; có thẫm
tựa vải điều, cũng hoá trắng như bông. (Is 1.18).
Quả
thật là một Tin mừng cho chúng ta : Dù chúng ta đang sống trong tội
lỗi như anh thu thuế trên đây, chẳng giữ
Luật, chẳng làm việc lành, chẳng có công trạng
gì, thì cũng đừng nản lòng, đừng mặc
cảm, rồi lánh xa Chúa…, vì Thiên Chúa không nhìn chúng ta theo kiểu
chúng ta tự nhìn mình đầy tội lỗi, mà Thiên
Chúa nhìn chúng ta có nhờ lòng Tin
để được ở trong Đức Giêsu Kitô hay
không.
Thánh Phêrô giảng chân lý ấy
cho ông Cor-nê-liô, một sĩ quan ngoại giáo trong quân
đội Rôma :
"Hết thảy các tiên tri đã
chứng thực rằng ai tin vào Đức Giêsu thì
được lãnh ơn tha tội nhờ Danh
Người." (Cv 10.43).
Sau đó, ngay ở giữa Công
đồng chung Giê-ru-sa-lem, ông còn tuyên bố :
"Thiên Chúa đã tẩy sạch
(tội lỗi trong) lòng người ta bằng
đức tin." (15.9).
Chịu
ảnh hưởng Cựu Ước và Do Thái giáo,
đạo Công giáo chúng ta thời trước đây, và có
lẽ cả bây giờ, vẫn còn chú trọng nhiều vào
việc giữ luật, vào việc lập công để
được thưởng lên Thiên Đàng. Đành
rằng đó là điều tốt và cần, nhưng không
nhấn mạnh đến niềm tin cho đủ.
Nếu có nói
đến đức tin, thì coi đó như là một việc của trí khôn chấp
nhận những chân lý mầu nhiệm. Điều đó đúng,
song đó chỉ là bước đầu đến
với Chúa. Thế mà xong bước đầu
ấy, người ta coi như là thủ đắc
được đức tin rồi, và thôi không đào
sâu, không chịu học hỏi Thánh Kinh hay giáo lý để
thêm hiểu biết về Thiên Chúa, về Chúa Giêsu mà
tăng lòng tin, lòng mộ mến, gắn bó với Chúa thân
thiết hơn. Họ giống như
những người ở đời, chỉ học cho
biết đọc biết viết, rồi tưởng
rằng với một dúm chữ nghĩa ấy ra đời
là có thể thành đạt.
|