Của ăn cho cuộc sống muôn
đời
(Suy niệm của Cố Lm. Hồng Phúc)
Sách Xuất hành là sự tích của dân
tộc Chúa được cứu thoát khỏi ách nô lệ
Ai cập và lưu hành trong 40 năm qua sa
mạc để về đất Chúa hứa. Trong cuộc hành trình lâu dài ấy, vấn
đề ẩm thực là mối lo hằng ngày. Nhưng Thiên Chúa là tình thương hằng lo
lắng cho dân Người. Đành rằng suốt
cuộc hành trình, không phải họ chỉ ăn
chim cút và manna, mà còn nhiều thứ khác nữa như súc
vật họ chăn nuôi và hoa quả cây rừng. Nhưng
chim cút và manna là hai thực vật làm cho họ ngỡ ngàng
và ghi nhớ hơn cả và họ coi đó là ơn
Trời, là dấu chỉ hồng ân
của Chúa.
Trong khi họ kêu rên, nhớ lại những
“nồi thịt ở Ai cập” thì chiều hôm ấy có
bầy chim cút bay tới rợp trời và sáng hôm sau, xung
quanh trại, có những vật gì nhỏ nhỏ tròn tròn
như bột sương đông đặc. Dân thấy
vậy hỏi nhau: “man-hu” (cái gì vậy?) và Môsê nói: “Đó là
bánh Chúa ban cho anh em ăn”. Từ đó, dân chúng gọi bánh
ấy là manna, “bánh bởi trời”, bánh đó còn
được lưu giữ trong hòm bia
Nhà Tạm, như một tang chứng tình yêu của Thiên
Chúa đối với dân Người. Bánh đó còn
được gọi là “bánh ban sức mạnh”, “bánh các
Thiên Thần”, hình ảnh mà Phaolô sẽ gọi là “của ăn
thiêng liêng” ám chỉ phép Thánh Thể (Icor. 10,3).
Phép lạ Chúa hóa bánh ra nhiều
xảy ra trên cánh đồng “đầy cỏ xanh” phía
đông bắc biển hồ. Sáng hôm sau,
dân chúng đi tìm Chúa, nhưng không gặp, họ liền
xuống thuyền trở về Caphanaum và gặp Ngài ở
đó.
Họ đi tìm, nhưng
người ta đi tìm gì? Người ta hay đi tìm
những thứ thỏa mãn nhu cầu vật chất
như cơm ăn, áo mặc, nước uống, sức khỏe và đặt tất cả
thời giờ vào việc ấy. Họ không
đi tìm “điều cần thiết độc nhất”
là Thiên Chúa, và Chúa Giêsu đến để làm cho họ hiểu
điều đó. Họ lầm tưởng rằng
Chúa đang còn ở bờ hồ bên này, nơi họ
vừa được ăn no nê.
Nhưng Chúa đã qua bờ bên kia
rồi, nơi Chúa sẽ nuôi họ bằng của ăn
thiêng liêng. Đành rằng Chúa không quên đời sống
vật chất, cũng cần thiết, nên Chúa dạy
phải xin của ăn lương
thực hằng ngày. Nhưng Chúa đã qua bờ bên kia để dạy cho họ biết tìm
kiếm một của ăn cần thiết hơn.
Vì thế, khi gặp lại họ, Gioan
thuật lại bài giảng của Chúa về Bánh hằng
sống: “Ta bảo thật các ngươi, các ngươi
tìm Ta, không phải các ngươi đã thấy những
dấu lạ, nhưng là vì các ngươi đã
được ăn bánh no nê. Các
ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng là vì của ăn
tồn tại cho đến cuộc sống muôn
đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các
ngươi. Người là Đấng mà Thiên
Chúa đã ghi dấu”.
Của ăn cuộc
sống muôn đời mà Chúa muốn nói là của ăn gì? Hẳn là Gioan đã suy nghĩ và ghi sâu vào tâm
khảm ý nghĩa đích thực Chúa muốn nói.
Mấy lúc này, Chúa đã chuẩn bị tâm hồn các Môn
đệ để họ chấp nhận cái chết
của Ngài sắp xảy ra, để làm giá cứu chuộc
nhân loại, như một của lễ hy sinh. Để cụ thể hóa việc sắp xảy
ra, Ngài sẽ lập nên phép Thánh Thể trước mặt
các ông. Thánh Thể và Thánh Giá gắn
liền với nhau như hình với bóng không tách rời
được. Vì thế, hôm nay Chúa nói rõ: “Ta bảo
thật các ngươi, nếu các ngươi không ăn
thịt Con Người và uống Máu Ngài, các ngươi
sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự
sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ
ấy sống lại ngày sau hết”. Chúa khêu gợi sự
tò mò và chú ý của dân chúng để họ nghĩ
đến một của ăn bí nhiệm mà Con
Người sẽ ban cho họ…, một thứ manna đích
thực “từ trời xuống và ban cho thế gian”.
Nhưng họ không hiểu hay không muốn hiểu. Chúa
kết kuận: “Chính Ta là bánh ban sự sống, ai đến
với Ta sẽ không hề đói, ai tin vào Ta sẽ không hề
khát bao giờ ”. Chúa
đến để nuôi sống linh hồn chúng ta.
Trong trại
cải tạo Cách mạng văn hóa của Mao Trạch
Đông, có một ông già trạc 40 tuổi tên là Shah. Mọi người biết ông là một linh
mục dòng Kitô. Ông rất có lòng bác ái thương
người, giúp đỡ các bạn tù, trong số có
một người ký giả Anh, Công giáo nhưng không
giữ đạo. Một hôm giữa trời
đông rét. Ông Shah kéo người
bạn tóc vàng ra một nơi và hỏi:
- Anh là
người Công giáo phải không?
- Phải
- Hôm nay là lễ
Giáng Sinh, anh quên rồi! Thôi đi theo tôi,
xuống hố đất đàng kia, tôi sẽ cùng anh
dâng Thánh lễ.
Cả
hai xuống một hố sâu có bờ đắp cao. Ông Shah giấu
ở đó một mẩu bánh mì và một cái tô nhỏ có ít
rượu nho. Giữa cảnh hoang lạnh, vị linh
mục làm lễ…
Người bạn tù cảm động, tự nhiên
khịu xuống, ăn năn sám hối
và được chịu lễ. Cả hai
vội vàng bước lên khỏi hố. Một tên
lính hỏi cha Shah:
- Mày đi đâu
đàng kia?
- Hôm nay, lễ
Giáng Sinh, giờ giải lao, tôi đi
cầu nguyện!
Người lính
dẫn ông đi và từ đó, người ta không còn
gặp lại ông nữa! Người bạn tóc vàng sau
đó được trả tự do và đã thuật
lại thánh lễ Giáng Sinh của vị linh mục tên Shah,
đã đưa ông trở lại với Chúa.
“Con người được ăn bánh của những vị hùng anh.
Người ban cho họ được bánh
bởi trời”. (Tv. 77 –
Đáp ca)
|