Rước lễ
Có một cô sinh viên,
được đặc
ân mỗi
tuần mang Mình Thánh Chúa
đến cho một cụ già sống lẻ loi và
cô quạnh. Cô sinh viên
đã kể lại như thế này: Sau khi tới
nơi, tôi ngồi xuống cạnh cụ, đọc lại bài Phúc Âm
ngày Chúa nhật cho cụ nghe, rồi bàn bạc
trao đổi với cụ về một vài điểm mà đoạn Phúc Âm ấy
đã gợi lên. Tiếp đến là
giây phút cụ trông đợi cả tuần lễ. Tôi và cụ cùng
nhau đọc kinh Lạy Cha. Rồi tôi giờ
Mình Thánh lên và nói
với cụ: Đây Chiên Thiên Chúa, đây
Đấng xoá tội trần gian, phúc cho
ai được mời tới dự tiệc Con Thiên Chúa. Và
cụ đáp lại: Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà
con, nhưng xin Chúa phán một
lời, thì linh hồn con sẽ lành mạnh.
Đoạn tôi trao Mình Thánh cho
cụ. Sau một vài phút
thinh lặng, tôi giúp cụ
cầu nguyện: Lạy Chúa, ước gì Mình Thánh Chúa
mà cụ vừa lãnh nhận, mang lại cho cụ
sức khoẻ phần hồn cũng như phần xác. Xin Chúa giải
thoát cụ khỏi mọi khổ đau và bệnh tật,
xin hãy dùng
sức mạnh của Chúa mà nâng đỡ,
chở che để cụ cũng sẽ được phục sinh trong cuộc
sống mới vào ngày sau
hết. Sau đó, hai người
ngồi nói chuyện một lúc rồi tôi
tạm biệt và hứa sẽ
cầu nguyện cho nhau và
hẹn gặp lại vào Chúa
nhật tuần tới.
Câu chuyện
đơn sơ
trên cho chúng ta thấy
loại đức
tin mà Chúa Giêsu muốn chúng ta có
như lời Ngài đã nói
qua đoạn Phúc Âm sáng hôm
nay: Ta là bánh Hằng Sống từ trời xuống. Thịt Ta thật là
của ăn, Máu Ta thật là của uống.
Ai ăn thịt Ta và uống Máu Ta thì kẻ ấy
sống trong Ta và Ta sống trong kẻ ấy. Cụ già và cô
sinh viên đều chứng tỏ đức tin của họ vào lời nói
ấy của Chúa, bằng cách trao ban cũng
như nhận lãnh Mình Thánh
Chúa Giêsu, bằng cách cùng cầu nguyện chung với nhau.
Và như
thế, việc rước lễ phải là một cảm nghiệm của đức tin, được thực hiện kèm theo lời
cầu nguyện.
Lúc rước lễ là như
một viên kim cương.
Còn thời gian trước và sau rước lễ là như
một sợi dây vàng. Tự bản tính, viên kim cương vốn đã xinh đẹp, nhưng nó sẽ
trở nên vô cùng đẹp
đẽ hơn nếu được gắn vào giữa
sợi dây vàng và trở
thành trung tâm điểm. Cũng thế, tự bản tính việc rước lễ là một cảm
nghiệm tuyệt đẹp, nhưng nó sẽ trở
nên vô cùng
tốt đẹp nếu được kèm theo
những tâm tình cầu nguyện. Vậy chúng ta đã cầu nguyện thế nào trước và sau khi
rước lễ?
Tâm hồn chúng ta nghĩ gì
khi tiến lên bàn thánh
Chúa. Chúng ta có tâm sự với
Chúa như với người bạn thân hay không? Chúng ta có biết cảm tạ Ngài, xin Ngài tha
thứ và hướng dẫn chúng ta trên
vạn nẻo đường đời?
Điểm thứ hai câu chuyện trên cho thấy
đó là thứ tình thương Chúa muốn chúng ta phải có
với tư cách là những
Kitô hữu.
Thực
vậy, tình thương giữa cụ già và
cô sinh viên
là loại tình thương mà mỗi người
chúng ta cần phải cố gắng vun trồng cho nhau. Và bí tích
Thánh Thể chính là một
phương tiện
giúp chúng ta sống gắn
bó mật thiết với nhau hơn như
lời thánh Phaolô đã viết: Mặc dù chúng ta
tuy nhiều, nhưng cùng chia sẻ một
tấm bánh và làm nên
một thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô. Vậy việc rước lễ có làm
cho đời sống chúng ta dồi dào
tình thương mến, nhất là đối với những người khổ đau và bất
hạnh hay không?
Nói cách khác, việc rước lễ có lôi kéo
chúng ta đến gần Chúa và đến
gần nhau hay không?
|