MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Rửa Tay Hay Rửa Tâm Hồn? (trích Trong ‘niềm Vui Chia Sẻ’)
Thứ Ba, Ngày 1 tháng 9-2015
Rửa tay hay rửa tâm hồn?

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Nhà Thần học William Barclay kể lại câu chuyện: Một Kinh sư Do Thái (Rabbi) bị cầm tù ở Rôma. Trong tù, ông chỉ được ăn uống tối thiểu nhằm mục đích kéo dài cuộc sống. Thời gian trôi qua, vị Kinh sư ấy ngày càng yếu dần. Cuốc cùng người ta buộc phải mời bác sĩ đến khám bệnh. Bác sĩ bảo rằng cơ thể tù nhân bị thiếu nước. Họ không hiểu nổi tại sao vị Kinh sư ấy lại có thể thiếu nước, bởi vì khẩu phần nước mỗi ngày tuy là tối thiểu nhưng vẫn tương đối đủ chứ đâu đến nỗi tệ! Thế là đám lính gác liền chú ý quan sát người tù này một cách kỹ lưỡng hơn để thử xem ông ta làm gì với số lượng nước ấy. Cuối cùng người ta đã khám phá ra bí mật: Vị Kinh sư Do Thái này đã sử dụng phần lớn số lượng nước để rửa tay theo nghi thức Do Thái giáo trước khi ăn và cầu nguyện. Như thế đương nhiên ông ta không còn đủ nước để uống.

 

Anh chị em thân mến, câu chuyện này giúp chúng ta hiểu rõ hơn thái độ bực bội của những người Biệt Phái Pharisêu và Kinh sư Do Thái đối với Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài khi nhìn thấy các môn đệ Chúa Giêsu ăn uống mà chẳng chịu rửa tay theo đúng nghi thức. Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, đó là điều sơ đẳng trong phép giữ vệ sinh phòng bệnh. Người Do Thái và nhất là người Biệt Phái Pharisêu giữ tập tục rửa tay trước khi ăn rất kỹ. Họ không dùng bữa, nếu chưa rửa tay trước. Ở nơi công cộng về, họ không ngồi và bàn ăn nếu chưa tắm rửa sạch sẽ. Họ còn giữ nhiều tập tục tẩy rửa này, đối với họ, không nhằm giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, mà được coi là những nghi thức tôn giáo và nhằm để phân loại con người trong sạch hay do bẩn theo luật. Lòng đạo đức của con người được đánh giá tuỳ thuộc và việc tuân giữ các tập tục này, đều bị kể là hạng người dơ bẩn, bị loại ra ngoài cộng đoàn tôn giáo, mất quyền tham dự nghi lễ phụng tự trong đền thờ. Họ còn để mắt dòm ngó xem xét người khác có tuân giữ các tập tục đó không. Trong Tin Mừng hôm nay, họ đã thấy một số môn đệ của Chúa Giêsu không rửa tay trước khi ăn. Điều này đã nên cớ cho người Biệt Phái và Kinh sư hạch sách Chúa Giêsu và lên án Ngài.

 

Đáp lại, Chúa Giêsu đã vạch trần tâm địa của người Biệt Phái và Kinh sư; Ngài đã phơi bày cho thấy cái họ cho là đạo đức chỉ là một thứ giả hình. Họ tôn thờ Thiên Chúa một cách giả dối ngoài môi miệng nhưng lòng họ thì chẳng tôn thờ Ngài, chẳng màng tuân giữ các giới răn của Ngài. Nhân dịp này, Chúa mở ra cho người ta thấy cái làm cho người ta ra dơ bẩn và bất xứng trước Thiên Chúa không phải ở chỗ rửa tay hay không rửa tay trước khi ăn, mà chính là ở tâm địa xấu xa của con người, chính là những tư tưởng xấu, “từ đó phát xuất những hành động ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, ganh tị, vu khống, kiêu căng…” Qua đó, Chúa Giêsu muốn nói rằng: sự dơ bẩn bên ngoài không làm cho tâm hồn ra dơ bẩn, không tác hại và đáng lo cho bằng sự dơ bẩn trong tâm hồn do những ý muốn xấu xa, độc ác. Vậy thì việc tẩy rửa bên ngoài không quan trọng bằng việc tẩy rửa bên trong, bằng việc thanh tẩy tâm hồn, hoán cải cuộc sống. Sự trong sạch của tâm hồn quan trọng và cần thiết hơn sự sạch sẽ bên ngoài của thể xác. Tập tục tẩy rửa bên ngoài không tẩy xoá được sự dơ bẩn trong tâm hồn, chỉ có việc tuân giữ luật Chúa mới thúc đẩy con người sám hối tội lỗi để được tẩy rửa trong sạch, xứng đáng trước mặt Chúa. Do đó cần phải tuân giữ luật Chúa hơn những tập tục của con người.

 

Nhà thần học William Barclay còn kể thêm một câu chuyện về một người Hồi Giáo đang đuổi theo để giết kẻ thù của mình. Đang khi đuổi theo kẻ thù, chợt nghe vang lên hồi chuông báo giờ cầu nguyện, lập tức người Hồi Giáo nhẩy ngay xuống ngựa, mở sách Thánh Kinh Coran ra, quì xuống và cầu kinh theo như luật định một cách hết sức lẹ làng. Cầu kinh xong, anh ta lại leo lên ngựa tiếp tục đuổi theo kẻ thù. Câu chuyện này minh hoạ cho chúng ta chủ nghĩa câu nệ lề luận. Nó cảnh các chúng ta đừng rơi vào chủ nghĩa đồng hoá tôn giáo với việc chu toàn những hành vi đạo đức bên ngoài.

 

Chúa Giêsu đã đảo ngược hoàn toàn cái gọi là tôn giáo của người Biệt Phái và Kinh sư Do Thái. Đạo không phải là thi hành những tập tục, tuân giữ các nghi thức, mà chính là một thái độ sống, là thi hành luật Chúa, là sống Lời Chúa. Cái cám dỗ thường xuyên của người Kitô hữu vẫn là lấy việc đạo đức bề ngoài là bức màn che đậy tính ích kỷ, giả dối, độc ác, gian tham, trốn tránh nhiệm vụ của mình trong gia đình, ngoài xã hội, thích được mang đanh hiệu là tín hữu hơn là sống đúng theo Tin Mừng của Chúa Kitô; mượn việc đi nhà thờ, đọc kinh, dự lễ để trốn tránh bổn phận bác ái, phục vụ người khác; làm ra vẻ hăng hái, nhiệt thành để được tiếng khen; chà đạp người khác để nâng mình lên… Nói chung là lấy những hình thức bên ngoài để thay thế cho nhiệm vụ đích thực của người Kitô hữu là thi hành luật tình yêu của Chúa: sống công bằng, bác ái, phục vụ, trong sạch, hiền lành, hoà thuận. Đó là kết quả có lòng yêu mến chân thành. Điều cốt yếu là phải có lòng yêu mến chân thành bên trong chứ không phải hình thức giả dối bên ngoài. Con người chỉ nhìn thấy bên ngoài, còn Chúa thấu suốt tận tâm can. Chính tình yêu bên trong sẽ làm cho mọi việc bên ngoài có giá trị đích thực. Thiếu tình yêu bên trong, mọi việc bên ngoài chỉ là bôi bác, giả dối.

 

Chúa Giêsu có lần mượn hình ảnh những mồ mả quét vôi trắng tinh để nói cho những người Biệt Phái hiểu: cái lối đạo đức giả của họ trong thể che đậy được tội lỗi của họ. Mồ mả dù có quét vôi trắng tinh, sạch sẽ đến đâu cũng không làm cho ai quên được cái thây ma thối tha bên dưới (x. Mt 23,27-32). Chúa còn nói thẳng với họ: “Không phải môi miệng cứ lâm râm lạy Chúa mà được vào Nước Trời, nhưng là phải làm theo ý Cha trên trời”. Chính việc làm theo ý Chúa Cha mới được vào Nước Trời chứ không phải việc tôn thờ giả dối ngoài môi miệng: “Dân này thờ kính Ta ngoài môi miệng, còn lòng trí chúng lại xa cách Ta”.

 

Thưa anh chị em, để áp dụng cụ thể, Thánh Giacôbê Tông Đồ hôm nay kêu gọi chúng ta hãy thực thi luật yêu thương của Chúa bằng việc phục vụ những người nghèo khó, nhất là những cô nhi, quả phụ. Bởi vì họ phải chịu nhiều thiệt thòi bất công và ít được nâng đỡ, bênh vực hơn những người khác. Thánh Giacôbê cũng mời gọi chúng ta phải xa tránh “tinh thần thế tục” vì đó là điều kiện cần thiết để sống chúng ta được “trong sạch, không tì vết”: “Lòng đạo đức tinh tuyền và không chê trách được trước mặt Thiên Chúa Cha, đó là thăm viếng cô nhi quả phụ lâm cơn cùng khốn và giữ mình cho khỏi vết nhơ của thế gian”.

 

Anh chị em thân mến,

Người Kitô hữu đích thực là người có lòng tin, đồng thời có những việc làm cụ thể để diễn tả lòng tin của mình. Trức mặt Chúa, cách chưng diện, thời trang, không quan trọng bằng tâm hồn trong trắng, đầy tình yêu mến và thể hiện trong nếp sống yêu thương, phục vụ anh em, đặc biệt là những người cô thế cô thân. Nếu rửa tay sạch trước khi ăn là vấn đề vệ sinh thưởng thức của cuộc sống con người, thì tẩy rửa tâm hồn trong sạch trước khi dự Tiệc Thánh Thể là điều kiện cần thiết của con cái Chúa để xứng đáng tiếp rước Ngài.


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Với Cả Tâm Tình – Đtgm. Ngô Quang Kiệt. (9/2/2015)
Tập Tục Và Lời Chúa – Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm. (9/2/2015)
Từ Trái Tim Con Người. (trích Trong ‘manna’) (9/2/2015)
Tình Mến. (9/2/2015)
Tiến Sĩ Luật Bị Tù – Lm. Mark Link. (9/2/2015)
Tin/Bài cùng ngày
Sự Công Chính Và Thánh Thiện Theo Quan Niệm Của Đức Giêsu --- Suy Niệm Của Jkn. (9/1/2015)
Phải Thờ Chúa Trong Tâm Hồn – Noel Quesson. (9/1/2015)
Những Lời Kết Án Khắt Khe Hay Là Hy Vọng. (suy Niệm Của Camille Gagnon) (9/1/2015)
Nghi Thức Bên Ngoài. (9/1/2015)
Tin/Bài khác
Nét Đẹp Của Tâm Hồn - Lm. Vũ Xuân Hạnh. ----- (8/31/2015)
Lề Luật Là Dấu Chỉ Tình Yêu Thiên Chúa (suy Niệm Của Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ) (8/31/2015)
Không Chỉ Tôn Kính Bằng Môi Miệng (suy Niệm Của Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật) (8/31/2015)
Hành Luật – Lm Giuse Trần Việt Hùng (8/31/2015)
Giáp Mặt. (8/30/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768