Lời
Hằng Sống – Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Sau khi ông Môisen qua
đời, ông Joshua, con của ông Nun, lên kế vị dẫn
dân Do-thái vượt qua sông Jordan vào miền Đất
Hứa. Toàn dân và gia
đình ông Joshua đến trước Thiên Chúa ở
giữa công đường, ông Joshua gợi ý cho dân
chọn lựa tôn thờ Thiên Chúa hay tôn thờ các thần
dân ngoại:Nếu anh em không bằng lòng phụng thờ
Thiên Chúa, thì hôm nay anh em cứ tuỳ ý chọn thần mà
thờ hoặc là các thần cha ông anh em đã phụng
thờ bên kia Sông Cả, hoặc là các thần của
người E-mô-ri mà anh em đã chiếm đất
để ở. Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi
sẽ phụng thờ Thiên Chúa (Jos 24, 15). Dân chúng
và gia đình ông Joshua đã chọn Thiên Chúa làm phần gia
nghiệp. Ông Joshua đã trở thành người lãnh
đạo tín trung và can đảm dẫn đưa dân vào
miền đất chảy sữa và mật như lời
đã hứa.
Dân Do-thái đã chọn đi theo Chúa tiến vào miền Đất Hứa
nhưng rồi chẳng được bao lâu, dân chúng quên
lời đã thề hứa. Họ bỏ Chúa, chạy theo các thú vui trần thế, tôn thờ các tà
thần và sống theo thói tục của dân ngoại. Chúa phạt tội lỗi của họ, nhưng
rồi Chúa lại tha thứ. Lịch sử cứu
độ cứ thế lập đi lập lại
với hết dòng dõi này sang dòng dõi khác. Thiên
Chúa vẫn luôn kiên nhẫn đợi chờ. Qua các thử thách, Thiên Chúa hé mở những
mầu nhiệm cao siêu trong cuộc sống bình
thường. Từ những biến
cố xảy ra hằng ngày, Thiên Chúa lại mở thêm
những cánh cửa để dẫn con dân đi tìm về
nguồn yêu thương. Không có một
sự cố nào xảy ra mà không ghi dấu ấn tình yêu
thương vô bờ của Thiên Chúa. Con
đường cứu độ là con đường tình
yêu và tha thứ. Yêu thương là ban tặng và dâng
hiến. Thiên Chúa trao cho nhân loại bánh
hằng sống, chính là Con Một của Thiên Chúa.
Sau khi Chúa Giêsu đã mạc khải
về bánh ban sư sống bởi trời là thịt và máu
Chúa, có nhiều người khó chịu về giáo lý này.
Họ nói rằng: Lời này chói tai qúa! Ai nghe được. Chúa Giêsu
biết rõ lòng họ nhưng Chúa không rút lại lời
đã nói. Chúa không ngại để họ
được tự do ra đi. Ngay cả các tông
đồ, Chúa đã hỏi: Cả chúng con, chúng con có
muốn bỏ đi không? Phêrô thưa: Lạy Thầy, chúng
con sẽ đi theo ai. Chúa
không muốn mị dân để làm vừa lòng mọi
người. Chúa cho chúng ta được tự do
chọn lựa thái độ. Chúng ta không thể đi
nước đôi theo kiểu bắt cá
hai tay. Tông đồ Phêrô đại diện cho anh em tuyên
xưng niềm tin một cách xác tín: Thầy mới có
lời ban sự sống đời đời.
Thái độ của Chúa
Giêsu khác biệt thái độ của nhiều nhà lãnh
đạo. Các lãnh tụ thế gian muốn mình trở thành
số một, có quyền hành và muốn được
người khác phục vụ. Người cầm
quyền dùng nhiều thủ đoạn tìm vinh quang và thu gom cho mình mọi thứ ở trần
gian. Họ thường dùng những lời hứa suông
vượt trên khả năng và quyền hạn của
họ để bảo đảm sự an
toàn cho người khác. Họ muốn giới hạn
tự do và ngay cả quyền thiêng liêng của con
người để phục vụ cho chính sách và
đường lối chính trị của phe nhóm họ. Trái lại, Chúa Giêsu không tìm vinh quang cho chính mình.
Ngài qui mọi vinh quang và danh dự về Chúa
Cha.
Khi Chúa chữa lành cho
người phung hủi.
Chúa nói với anh: "Coi chừng, đừng nói gì với
ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế, và vì
anh đã được lành sạch, thì hãy dâng những gì
ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho
người ta biết (Mc 1, 44). Chúa chối
từ sự tôn vinh của người đời.
Khi Chúa hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng ăn no nê, họ muốn tôn Chúa làm vua, Chúa
đã từ chối. Chúa Giêsu từ trời
hạ sinh làm người, nhưng Chúa lại chọn con
đường phục vụ từ dưới thấp
đi lên. Chúa khiêm hạ trong phục
vụ. Chúa cúi xuống rửa chân cho các
tông đồ. Khi Chúa xua đuổi qủy ám ra
khỏi người đàn ông Gerasene, ông ta muốn ở
lại với Chúa: Nhưng Chúa không cho phép, Người
bảo: "Anh cứ về nhà với thân nhân, và thuật
lại cho họ biết mọi điều Chúa đã làm
cho anh, và Người đã thương anh như thế
nào (Mc 5, 19). Chúa mời gọi mọi người đi theo Chúa để được lãnh nhận
ơn cứu độ, nhưng Chúa không ép buộc hay
cưỡng bức. Chúa để họ được
hoàn toàn tự do lựa chọn.
Chúa Giêsu là thủ lãnh, là
chủ chiên tốt lành và là Chúa đầy lòng xót
thương. Chúa đã thí mạng sống vì đàn chiên.
Trong vườn Cây Dầu, trước lúc bị bắt
trói và dẫn đi, Chúa đã yêu cầu quân lính cho các tông
đồ được tự do.Đức Giêsu nói:
"Tôi đã bảo các anh là chính tôi đây. Vậy,
nếu các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những
người này đi (Ga 18, 8). Chúa còn có
những sứ mệnh khác cho các tông đồ. Các Ngài sẽ nên nhân chứng cho sự đau
khổ, sự chết và sự sống lại của
Thầy. Chúa không hứa một cuộc sống sung
túc, đầy đủ, an bình và
hưởng lạc, nhưng là con đường thánh giá
có nhiều chông gai. Chúa đáp lời môn đệ muốn
đi theo: Con chồn có hang, chim trời
có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa
đầu (Lc 9, 58).
Lời Chúa là thần trí và
là sự sống. Tác
giả thơ Do-thái đã viết: Thuở xưa, nhiều
lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta
qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa
đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử (Dt 1, 1-2). Qua Thánh Tử Giêsu, Thiên Chúa đã mạc khải
cho chúng ta về tình yêu của ơn cứu độ.
Lời của Chúa Giêsu là lời hằng
sống. Lời Chúa có uy quyền tác động biến
đổi và có hiệu qủa ngay: Ai ăn
thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi
ở lại trong người ấy (Ga 6, 56). Chúa Giêsu
đã từng chữa lành các bệnh nhân qua lời của
Ngài.Người bảo anh bại tay: "Anh giơ tay ra! " Người ấy giơ ra, và tay liền trở lại bình thường
(Mc 3, 5). Khi Chúa Giêsu đang ngủ trên tàu gặp sóng gió:Người thức dậy, ngăm đe
gió, và truyền cho biển: "Im đi! Câm đi! " Gió liền tắt, và biển lặng
như tờ (Mc 4, 39). Thánh Phêrô chỉ cho chúng tabiết
rằng Thầy mới có những lời ban sự
sống đời đời.
Thánh Phaolô trong thơ gởi cho tín
hữu Êphêsô đã khuyên dạy chúng ta: Anh em hay phục tùng
nhau trong sự kính sợ Thiên Chúa (Eph 5, 21). Phaolô dùng hình
ảnh của Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội để
nói về việc vợ chồng phục tùng lẫn nhau
trong đời sống hôn nhân gia đình:Và
như Hội Thánh tùng phục Đức Kitô thế nào, thì
vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi
sự như vậy (Eph 5, 25). Giáo Hội luôn
gắn kết với Chúa Kitô là đầu. Lời
Chúa là kim chỉ nam và là nguồn sống
của Giáo Hội. Thánh Kinh và Thánh Truyền là hai nguồn
bảo chứng giúp Giáo Hội tồn tại.Giáo Hội
tin tưởng vào quyền năng thánh hóa qua lời
hằng sống:Người thánh hoá và
thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời
hằng sống (Eph 5, 26).
Chúng ta lắng nghe, học
hiểu, nhận biết và thực hành lời Chúa. Lời Chúa là lời
quyền năng giúp chúng ta biến đổi nội tâm.
Chúng ta cần học hỏi để có
những kiến thức về đạo, nhưng
điều quan trọng là tri và hành. Giống
như chúng ta cầm được tấm bản
đồ, chúng ta học biết các vị thế và nơi
chốn nhưng chúng ta chỉ ngồi một chỗ thì
sẽ chẳng bao giờ tới nơi. Lời của Chúa Giêsu mở cửa tâm hồn
dẫn chúng ta đến hạnh phúc. Thực
thi lời Chúa là chúng ta đang đi trên con đường
chính thật. Chúng ta không thể đốt giai
đoạn, mà hãy suy niệm và sống lời Chúa trong
từng giây phút và qua từng cách ăn
nết ở trong cuộc sống hằng ngày. Dấu
chỉ của người môn đệ của Chúa là:Mọi người sẽ nhận biết
anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này:
là anh em có lòng yêu thương nhau (Ga 13, 35).
Lạy
Chúa, bỏ Chúa, chúng con biết theo ai. Chỉ có Chúa là Đấng Cứu Độ và là
nguồn an lạc cho đời chúng con. Chúng con xin chọn Chúa làm gia nghiệp và là nơi
chúng con nương náu ẩn thân. Chúng con xin chúc
tụng và ngợi khen danh Chúa đến muôn ngàn đời.
|