Chưa
hết biệt phái.
(Trích trong ‘Lương
Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest).
Đoạn Phúc âm của thánh Marcô cho
thấy sự tuân giữ lề luật đã đưa
những người Biệt phái rẽ vào một khuynh
hướng rút cục là giả đạo đức
như thế nào. Trách
cứ họ theo lối vơ đũa
cả nắm là bất công, là quá đáng nếu so sánh
với sự quở mắng của Đức Giêsu khi
Người xét đoán họ. Dù sao họ
cũng từng đóng vai bảo tồn lòng trung thành
với Thiên Chúa trong những thời buổi khó khăn.
Chúng ta nhắc lại rằng giới
Biệt phái đã cung cấp cho nhóm môn đệ Chúa
mấy người, đáng kể là Nicôđêmô và thánh
Phaolô. Nhưng bất hạnh thay cho đại đa
số Biệt phái, nhất là cho tầng lớp Biệt
phái trí thức, họ quá chú trọng đến việc
tuân giữ Lề luật về phương diện
vật chất và giải nghĩa Lề luật về
phương diện vật chất và giải nghĩa
Lề luật theo quan niệm con người – hơn là tôn
trọng tình thần Lề luật, đề cao việc
thờ phụng và tình thương. Chúa Giêsu không chấp
nhận lối giữ đạo bề ngoài theo
tập tục thế gian, vì nó không phù hợp với
những đòi hỏi của một tâm hướng
về thờ phụng Thiên Chúa, thật lòng yêu tha nhân và
thành tâm gắn bó với Lời Chúa. Cầu
nguyện, cử chỉ, cách đứng ngồi, tất
cả phải biểu thị một thái độ nội
tâm thành khấn. Trái lại là giả
hình.
Đàng
khác, Chúa Giêsu lên án kẻ Biệt phái nào
xem ý kiến những luật sĩ giải thích Kinh thánh
trọng ngang với Lề luật. Thậm
chí, Người không chịu được thái độ
tự kiêu tự mãn của họ. Thật vậy,
họ tự cho mình là am tường Lề luật,
rồi sinh ra kinh miệt kẻ tầm thường,
kẻ hèn kém. Ta có thể trên quan điểm này tự
đặt vài câu hỏi về xã hội ngày nay. Trong một số hội đồng, ủy ban
nào đó, trong phần lớn giới báo chí chẳng có
những ký lục và Biệt phái rất tự tín, rất
vững tâm khi họ giải thích Phúc âm, muốn độc
quyền hướng dẫn dư luận sao? Ngày nay đang có một sự uốn nắn
đích thật đó là sự biệt phái tái xuất
hiện dưới bộ áo mới, sự giả nhân
giả nghĩa mà Chúa Giêsu đã nghiêm khắc lên án.
1) Do đâu mà có những khuynh
hướng biệt phái bị Chúa tố giác?
Các
ông đã gạt giới luật của Thiên Chúa sang một
bên, để cố thủ lấy tập tục. Biệt
phái phát sinh từ một tham vọng của kẻ vô tình
hay hữu ý, muốn tự đặt ra lề luật cho
mình. Khi nào con người vi phạm
luật Chúa, y trở thành một kẻ tội lỗi
giản dị thế thôi. Khi nào con người tuyên bố
chấp nhận luật Phúc âm nhưng lại bẻ cong
Phúc âm theo lối suy tưởng của
y, lúc đó y trở thành Biệt phái. Tính biệt phái
đặt cơ sở trên một vận dụng trí
thức giải nghĩa Phúc âm qua bảng giải mật mã
của một ý thức hệ con người. Kitô hữu biệt phái là kẻ tự đặt
mình làm nhà lập pháp cho mình, bằng cách mượn
những từ ngữ Phúc âm. Y đặt lấy
một pháp điển mượn ý của một hệ ý
thức con người, dù cho hệ này đại
lượng đến mức nào đi nữa. Từ một
thứ phúc âm trống rỗng vì bị lấy đi
Đức Kitô sống động, và thật, y trích ra
những từ, những câu, những đoạn giảng
huấn, để cố che đậy một sự
giả hình đích thật.
2) Tính biệt phái là một sự
uế tạp cực độ.
Sau
khi lên án những kẻ biệt phái, Chúa
Giêsu giảng về điều nó làm cho con người ra
uế tạp trước mặt Thiên Chúa. Đó
là những tình cảm xấu xa nuôi dưỡng trong lòng.
Chúa kể ra 1 số tình cảm trong đó có
kiêu ngạo và phi lý. Vậy mà có tội kiêu ngạo nào
độc hại hơn tội phi lý nào bại hoại
hơn tội của kẻ gác sang một bên giới
luật Thiên Chúa, để tự đặt ra những
giới luật riêng cho mình? Chúa Giêsu gạch
nối xếp thái độ đó vào tội ô uế
trước mặt Thiên Chúa.
Vậy ai là kẻ có lòng thanh sạch? Thưa đó là những tâm hồn
đơn sơ, họ thấy Thiên Chúa thế nào thì nghênh
đón Người như vậy, họ giãi bầy nỗi
niềm riêng tư với Chúa bằng một tấm lòng
ngay thẳng thực tế.
|