Sống
đời đời.
Bài Tin Mừng tiếp tục kể
lại bài giảng về bánh hằng sống của Chúa
Giêsu. Qua bài
giảng này Chúa Giêsu muốn mạc khải về phép Thánh
Thể mà Ngài sẽ thiết lập. Chúng ta hãy ôn
lại ít điều giáo lý về việc rước Chúa,
tức là việc rước lễ, đem lại cho chúng
ta rất nhiều ơn ích lớn lao, có
thể tóm tắt trong bốn điều:
Thứ
nhất, rước Chúa chúng ta được tăng thêm
ơn thánh hóa. Khi chúng ta lãnh các bí tích Thêm
sức, Giải tội, Xức dầu, Truyền chức
thánh và Hôn phối, chúng ta cũng được tăng thêm
ơn thánh hóa. Nhưng khi lãnh bí tích Thánh Thể chúng ta
được tăng thêm ơn thánh hóa nhiều nhất,
vì không phải chúng ta chỉ lãnh thêm ơn thánh mà là lãnh
nhận chính Đấng ban ơn thánh, là chính nguồn
mạch ơn phúc.
Thứ hai, rước Chúa làm chúng ta kết
hiệp mật thiết với Chúa Giêsu và với các anh
chị em tín hữu khác. Cũng như khi chúng ta ăn
bất cứ thứ gì, thì của ăn đó
được biến hóa và trở nên thịt máu vào chính
con người chúng ta. Vậy khi ăn
thịt Chúa, thì thịt Chúa sẽ trở nên thịt máu
chúng ta. Chúng ta sẽ sống trong Chúa và Chúa sẽ sống
trong chúng ta, như Chúa đã phán: “Ai ăn
thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi
ở lại trong người ấy”. Khi đó chúng ta có
thể nói như thánh Phaolô: “Không phải tôi sống nữa
mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Không
những chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa
Giêsu mà chúng ta còn hiệp nhất với anh chị em tín
hữu trong cả hoàn cầu nữa. Bởi vì chúng ta
cùng chia sẻ một lương thực là cùng chia sẻ
một sự sống, nên chúng ta hiệp thông và hiệp
nhất với nhau, như thánh Phaolô đã nói: “Chúng ta ăn mình Chúa nên tất cả chúng ta
đều là một”. Do đó, đã hiệp nhất
với Chúa Giêsu thì cũng hiệp nhất với nhau.
Thứ ba, rước Chúa chúng ta được
tha các tội nhẹ và bảo vệ chúng ta khỏi tội
trọng. Hằng ngày chúng ta phạm
nhiều tội nhẹ trong tư tưởng, ước
muốn, lời nói, việc làm. Những tội này không những không
ngăn trở chúng ta rước lễ, mà chính việc
rước lễ sẽ tha các tội nhẹ cho chúng ta.
Còn khi có tội trọng thì không
được rước lễ. Nhưng chính
việc rước lễ sẽ giúp chúng ta, sẽ gìn
giữ chúng ta khỏi sa ngã phạm
tội trọng, như Công Đồng Tridentinô đã nói:
Việc rước Chúa là một liều thuốc gìn
giữ chúng ta khỏi sa ngã phạm tội trọng”.
Thứ
tư, rước Chúa ban cho chúng ta sự sống đời
đời ngay khi chúng ta còn sống trên mặt đất
này, Chúa Giêsu nói rõ: “Ai ăn thịt
và uống máu tôi, thì được sống muôn
đời”. Chúa không nói người ấy
“sẽ được sống muôn đời”. Chúa nhấn mạnh người ấy
“được sống muôn đời”. Còn việc
bảo đảm sẽ được sống lại sau
này thì chính Chúa Giêsu đã khẳng định: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì
được sống muôn đời, và tôi sẽ cho
người ấy sống lại vào ngày sau hết”.
Như vậy, phép Thánh Thể, sự phục sinh và
cuộc sống vĩnh cửu có tương quan với
nhau, nghĩa là bây giờ nhờ rước Chúa, chúng ta có
đời sống ân sủng, sau khi chết, linh hồn
chúng ta được hạnh phúc trường cửu, và
ngày tận thế, thân xác chúng ta sẽ được
đồng vinh hiển cùng với linh hồn. Anh chị em
có đọc được ở đâu hay tìm thấy
nơi một tôn giáo nào khác có một đấng thần
minh, dám nói như Chúa Giêsu đã nói hôm nay không: “Tôi là bánh
hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này,
sẽ được sống muôn đời”?.
Chúa Giêsu dám nói như thế, vì Ngài có nền tảng, vì Ngài
là Thiên Chúa hằng sống, nên Ngài có quyền ban sự
sống đời đời cho những ai tin Ngài. Ngài là lẽ sống của họ. Trong
những thế kỷ đầu của Giáo Hội, dân
ngoại bỡ ngỡ khi thấy người có
đạo anh dũng chịu chết vì Chúa. Đâu là lý do
của sự can đảm lạ lùng ấy? Thánh
Si-pơ-ri-a-nô trả lời: “Chính nhờ Mình Thánh Chúa Giêsu
gìn giữ mà người có đạo mới ra pháp
trường một cách anh dũng như vậy”. Đời vua Tự Đức, tổ tiên chúng ta
cũng không thua kém các vị tử đạo đầu
tiên ở Rôma. Nhờ đâu? Nhờ rước Mình Thánh Chúa. Bằng
chứng: trong một sắc lệnh cấm đạo
của vua Tự Đức có một điều như
sau: “Không được để cho người ta đem
đến cho kẻ có đạo thứ bánh mầu
nhiệm gì đó, vì thứ bánh ấy làm cho họ không
sợ đau đớn và vui vẻ chịu chết”.
Quả
thực, ăn thịt máu Chúa sẽ tìm
được sức mạnh thánh hóa và can đảm. Thịt máu Chúa còn đem lại hiệu quả
cuối cùng là sự sống lại và sự sống
đời đời. Vì thế, nếu chúng ta
đến dâng lễ mà chúng ta không rước Mình Thánh Chúa,
thì cũng không khác gì đi ăn tiệc
mà không ăn gì cả. Và như thế là chúng ta đã
từ chối ân huệ lớn lao, như nhà vua kia mời
dự tiệc cưới con mình mà bị từ chối,
là năm trinh nữ khờ dại không vào phòng tiệc, là
chôn giấu nén bạc chủ trao cho, là mất kho tàng và
đá ngọc, là vứt hòn ngọc đi. Tóm
lại. Mình Máu Chúa là của ăn không những nuôi
dưỡng linh hồn mà còn tăng thêm niềm tin, lòng yêu
mến và hy vọng, giúp chúng ta sống hào hùng, sống
tốt đẹp ở đời này và bảo đảm
cho chúng ta hạnh phúc đời sau. Vậy
chúng ta hãy quí mến phép Thánh Thể và siêng năng
rước lễ, để lãnh nhận những ơn ích
và những hiệu quả cao quý ấy.
|