BÁNH HẰNG SỐNG TỪ
TRỜI XUỐNG
Chú giải của Fiches Dominicales.
VÀI ĐIỂM CHÚ
GIẢI
1. Bỏ qua “những
lời sầm xì phản đối”
Hôm nay chúng ta vẫn
tiếp tục tìm hiểu bài 'diễn từ về Bánh
hằng sống" đã khởi sự được
đọc từ Chúa nhật trước. Đức Giêsu vừa
long trọng khẳng định: "Tôi là bánh từ
trời xuống”. Manna là của ăn
tạm bợ, mau hư nát phải gợi lên cho con cái lsrael
một cơn đói khác: đói Lời Chúa, một thứ
lương thực duy nhất có khả năng làm cho lòng
người được no đầy phỉ chí. Còn
trổi vượt hơn manna kỳ diệu, Đức
Giêsu tự xưng là "Bánh Trường sinh là mạc
khải quyết định, nên nghe Người là
được mời dùng bữa, hấp thụ lời
Người trở thành lương thực đem lại
kết quả là sự sống . Chúa nói tiếp: "Ai
đến với tôi không hề phải đói, ai tin vào tôi
chẳng khát bao giờ”.
Lời tuyên bố này vì có tính cách thúc ép
họ phải xác định lập trường
đối với Đức Giêsu, nên khiến cho quan
hệ đôi bên trở nên tồi tệ: từ ngộ
nhận này đến ngộ nhận khác đánh dấu
hồi đầu của cuộc đối thoại,
người ta đi tới thái độ không hiểu và
chống đối.
Những điềm báo trước
sự đổ vỡ này được Tin Mừng Gioan
mô tả trong ba nét sau:
] Trước
tiên đã có sự thay đổi từ vựng.
Trước đây, thánh sử dùng những từ
"đám đông" hoặc "dân chúng" để
chỉ đám người Galilê. Chúa nói: Từ nay, Ngài
sẽ nói là những người Do Thái, hiểu nơi này trong
Tin Mừng Gioan không có ý chỉ dân Do Thái chút nào, mà
được hiểu là những chức sắc tôn giáo
ở Giêrusalem, họ là những người đã có
lập trường chống đối Đức Giêsu. Kiểu nói đó, hiểu rộng ra cũng ám
chỉ tất cả những kẻ đã từ chối
tiếp nhận Chúa.
] Thứ đến là
việc lặp đi lặp lại hai động từ
"xầm xì phăn đối" để nêu bật
những phản ứng tiêu cực trong bụng dạ
họ thay cho những thỉnh cầu tỏ tường
và trực tiếp lúc ban đầu. Những động
từ này rõ ràng mang âm hưởng Kinh Thánh vì gợi cho
người ta nhớ đến thái độ phản
loạn của con cái Israel trong hành trình ở sa mạc. X. Léon-dufour giải thích: "Trung
thành với câu chuyện về manna trong sa mạc
được làm nên cho cả chương sách, thánh sử
với những thính giả của Đức Giêsu lúc này
như thế hệ của những người trong sa mạc
xưa: "họ xì xầm, phản đối”, những
khác nào cha ông họ xưa tỏ ra cứng đầu
cứng cổ, bị cơn đói dày vò, đã buông lời
kêu trách ông Môsê vì đã dẫn đưa họ ra khỏi
đất Ai Cập. Mối liên hệ giữa hai bản
văn là sự thiếu lòng tin (...) Trong sa mạc khi
những người Do Thái xì xầm phăn đối ông
Môsê, ông đã trả lời rằng không phải họ
đã phản đối ông, mà chính là đã phản
đối Đức Giavê vậy". Có thể là Gioan
thích dùng động từ "xì xầm phản
đối" hơn bất cứ động từ nào
khác, vì từ ấy thích hợp hơn để gợi ý
rằng từ chối tin vào Đức Giêsu chính là từ
chối đi theo chương trình của chính Thiên Chúa
vậy. Ở 6,35-40, Đức Giêsu
đã nhấn mạnh đến việc Người
được “Chúa Cha sai đến và người hoàn toàn
làm trọn ý Cha Người" ("Lecture de l'evangile selon
Jean"; cuốn 11, trang 152).
] Sau cùng có vấn
nạn gay gắt họ đưa ra: "Ông này chẳng
phải là ông Giêsu, con ông Giuse đó sao? Cha
mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả. Sao bây
giờ ông ta lại nói: Tôi từ trời xuống”. Họ
nghĩ bụng: "Quả thực, có thể nhìn nhận
cái gốc gác thần linh ông ta đòi, nơi một kẻ
mà người ta biết rõ cả gia đình, nghề
nghiệp và địa vị xã hội được
chăng?”
2. Tiếp đến lòng tin vào
Đức Giêsu, Đấng Thiên Chúa sai đến.
Không những không
nhẹ giọng, Đức Giêsu còn lên tiếng mạnh
mẽ quả quyết rằng Người từ Thiên Chúa
mà đến, rằng chỉ mình Người đã thấy
Chúa Cha.
Tin Đức Kitô là tuyên xưng Người có nguồn
gốc từ trời, không căn cứ vào những vẻ
bề ngoài, không nệ vào những gì ta biết
được về liên hệ gia đình và xã hội
của Người. Tin chính là khởi đi
từ dấu chỉ để học cho biết nhận
ra và hết lòng tin cậy vào Đấng Chúa Cha sai
đến. Và đó hẳn không phải là chuyện
con người một mình tiến hành; chỉ những ai
được Chúa Cha lôi kéo mới đến
được với Đức Kitô thôi: "Chẳng ai
đến với tôi được, nếu không
được Chúa Cha, là Đấng đã sai tôi, lôi kéo
người ấy”.
Dựa vào những
lời hứa và hình ảnh tiên báo của Cựu
Ước, Đức Giêsu liền tuyên bố rằng
những lời hứa và hình ảnh ấy nay đang
ứng nghiệm nơi bản thân Người.
Vị ngôn sứ xưa đã loan báo
rằng Thiên Chúa sẽ tỏ mình ra cho toàn thể dân
Người: "Mọi người sẽ
được chính Thiên Chúa dạy dỗ" (ls 54,13 và 11,8 hoặc Giê 31,34). Chính
bây giờ là lúc Đức Giêsu khẳng định -
lời hứa ấy được ứng nghiệm.
Người còn nói với họ: Chính bây giờ là lúc Chúa
Cha kêu gọi các ông và lôi kéo các ông đấy, bởi lẽ
lời dạy dỗ của Tôi là lời dạy dỗ
của Chúa Cha; người mà các ông chỉ muốn coi là
"con ông Giuse" chính là mạc khải trọn vẹn
của Thiên Chúa đã được các ngôn sứ loan báo
trước.
Manna, lương thực lạ lùng
đấy, nhưng tạm bợ, đã không thể
giữ cho lớp người ở sa
mạc khỏi phải chết. Còn Đức Giêsu, vì
Người bởi Thiên Chúa mà đến, mới thực
là "bánh hằng sống”, bánh đem lại phúc
trường sinh: "Tổ tiên các ông đã ăn
manna trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh
từ trời xuống, ai ăn thì
khỏi phải chết”.
Ở câu 51: "Bánh tôi sẽ ban tặng,
chính là thịt tôi đây để cho thế gian
được sống”, Đức Giêsu loan báo cái chết
của Người là ân huệ, một ân
huệ nguồn sống. Đây là câu chuyển tiếp sang
phần hai của "Diễn từ về Bánh hằng
sống" chúng ta sẽ đọc vào Chúa nhật
tới.
A.Marchadour muốn lưu ý ta rằng:
"Trong bối cảnh lịch sử rõ ràng là bài diễn
từ về bánh hằng sống này không thể trực
tiếp ngụ ý nói về bí tích Thánh Thể, càng không
thể hiểu được là bữa ăn sau hết,
cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu. Vậy ta nên coi đây là mặc khải về
chính bản thân con người Đức Giêsu.
Nhưng vì được viết sau Phục sinh, cùng
với những từ ngữ mang âm sắc mạnh mẽ
của việc cử hành Thánh Thể, thì rõ ràng là toàn
bộ chương 6 là một bài diễn từ gợi
lại cùng một lúc lòng tin và bí tích Thánh Thể với
một tỉ lệ đảo ngược: từ câu 51-52
trở đi, nốt chủ âm là bí tích Thánh Thể (51/71),
còn từ đầu chương cho đến câu 51, thì
lòng tin vào Đức Giêsu Đấng Mạc Khải chính là
nốt chủ âm thứ nhất (1/51) vậy. (Sđd, trang
107)
BÀI ĐỌC THÊM
1. "Sâu thẳm lòng
tin"
(Đức
Cha L.Daloz, trong ‘Nous avons vu sa Gloire’, Desclée
de Brouwer, trang 85-86).
Những lời Chúa nói
gây nên trong đám đông một cuộc tranh luận sôi
nổi.
Như Cộng đồng Israel trong sa mạc, vì sợ
chết đói, nên đã xầm xì phản đối hai ông
Môsê và Aaron thế nào, thì những người Do Thái, như
Tin Mừng cho biết, cũng bắt đầu xầm xì
phản đối Đức Giêsu như vậy. Lời
quả quyết của Người có vẻ lố
bịch: ông này chẳng phải là ông Giêsu, con ông Giuse đó
sao? Cha mẹ ông ta chúng ta đều biết
cả. Vấn đề nhân tính của
Đức Giêsu được họ đặt ra rất
gay gắt. Con người này, người ta biết
rõ gia đình của ông, thế mà ông ấy lại quả
quyết mình từ trời xuống! Đó là cái nút thắt
của mầu nhiệm mà sau này các Công đồng và các nhà
thần học sẽ cố gắng tập trung nghiên
cứu, mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Con
vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật.
Vào thời điểm Tin Mừng Gioan được
viết ra, các tín hữu đã suy niệm mầu nhiệm
này rồi, nên không lạ gì mầu nhiệm ấy đã
được trình bày cho chúng ta một cách khá rõ ràng.
Đây là một vấn
đề luôn có tính thời sự. Cả chúng ta cũng
phải đối diện với mầu nhiệm này
nữa, nếu ta muốn tiếp nhận Đức Giêsu
đúng như chân tính của Người: vừa gần gũi vừa khiến ta ngỡ ngàng, vừa
dễ hiểu vừa nhiệm mầu. Để
được như vậy, thì ta cần phải
để cho Chúa Cha lôi kéo, để Người nói
với con tim ta: “Chẳng ai đến
với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng
đã sai tôi không lôi kéo người ấy”. Đức Giêsu
vừa rất gần gũi, rất người,
mà cũng xa cách biết bao. Để nhận
biết Người cho đúng, ta phải "đến
với Người”. Trong con
người Giêsu ấy mà ta tưởng là đã nắm
được lý lịch, ta sẽ khám phá ra Đấng
đã thấy Chúa Cha, Đấng có quyền cho mọi
người sống lại trong ngày sau hết.
Đức tin ngay từ bây giờ đưa ta đi vào
cuộc sống đời đời: "Thật, tôi
bảo thật các ông ai tin thì được sự
sống đời đời”. Đây chính là
một giai đoạn mà ta phải quyết định.
Đằng sau vẻ ồ ạt bên ngoài của đám
đông theo Đức Giêsu vì Người đã thỏa mãn
nhu cầu cơm bánh của họ, đằng sau ngay
cả vẻ tán đồng của các môn đệ vì
đã nhìn thấy qua các dấu chỉ của Người,
vinh quang Chúa tỏ hiện, thì bước sau cùng tiến
đến lòng tin vẫn là ngoan ngoãn để Chúa Cha lôi
kéo. Những con mắt thịt của ta chỉ có thể
trông thấy những cái bên ngoài; còn trực giác của ta
chỉ có thể làm cho ta cảm nghiệm được
mầu nhiệm. Việc tuyên xưng niềm tiến
chỉ nảy ra trong lòng và tràn trên môi miệng ta nấu
Thiên Chúa rọi sáng cho con mắt tâm hồn của ta và ta
được ánh sáng hướng dẫn. Ta có lòng tin sâu
thẳm khi trong mật thiết sâu xa và huyền nhiệm
Chúa đến gần gũi ta và ta
tự do dâng hiến toàn thân và dấn thân cho Người
2. “Chúng ta có tránh khỏi sầm xì không”.
(H.Vulliez, trong "Dieu si proche, Năm
B", Desclée de Brouwer, tr. 137).
Khi những tiếng
xầm xì, nhỏ to nổi lên từ một đám đông,
thật đáng buồn. Những lời xầm xì nham
hiểm, tệ hơn những lời phản đối
mạnh mẽ! Không có gì đáng sợ và có sức phá
hoại hơn thái độ khinh thị ngạo mạn
này. Khi lang thang trong sa mạc, dân Do Thái đã luyến
tiếc "những củ hành và miếng thịt"
của Ai Cập mà quên đi kiếp nô lệ phũ phàng
đã phải chịu. Họ bắt đầu xầm xì
phản đối ông Môsê và Aaron.
Thực ra chính là
họ đứng lên chống lại chính Thiên Chúa. Trong
cả bộ Kinh Thánh, từ "xầm xì phản
đối" đều có một ý nghĩa đạo
đức nhất định. Đó sẽ là sự
biểu lộ thái độ ngoan cố chối từ
kế hoạch Chúa muốn cho con người. Như ta
thấy biểu lộ trong phần đầu chương
6, Tin Mừng Gioan: những người lãnh đạo Do
Thái giáo chối từ "bánh hằng sống”. Xa hơn
(Ga 6,61) ta thấy thái độ chối từ của chính
các môn đệ. Những lời xầm xì thường là
thái độ chối từ chưa dám đem niêm yết
công khai vậy.
Liệu chúng ta có tránh
khỏi thái độ xầm xì không?
|