Giả hình.
Rửa tay trước
khi ăn, đối với người Do thái là một quốc
tục, một thánh lệ. Các người Pharisêu và kinh
sư nói riêng và dân
Do thái nói chung, thường
rất khắt khe với tục
lệ này. Họ cho đó
là một nghi thức truyền thống quan trọng phải tuân giữ triệt để, để tỏ ra mình
thanh sạch trước mọi người. Cái tục rửa tay của họ rất phức tạp chứ không đơn giản như kiểu chúng ta rửa tay
để ăn uống: rửa ngón tay, bàn
tay, cổ tay. Phải đổ nước từ từ cẩn thận từng chút, từng chỗ… thật cầu kỳ, phiền phức. Khi rửa tay như
vậy, họ nghĩ rằng họ đã làm đẹp lòng Thiên Chúa
vì đã làm đúng luật
lệ và họ tin rằng một nghi thức bên ngoài như vậy có sức
làm cho họ
được thanh sạch. Vì thế, khi thấy các môn đệ của Chúa ngồi vào bàn ăn mà
không rửa tay, không làm theo
tập tục của họ, họ bực tức khó chịu,
nên đã hạch hỏi và bắt bẻ
Chúa.
Nhân dịp này Chúa Giêsu
đã dạy cho họ một
bài học thế nào là
bẩn hay sạch. Trước hết, Chúa trưng lời ngôn sứ Isaia:
“Dân này tôn kính Ta bằng
môi bằng miệng, còn lòng chúng thì
lại xa Ta”. Chúa nhắc lại lời này để tố cáo họ
đã khoác bên ngoài một
bộ áo đạo đức để che lấp đi những hành vi xấu xa
tội lỗi bên trong. Như thế
là giả hình, giả dối. Họ đã coi cái võ quan
trọng hơn cái ruột; cái hình thức
hơn nội dung; cái bên ngoài
cần hơn tấm lòng. Vấn đề rửa tay
trước khi ăn. Thử hỏi việc rửa tay
cần hay rửa tấm lòng là cần? Thật
tình, nếu tay bẩn,
chúng ta có thể dùng
đũa, dùng thìa, chúng ta
có ăn bốc đâu. Còn của ăn, tự nó là
sạch, và được nấu nướng vệ sinh là sạch.
Vì thế, Chúa nói cái làm
cho bẩn là tấm lòng.
Đúng vậy, lòng có đầy
mới tràn ra ngoài bằng
lời nói hay hành động: miệng nói ra những tư tưởng chất chứa trong lòng. Nếu
đó là những tư tưởng tốt đẹp sẽ hướng dẫn con người hành động thiện hảo. Ngược lại, tư tưởng xấu sẽ dẫn người ta đến những hành vi độc
ác, xấu xa. Thực vậy, chính
cõi lòng mới là nguồn
gốc của việc lành hay dữ, việc tốt hay xấu. Chính từ cõi lòng này
mà sinh ra
mười hai nết xấu Chúa kể trong
Tin Mừng. Đó là mười hai tội chính
và còn biết
bao ác quả
phụ tùng kèm theo
nữa. Cho nên, người đời đã phải than rằng: “Sông sâu còn
có kẻ dò. Lòng người
nham hiểm ai đo cho tường”, “Lòng người thăm thẳm mù khơi.
Không bờ không bến biết nơi nào dò”. Tục
ngữ còn nói: “Khẩu Phật tâm xà” hay “Miệng thơn thớt, dạ ớt ngâm”. Để diễn tả người mang mặt nạ giả danh bên ngoài với
dụng ý che giấu lòng dạ hiểm độc bên trong; hạng người như hạng tú bà
bị Nguyễn Du châm biếm
trong truyện Kiều: “Bề ngoài thơn thớt nói cười. Mà trong nham hiểm giết người không dao”.
Câu chuyện sau đây là một
bằng chứng: Trịnh Tụ là vợ của
vua nước Sở, ghen tức với một mỹ nữ đã lọt vào mắt
đen của nhà vua. Bà đã
nghĩ ra một kế để hạ tình địch của mình. Một hôm, bà làm ra
vẻ thân mật nói với
mỹ nữ rằng: “Nhà vua có tính
không thích người khác thở hơi vào mình. Nên
khi vào hầu
vua, thì phải giữ ý bịt mũi lại”. Mỹ nữ tưởng thật nghe theo. Mỗi
lần tới hầu vua là
lấy tay
bịt mũi. Nhà vua lấy làm
lạ hỏi tại sao vậy?
Trịnh Tụ mau mắn trả
lời: “Dạ thưa, người ấy sợ đại vương thân thể hôi hám, nên
mới có cử chỉ như vậy”. Vua Sở nổi giận truyền đem mỹ nữ cắt mũi đi.
Lòng dạ con người thật nham hiểm. Tuy nhiên, chúng ta
hãy nhớ: loài người không dò thấu
được lòng nhau, nhưng Thiên Chúa thấu
suốt cõi lòng mỗi người: “Ta là Thiên Chúa, Ta thấu suốt tâm can mỗi người từng gang tấc”. “Thiên Chúa, Đấng thấu suốt nơi kín nhiệm,
sẽ thưởng công cho ngươi”,
“Loài người nhìn bên ngoài,
nhưng Thiên Chúa nhìn bên
trong”, “Không có gì có
thể che giấu được Thiên Chúa”… Lời
Chúa thật rõ ràng, chúng
ta không thể sống che giấu Thiên Chúa được.
Chúng ta có thể
sống đóng kịch, giấu diếm một số người, một số nơi, một số năm tháng, nhưng chúng ta không
thể che giấu nổi Thiên Chúa. Chúng ta hãy
suy nghĩ xem: chúng ta
có thường mắc phải cái tật xấu
giả hình, giả dối của những người Pharisêu và Kinh sư
không? Chúng ta có coi nước sơn bên ngoài
quan trọng hơn thứ gỗ bên trong
không? Chúng ta nghĩ gì về một
đời sống đạo đức, sốt sắng đọc kinh dâng lễ, nhưngc có thể bị đánh giá là
chỉ tôn kính Chúa ngoài
môi miệng, còn lòng thì
xa Chúa? Sống với nhau, chúng ta
có đối xử với nhau theo
kiểu chỉ có bề ngoài
không? Lời Chúa nhắc
nhở chúng ta hãy nhìn
lại cách sống của mình. Ít nhất một bài học chúng
ta có thể
rút ra từ
bài Tin Mừng là: cố gắng
thành thật với chính mình và lo hoán
cải sửa đổi bên trong hơn là lo trang điểm,
trình diễn bên ngoài. Thà “xanh
vỏ đỏ lòng” còn hơn
là “tốt mã rã đám”.
|