Bánh ban sự sống là do Chúa Cha ban cho.
(Trích trong ‘Lương
Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest).
Chúa Giêsu quả quyết
rằng nguồn mạch vô tận của sự sống
vĩnh cửu là ở nơi Người. Lương thực nuôi dưỡng sự
sống ấy chính là chíng Người, ‘Bánh hằng
sống’. Nói đúng hơn, Người là hiện thân
của đời sống vĩnh cửu, và Người
đã tự ban chính mình làm bánh nuôi sống chúng sinh. Có ba xác
định sau đây:
1) Chúng ta cần ghi nhận trong bài
đọc hôm nay, nó sửa soạn cho điều mà
-gọi là giá trị hy tế của việc Chúa Giêsu
nhập thể giữa nhân loại. Bánh mà ta sẽ ban,
đó là thịt Ta cho thế gian được sống.
Với tư cách là Con Người, Đấng sẽ
tự hiến mình làm hy lễ, Chúa Giêsu-Chúa Giêsu ban cho chúng
ta đời sống vĩnh cửu. Khi Chúa nói lời này
Chúa chưa trải qua ‘Giờ’ của Người,
nghĩa là sự hy sinh của Người trên thánh giá,
sự phục sinh và ân huệ của
Thánh Linh. Vì thế nên Người nói ở thì tương
lai: Bánh mà Ta ‘sẽ ban’. Bánh đó sẽ được ban
cho thế gian được sống. Nhưng
chính qua cuộc tế lễ của Người mà Chúa Giêsu
đem lại sự sống lại cho thế gian.
Điều quan trọng là chúng ta phải nhấn mạnh
là Chúa Giêsu, vào lúc Người loan báo Thánh Thể, đã
thấy trước mắt Thập giá, sự sống
lại, ân huệ của Thánh Linh, nghĩa là cuộc lễ
tế cứu chuộc, đem lại sự sống cho
thế gian. Người ta có thể nói trong
viễn ảnh Chúa Giêsu thấy, thì bánh hằng sống và
cuộc lễ tế của Người, hoàn toàn gắn
liền với nhau.
2) Tại sao trong phúc âm của Gioan, Chúa
Giêsu đã dùng tiếng ‘thịt Ta’, chớ không dùng
tiếng ‘mình Ta’? Thật vậy, trong các phúc
âm Nhất lãm, các thánh sử khác đã dùng tiếng ‘Mình’
trong đoạn nói về bữa tiệc ly. Chúng ta
gặp ở đây một kiểu nói hơi khác, nó có ích
lợi của nó, để nhấn mạnh đến
‘bánh hằng sống’ có tính cách nhất thiết sinh
động; ban sự sống. Trong cách nói
của Thánh Gioan, danh từ ‘Thịt’ ở đây có
nghĩa là chính bản thân sống động của Chúa
Giêsu. Phúc âm của Gioan dùng tiếng ‘Mình’
để chỉ thân xác đã chết của Chúa Giêsu, sau
cuộc khổ nạn trên Núi sọ. Thánh
Gioan đã nhận ra một sắc thái dị biệt.
Chúa Giêsu, Đấng ban ‘thịt’ của mình làm bánh hằng
sống, là Chúa Giêsu vinh hiển, sống động và
truyền thông sự sống. Người
đã đi qua cái chết, song Người là sự
sống. Sau khi nói như vậy, chúng ta hiểu
được những lời truyền phép Mình Thánh
được lặp lại trong các phúc âm Nhất lãm,
đã dùng tiếng ‘Mình’ có liên quan đến Mình và Máu Chúa
Kitô đang sống và ban sự sống. Người ta có
thể nói rằng, trong bối cảnh chung
gồm tất cả các thực tại mà chúng ta tin là xác
thực, Thánh Gioan thích nhấn mạnh đến
phương diện nguồn mạch sự sống
thể hiện nơi phép Thánh Thể.
3) Bánh hằng sống là do Chúa Cha ban. Sau
khi đã dài dòng căn dặn về sự cần thiết
của con người phải nuôi mình bằng chính Chúa, Chúa
Giêsu trở lại nguồn gốc của hồng ân đó. Như Cha là Đấng đã sai Ta,
và Ta sống bởi Cha thế nào, kẻ ăn Ta, sẽ
sống bởi Ta như vậy’. Chúng ta
gặp lại ở đây một trong các hình thức
hơi lộ ra bên ngoài của sự chuyển động
sâu xa bên trong, đang tác động nơi Chúa Giêsu.
Người luôn luôn ý thức là hết mọi sự,
đều do nơi Cha Người và hết thảy đều
phải hướng trở về cùng Cha Người. Thật là điều quan trọng là hôm nay đây,
chúng ta phải chú ý đến sự kiện này, dầu cho
chỉ là vì lòng đoan chính đối với Phúc âm. Não trạng của thế giới chúng ta hiện
nay, bị ảnh hưởng bởi những quan niệm
mệnh danh là khoa học, để tuyên bố là ‘Chúa Cha
đã chết’. Cung cách đọc Phúc âm, vì tinh
thần lương thiện, phải cam kết chống
lại mọi thứ não trạng như vậy, và nếu
có thể, hãy soi sáng nó.
|