Thật, Tôi bảo thật các ông (cc. 53-59)
Chú giải mục vụ của Alain Marchabour.
Mạc khải:(cc.
54-58)
Trong phần cuối này của diễn
từ của Chúa Giêsu, từ vựng nói về Thánh Thể
trổi vượt, với một thực tại chỉ
có thể hiểu được tùy vào thời điểm
của Giáo Hội. Giữa các câu 53 và 54-56, Gioan, thay vì
từ “ăn” quen thuộc, lại sử dụng một
từ sống sượng: “nhai, cắn”, để có
thể nhấn mạnh sự chiếm hữu và sự
nội tâm hóa cần thiết. Trong trường hợp này,
có thể phần này của diễn từ chịu ảnh
hưởng của các cuộc tranh luận trong cộng
đoàn của Gioan về thực tại Thánh Thể. Ta
liên tưởng đến các môi trường theo
thuyết trực quan hay ảo thân thuyết, chủ
trương liên kết với Chúa Giêsu mà không cần thông
qua trung gian bí tích. Thánh Thể, mình và máu, thông ban cho tín
hữu hai ân huệ mà các tín hữu thời Chúa Giêsu tìm
kiếm: sự sống đời đời ngay từ lúc
này đây và được ở lại với Chúa Giêsu:
“ở lại với Chúa” đó là điều mà
người Do Thái hướng đến khi tìm kiếm
Chúa Giêsu (sự tìm kiếm Chúa Giêsu) mà không đạt
được. Việc nhắc lại Caphanaum (c.59) đi
theo việc nhắc lại lần đầu về
địa điểm này trong 6,24. Sự mạc khải đã kết thúc, tuy nhiên nó
không ngưng nghỉ tạo nên nhiều hiệu quả.
Tóm lại, đây là vài suy
tư có hệ thống hơm, khả dĩ cung hiến
những điểm chính yếu giúp hiểu rõ hơn
sự hợp lý của bài diễn từ quan trọng này.
1. Diễn từ này cần
được hiểu bằng cách so chiếu với phép
lạ trước đó. Chúa Giêsu đưa
ra một dấu lạ chiếm vị trí trong sự
tiếp đãi bánh manna và ý nghĩa của nó.
Điều can hệ ở đây, đó là căn tính
của Chúa Giêsu và thân phận của Người
đối với Do Thái giáo và nhất là với các biến
cố căn bản của việc Xuất hành. Người mong muốn được nhận
biết và đã thất bại. Do đó diễn
từ cố gắng làm điều mà hành động
đã không thể thực hiện được.
2. Lần mạc khải này
được điều tiết bằng bốn lần
thật, tôi bảo thật các ông. Nắm vững các
điệu tiết này như những dấu chỉ
sự tiến triển của dòng tư tưởng, ta
sẽ có cơ may tôn trọng sự hợp lý của dòng
văn bản. Ta nhận ra rằng mỗi một
đơn vị được cấu tạo bằng
một lần mạc khải và một lần biểu
hiện sự cứng lòng không chịu tin, ngoại trừ
đơn vị sau cùng chỉ có lời mạc khải
của Chúa Giêsu chiếm lĩnh.
3. Sự kiên trì cứng lòng không chịu
tin tạo cảm nghĩ rằng chúng ta đang đứng
trước một bản văn tranh luận và biện
giải. Cuộc tranh luận này để
lộ ra thân phận dành cho người Do Thái và những
gương mặt quan trọng của Israel.
Dụng ngữ “tổ tiên các ông”
được lặp lại nhiều lần, chỉ rõ
sự rạn nứt đã xảy ra giữa người
Do Thái và các Kitô hữu đang tranh luận. Lối diễn đạt như thế khiến
nghĩ đến thời kỳ cộng đoàn chứ
không phải thời kỳ lịch sử của Chúa Giêsu.
Vả lại, còn có nhiều dụng ngữ khác xác nhận
cảm nghiệm này, đặc biệt sự đối
nghịch liên lỉ giữa bánh manna như lương
thực của sự chết – “Tổ tiên các ông đã ăn và đã chết” (c. 49) – và Chúa Giêsu
như “bánh đem lại sự sống cho thế gian” (c.
33).
4. Chính cá nhân Chúa Giêsu là tâm điểm của
diễn tiến. Giữa bốn phần, ta
thấy có sự tiến triển trong mạc khải.
Trong phân đoạn thứ
nhất (cc. 26-31), Chúa Giêsu trình bày mạc khải khi
Người nói về mình ở ngôi thứ ba mà không hề
xưng “Tôi”. Những người Do Thái
là những chứng nhân và là những người thụ
hưởng một dấu lạ. Thế nhưng
họ tỏ ra không có khả năng nhận biết
nơi Chúa Giêsu điều gì khác hơn điều họ
chờ đợi: một Mêsia trần thế. Để
thấu hiểu hiện tại, họ không thể tìm
thấy cách đo lường nào khác hơn là cách đo
lường của quá khứ: tổ tiên chúng tôi đã ăn manna (c. 31)...
Phân đoạn thứ hai
(cc. 32-46) đặt ở vị trí thứ nhất Thiên Chúa
Cha và nhất là Chúa Con, “Đấng từ trời
xuống” (c. 33). Ta nhận thấy rằng Chúa Giêsu
xoay hướng lợi ích về bản thân mình:
điều đó biểu lộ qua việc sử dụng
ít nhất 18 đại từ ở ngôi thứ nhất.
Cuộc thách đố: đó là tin rằng nơi con
người Chúa Giêsu (“con ông Giuse, cha mẹ ông ta, chúng ta
đều biết cả” c. 42), Thiên Chúa tỏ hiện
và tự hiến. Tin vào Chúa Giêsu, đó là được
sự sống ngay từ lúc này đây và sống cho sự
sống lại chung cục.
Phân đoạn thứ ba (cc. 47-52), theo
cách thức Sêmit, lặp lại các chủ đề đã
đưa vào và xác định chúng: Chúa Cha, từ nơi
Người mà Chúa Con đã lãnh nhận mọi sự, không
được nhắc đến trong phân đoạn này;
ở đây Chúa Giêsu nói về chính mình và đưa vào
chủ đề sự chết của Người như
nguồn mạch sự sống cho thế gian. Chủ đề cho đến lúc đó đã
tập trung ở đức tin vào Chúa Giêsu thì giờ
đây nhắc đến sự chết của
Người và Thánh Thể như bí tích tưởng
niệm sự chết.
Phân đoạn sau cùng (cc. 53-59)
đề cập cách rõ ràng về Thánh Thể: các từ
ngữ được sử dụng rất thực
tế: ăn thịt (“nhai” theo nghĩa
từng chữ). Rõ ràng ở đây chúng ta đang ở
trong thời kỳ của Giáo Hội: việc cử hành
Thánh Thể là hành động đối lại ảo-thân-thuyết
(giáo phái cho rằng Chúa Giêsu giả bộ làm người)
và là sự quả quyết có tính bí tích về thực
tại của sự nhập thể.
5. Sự mạc khải về mầu
nhiệm của Chúa Giêsu ngày càng thâm sâu thì số môn
đệ càng bớt dần. Trước tiến đó là
người Do Thái “xầm xì” (c. 41) như dân Israel
xưa kia đã làm trong sa mạc: Xh 17,3. Tiếp đến ngày càng nhiều môn đệ
“rút lui và không còn đi với Người nữa” (c. 66);
sau cùng, ngay giữa nhóm Mười Hai, cũng bắt
đầu sự cứng lòng không chịu tin. Dù có
lời tuyên xưng đức tin tuyệt vời của
Phêrô, chương này kết thúc với một ghi chú bi
quang: “Chính Giuđa, một môn đệ trong nhóm
Mười Hai sẽ nộp Người” (c. 71).
6. Toàn thể chương này xoay quanh
vấn nạn: “Làm sao tìm gặp Chúa Giêsu?”.
Dân chúng đi theo Người,
tưởng đã gặp Người đến nỗi có
thể “bắt ép Người” (c. 15). Chúa Giêsu
lẩn tránh được họ và dân chúng bắt
đầu “tìm kiếm Người” (c. 25). Khi đã gặp được Người trong
hội đường, dân chúng cảm nghiệm có thể
mất Người vì những kỳ vọng xem ra thái quá.
Họ tranh luận nhau và kẻ trước
người sau bỏ đi hết. Đối
với các Kitô hữu sống sau thời Chúa Giêsu tại
thế, Thánh Thể cho phép sự gặp gỡ là “ở
lại với Người” (c. 56). Phêrô,
người phát ngôn của nhóm Mười Hai, ở
lại với Người bởi vì “Người có
những lời đem lại sự sống đời
đời” (c. 68).
Chương này dài và khó
đã khiến nhiều nhà chú giải có những ý kiến
khác nhau về ý nghĩa. Ngay các Giáo
phụ cũng đã tranh luận về giá trị Thánh
Thể của bài trần thuật. Vài vị đã
quả quyết rằng hình ảnh của ăn
uống là những biểu tượng của đức
tin. Những vị khác lại nhận
thấy một ý nghĩa đặc biệt trong các câu
53-58. dường như hiện nay
những đối nghịch đó không còn mãnh liệt
nữa, vì đa phần đều chấp nhận ảnh
hưởng của Giáo Hội đối với
chương này. Đặc biệt các quy chiếu Thánh
Thể, không thể hiểu được trong thời
gian Chúa Giêsu tại thế, lại có thể hiểu
được và trở thành hiển nhiên sau việc
lập Thánh Thể và việc cử hành bí tích của Giáo
Hội.
|