Những lời kết án
khắt khe hay là hy vọng.
(Suy niệm của Camille Gagnon)
Những câu
nói hiểm hóc.
Một số
câu trích từ Kinh Thánh
đôi khi gợi lên nơi chúng
ta những kỷ niệm khó chịu. Chúng ta có hai câu
trong các bài đọc hôm nay. Hai câu
thường dùng để nói lên sự không
nhân nhượng và đòi hỏi
khắt khe về mặt tôn giáo.
Câu thứ
nhất trích từ Sách đệ
nhị luật nói thế này:
“Các ngươi sẽ không thêm gì vào
những gì tôi truyền cho các ngươi
và các ngươi
không bớt gì cả nhưng
các ngươi sẽ giữ mệnh lệnh của Chúa như tôi truyền
dạy”. Khi đọc
câu này, tôi nhớ đến
những cuộc tranh cãi về
phụng vụ đủ loại đã xảy ra từ mười năm nay, như
vụ Lefebvre, hoặc
những vụ khác, ít trầm
trọng hơn, về việc thực hành những nghi thức Thánh lễ. Tôi cũng
nhớ lại những lời tâm sự đau
đớn của những người bị từ chối không cho xưng tội.
Có thể nào một lời
Tin Mừng, một lời giải phóng, được nói nhân danh
Thiên Chúa, lại gây ra điều trái ngược không?
Câu thứ
hai trích từ Tin Mừng, nói thế này:
“Các ông bỏ giới răn của Thiên Chúa để
theo truyền thống của loài người”.
Gần đây
một được
cháu gái, được rửa tội lại “trong Giáo Hội
Tin Lành”, đã dùng câu này
mà nói với
tôi. Những cặp vợ chồng ly dị và tái
giá, cũng đã cho tôi
thấy nỗi đau đớn của họ trước sự nghiêm khắc của luật Giáo Hội về việc rước lễ. Tôi cũng nghe
người trẻ nói như thế
nữa; Sau khi đã sống đức tin Kitô thực sự, họ đã thấy mình không thể theo Giáo Hội
và những tập tục của Giáo Hội nữa.
Mỗi người
theo cách của mình mà hiểu về
ý nghĩa của “giới răn Thiên Chúa” và
“truyền thống của loài người” và tìm cách biện
minh cho tư tưởng hoặc hành động của mình. Dù tỏ
ra không nhân nhượng nữa. Vậy nên tôi
xin nhắc lại câu hỏi
này: chúng ta có một Tin Mừng giải phóng không? Làm
sao lắng nghe những câu hiểm hóc này mà
vẫn duy trì được niềm hy vọng
của chúng ta.
Những lời
hy vọng.
Ta hãy tìm cách đọc
lại tường thuật cuộc gặp gỡ giữa những người biệt pháivà Chúa Giêsu,
mà không kết án ai cả, không ra vạ tuyệt thông cho ai cả.
Chúng ta cũng tìm cách kiểm
tra xem Chúa
Giêsu có nói lời nào
không bao dung đối với con người chăng?
Chúng ta hãy
nhìn xem quang cảnh này. Mọi người có mặt tại đó, xung quanh
một bàn ăn. Chúng ta đừng biến những cuộc trao đổi, dù gay gắt đi nữa, thành những lời buộc tội của tòa án. Rồi
chúng ta hãy xem có những
ai ở đó. Chúa Giêsu, các
môn đệ của
Ngài, những người biệt phái và ký
lục “từ Giêrusalem đến”. “Từ Giêrusalem đến” nghĩa là gì? Nghĩa là họ là những đại diện cho quyền bính chính thức,
họ đến tranh luận với Chúa Giêsu và bắt
lỗi Ngài? Và nếu họ
cũng là những người đơn sơ, chân thành
nhưng lo lắng thì sao? Là những người mộ đạo ngạc nhiên vì thấy
những người
thuộc cộng đoàn của họ, thuộc niềm tin của họ, quên đi những nghi lễ và
tập tục văn hóa truyền
thống thì sao? Theo quan điểm này thì họ sẽ
không khác chúng ta lắm, phải không? Hơn nữa, họ đã đi cả một đoạn đường dài để gặp Chúa Giêsu. Vậy
Ngài có xua
đuổi họ bằng một lời kết án dứt khoát
không? Hay Ngài có tìm cách
giải phóng họ và nói
với họ một lời hy vọng không?
Bây giờ
chúng ta hãy lắng nghe lời Chúa Giêsu nói với
tất cả mọi người, biệt phái, môn đệ, quần chúng, trong đó
có chúng ta nữa. Với những người muốn trung thành chu toàn giới răn của Thiên Chúa, không thêm
không bớt gì cả, Chúa
Giêsu nhắc lại rằng đối với Thiên Chúa, giới
răn nhắm vào thâm tâm
con người. Sự
thật của con tim bao giờ
cũng hơn những việc tế tự. Và những việc này không bao giờ
thay thế được cho một con tim dối trá và
mù quáng cả. Không được thêm gì vào lòng
con người cũng
không được rút bớt gì
cả. Không rút bớt gì
trong những nỗi yếu hèn của họ,
không thêm gì vào sự
phức tạp cũng như mặc cảm tội lỗi của họ. Đây là lời giải phóng và hy vọng:
không ai kết án bạn cả,
không phải lòng tôi, không
phải lòng bạn, cũng không phải lòng kẻ khác.
Không có luật nào thay thế được luật của con tim. Điều này có giá trị
đối với hết thảy mọi người.
|