Kẻ Ăn Tôi Sẽ Sống Nhờ Tôi
(Trích trong
‘Manna’)
Suy Niệm
"Lúc đó
tôi biết thế nào tôi
cũng chết
nhưng
tôi muốn con tôi được sống"
Đó là
lời của bà Susanna sau khi được cứu
trong trận động đất ở Ácmêni vào tháng 12-1987.
Trong số
hàng ngàn người bị vùi lấp dưới
đống gạch,
có hai mẹ con bà Susanna may mắn còn sống sót.
Cô con gái
bốn tuổi đòi uống nước.
Tìm đâu
ra nước khi hai mẹ
con không có lối ra?
Tình mẫu
tử đã gợi lên cho
bà một ý nghĩ táo bạo,
đó là rạch ngón
tay mình chảy máu để cho con mút.
Đứa bé
đã đỡ khát nhờ máu người mẹ.
Nó đã
sống cho đến khi cả hai mẹ
con được cứu.
Câu truyện trên
giúp ta hiều
phần nào bí tích Thánh
Thể.
Đức Giêsu đã chết để chúng ta được
sống.
Ngài chấp
nhận chịu đổ máu qua cái chết thập giá,
và Ngài muốn máu Ngài trở
nên thức uống cho chúng ta.
Trong các
nhà thờ, vào dịp lễ
Giáng sinh,
thường
có những người ngoài Kitô giáo đến
dự lễ.
Cũng có
ít người tò mò lên
"ăn bánh thánh".
Họ ngạc nhiên
vì tấm bánh mỏng manh, nhạt nhẽo.
Nhưng họ
sẽ ngạc nhiên hơn nhiều nếu chúng ta bảo
họ:
"Ăn
tấm bánh đó là ăn
thịt Chúa,
uống
chén rượu đó là uống
máu Chúa".
Thật là kinh khủng, làm sao có chuyện
như vậy?
Đây là mầu nhiệm đức tin, không dễ giải thích cho người ngoài.
Tất cả bắt
đầu từ ước muốn lạ lùng của
Đức Giêsu.
Ngài muốn
nuôi nhân loại bằng chính con người Ngài.
Ngài muốn
trở thành đồ ăn
thức uống cho nhân loại:
"Các con hãy
cầm lấy mà ăn, đây
là Mình Thầy.
Các con hãy
cầm lấy mà uống, đây là Máu
Thầy."
Mình và Máu tượng trưng toàn thể con người Đức Giêsu.
Nên khi rước lễ, ta không chỉ
rước thịt mình Ngài,
mà rước lấy cả con người Ngài dưới dạng tấm bánh.
Rước lễ là gắn
bó với một ngôi vị:
"Ai ăn
thịt tôi và uống máu
tôi thì ở lại trong tôi
và tôi ở lại trong người ấy (c.56).
Rước lễ không phải là đón
nhận một xác chết,
nhưng
là gặp gỡ Đức Giêsu đã chết
và nay đã phục sinh.
"Như tôi
sống nhờ Chúa Cha thế nào,
kẻ ăn tôi cũng
sẽ sống nhờ tôi như
vậy" (c.57).
Rước lễ là đón
lấy sự sống từ Đấng đang sống,
cũng
là sự sống duy nhất bắt nguồn từ Chúa Cha.
Hôm nay, Đức Giêsu
phục sinh có một lối
hiện diện mới mẻ.
Ngài không
hiện diện dưới dạng một con người,
nhưng
dưới dạng đồ ăn, đồ uống.
Như thế
cả vật chất bất động cũng được nâng lên,
cả lao công của
con người cũng
được thánh hiến.
Vật chất trở
thành biểu tượng cho sự hiện diện thần linh.
Vật chất có chỗ trong thế giới của Thiên Chúa.
Ước gì
thế giới vật chất ở quanh ta
cũng
nên thánh, nhờ được chia sẻ trong
yêu thương.
Gợi Ý Chia
Sẻ
Bài Tin Mừng
hôm nay có 10 từ "sống". Bí tích Thánh
Thể là bí tích ban sự
sống. Bạn có thấy thánh lễ đem lại sức sống cho bạn không?
Nếu không, tại sao?
Bạn nghĩ gì về thái độ
của bạn khi rước lễ? Đó có phải là một cuộc
gặp gỡ thân tình không?
Bạn có chuẩn bị gì khi
rước lễ?
Bạn có dành những
giây phút lặng lẽ để tâm sự với Chúa sau rước
lễ không?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
có một ngọn đèn dầu gần Nhà Tạm,
ngọn đèn đỏ mời con dừng bước chân,
và nhắc con về sự hiện diện của Chúa.
Con mong sự hiện
diện ấy lan tỏa
khắp nơi,
để đâu đâu cũng thấy những ngọn đèn đỏ.
Nơi xóm nghèo mùa mưa
nhớp nháp,
nơi lớp học tình thương lúc chiều tà,
nơi những trung tâm phục hồi nhân phẩm,
nơi bảo sanh viện nâng niu sự sống
của trẻ thơ,
nơi khách sạn năm sao, nơi
quán bia đầu ngõ,
nơi các tiệm cho mướn băng video,
nơi tình yêu trong
ngần của đôi bạn trẻ...
Nhưng lạy Chúa, trước hết,
xin cho đời con là một ngọn
đèn,
xin cho chúng con là
những ngọn đèn màu đỏ,
mời người ta dừng lại, trầm tư,
và gặp được Chúa.
|