Bánh
hóa nhiều.
Tôi còn
nhớ, hồi nhỏ mỗi khi ăn cơm mà để
những hạt cơm rơi vãi, thế nào cũng bị
ba tôi giảng cho một bài luân lý giáo khoa thư.
Một
hạt cơm mà thôi cũng do bởi biết bao công lao khó nhọc, như tục ngữ đã
bảo:
Ai ơi
bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hột đắng cay muôn
phần.
Rất may
là chúng ta chưa lâm vào cảnh đói kém, nhiều khi
chỉ vì một nắm cơm mà người ta sẵn sàng
làm những công việc đê tiện.
Trong
những trại tù, thì giây phút quan trọng và cam go nhất
của một ngày là lúc phân phát thực phẩm. Nhiều người chỉ sống cho giây phút này
mà thôi. Sau khi đã lãnh phần ăn, họ đã nhìn
vào chén cơm hồi lâu, rồi cẩn thận nhai nuốt
với tất cả sự trọng kính.
Thế nhưng, cơm bánh chỉ là
một hình ảnh tượng trưng, vì ngoài thân xác ra, con
người còn có một linh hồn, linh hồn ấy
cũng cần phải được nuôi dưỡng
bằng một thứ của ăn
thiêng liêng. Giữa của ăn vật
chất và của ăn thiêng liêng có một mối liên
hệ, tuy mầu nhiệm nhưng cũng lại rất
hiện thực.
Cũng trong những
trại tù, các linh mục âm thầm làm lễ giữa
đêm khuya ngay trong chiếc mùng của mình. Rồi
Mình Thánh được gói trong những mảnh giấy
nhỏ và chuyển đến cho các bạn tù, nhờ
đó mà những tù nhân Công giáo tìm thấy được
niềm an ủi và khích lệ.
Chúa Giêsu cũng đã biết rằng
cái đói là một nỗi bất hạnh và con
người luôn cần tới cơm bánh, vì thế Ngài
đã làm phép lạ cho bánh hóa nhiều để nuôi
sống hàng ngàn người giữa nơi hoang vắng.
Rồi từ đó Ngài đã giới thiệu thứ
của ăn nuôi sống linh hồn,
đó là thịt máu Ngài.
- Thịt Ta thật là của ăn, máu
Ta thật là của uống. Ai ăn
thịt Ta và uống máy Ta thì sẽ được sống
đời đới.
Mặc dù đám đông trước
đó đã nhiệt tình hoan hô Ngài và muốn tôn Ngài lên làm
vua, nhưng với những lời lẽ như thế,
họ đã bỏ Ngài, để rồi chỉ còn mình Ngài
với các môn đệ.
Sự kiện này vẫn
thường xảy ra qua giòng thời gian. Những kẻ không tin tưởng và cho rằng
cái đói của linh hồn là một chuyện hoang
đường, và họ đã bỏ Chúa mà đi. Còn chúng ta thì sao?
Điều quan trọng
đó là chúng ta phải hiểu đúng ý định của
Chúa và cố gắng thực hiện bằng cách siêng
năng tham dự thánh lễ và rước lễ. Việc rước lễ đã ấn
định một lằn mức phân chia những người
tin và không tin.
Đúng thế, thánh lễ
không phải chỉ là một đề mục trong
cuộc sống người Kytô hữu, nhưng đúng là
một phép lạ. Trong phần dâng
lễ, linh mục đại diện cho tất cả chúng
ta dâng tiến Chúa của lễ của cộng
đồng. Trong phần truyền phép, qua tay linh
mục, Chúa Giêsu đã biến đổi bánh rượu
trở nên thịt máu Ngài, đó là giây phút trọng
đại, qua đó Chúa tuôn đổ muôn vàn hồng ân
của Ngài. Việc rước lễ là một bàn
tiệc, để chúng ta được nhận lãnh
của ăn nuôi sống linh hồn.
Nếu hiểu được như
thế, thì mỗi ngày chúng ta hãy cố gắng thực
hiện lệnh truyền của chúa, đó là
- Các con hãy nhận lấy mà ăn…Các con
hãy nhận lấy mà uống…
|