Yêu quý mảnh bánh vụn.
(Suy niệm
của Lm. Jos Nguyễn Hữu An)
Phép lạ
hoá bánh ra nhiều được bốn thánh sử ghi lại cả
trong bốn Phúc âm (Mt. 14,13-21; Mc. 6,31-34;
Lc 9,10-17; Ga 6,1-13). Matthêu và Maccô
còn kể thêm Chúa làm
phép lạ lần thứ hai nữa (Mt 15,32-38;Mc 8,1-10).
Nhìn thấy đám
đông, Chúa Giêsu chạnh lòng thương. Họ đói khát, nghèo khổ,
bệnh tật, bơ vơ.
Họ đi tìm Chúa để
được chữa
lành, được an ủi, được
dạy dỗ. Chúa đã yêu
thương họ và muốn tặng
cho họ một bữa tiệc đơn sơ bất
ngờ ở ngoài trời. Ta mua đâu bánh cho
họ ăn
đây? Chúa muốn đưa
các môn đệ
đi vào mối bận tâm của Ngài,
cần sự cộng tác. Các môn đệ thất vọng vì chỉ có
5 chiếc bánh lúa mạch và 2 con cá nhỏ.
Phản ứng các môn đệ
được ghi lại trong 4 phúc âm: - Matthêu:
Ở đây chúng tôi chỉ có
5 chiếc bánh và 2 con cá thôi.
- Marcô: Thế chúng tôi phải
đi mua 200đ bạc bánh mà cho họ
ăn sao?
-
Luca: Chúng tôi không có hơn
5 chiếc bánh và 2 con cá, hoạ
chăng là chúng tôi phải
đi mua thức ăn cho cả toàn
dân này - Gioan: Philipphê thưa: Có mua
hết 200đ bạc
bánh cũng chẳng đủ phát cho mỗi
người một miếng nhỏ. Anrê nói: Ở đây có một
em bé có
5 chiếc bánh lúa mạch và hai con cá
nhưng với bằng ấy người thì thấm vào đâu!
Phản ứng
của các môn đệ là bế tắc,
muốn thoái thác phủi tay. “Nơi
đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy giải tán đám đông, để họ vào các làng
mạc mua lấy thức ăn” (Mt 14,15) Đó là giải
pháp hợp lý. Lo cho hàng
ngàn người ăn là
ngoài khả năng các môn
đệ. Đó cũng là giải pháp nhẹ nhàng, ai lo phần nấy, tự đi mua lấy
thức ăn. Nhưng đó là giải
pháp không được Chúa Giêsu chấp nhận. Chúa muốn các môn đệ nhận lấy trách nhiệm: Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy
cho họ ăn đi.
Đức Giêsu cầm
5 chiếc bánh và 2 con cá hướng
nhìn về trời cao, đọc lời chúc tụng thì những bế tắc âu lo của các môn đệ
đã được
giải toả.
Đám đông ăn no nê.
Phép lạ
xảy ra do quyền năng Thiên Chúa và
sự cộng tác của con người. Chúa không làm phép
lạ ngay tức khắc biến bánh và cá thành
một núi thức ăn
để người
ta tự do đến lấy. Chúa cũng không tự tay phân
phát lương thực. Chúa trao bánh và cá cho
các môn đệ.Các
môn đệ trao cho mọi
người. Mọi người
trao cho nhau. Đó là bài học
lớn lao
của phép lạ hoá bánh.
Khi mọi người chia sẻ cho
nhau, quan tâm giúp đỡ
nhau trong tình thương, biết bẻ ra, trao đi
thì Chúa Giêsu làm phép
lạ hoá nhiều.
Anh em hãy thu lấy những miếng thừa kẻo phí đi.
Với 5000 người
không để đàn bà con nít, vậy số người rất đông, cả một rừng người. Có cả ngàn ngàn
chiếc bánh được phát ra. Bánh nhiều như
vậy tại sao Chúa lại
tiếc những miếng bánh vụn còn dư?
Tại sao Chúa lại bảo thu
lại những mảnh vụn?
Chắc chắn
nguyên nhân của phép lạ hoá bánh
ra nhiều là “Ta thương đoàn dân này”,
vì “Ta không muốn để họ đói”, vì “Ta sợ rằng họ lả dọc đường” (Mt 15,32). Chúa Giêsu
quý những mẫu bánh vụn vì nó
là phép lạ
của Chúa. Nó là tình thương,
là ơn sủng, là ơn cứu độ của Chúa trao ban. Tình yêu và
ân sủng
như ngọn pháo bông, khi
tung vỡ trên bầu trời thành trăm ngàn vụn nhỏ thì càng rực
rỡ huy hoàng. Khi tấm
bánh được bẻ ra trên
bàn thờ nó trở thành
nhỏ bé mỏng manh nhưng vẫn đầy tràn quyền năng và ơn thánh.
Khi hiến lễ đền tội cho nhân
loại của Đức Kitô trên đồi Calvê tan ra, vóc
dáng Người sụp xuống thì cũng chính
là lúc ơn
cứu độ như nắng vỡ, lan
ra chảy tràn kín vũ
trụ.
Chúa Giêsu
quý những mảnh bánh vụn, Chúa bảo các môn
đệ thu
lại để dạy chúng ta đừng lãng phí ân
huệ Chúa ban. Sức khoẻ, thời gian, tài năng, trí tuệ đều
là ân
huệ được
ban tặng, cần trân trọng nâng niu gìn
giữ. Trong ơn sủng của Chúa không có gì
là những mẫu vụn bé nhỏ tầm
thường.
Đức Hồng
Y FX Nguyễn Văn Thuận đã từng khuyên rằng: “Muốn nên thánh, con hãy làm những
việc thường,
có khi xem
ra vô ý nghĩa
nhất. Nhưng con đặt vào đó tất cả niềm mến yêu của
con”(ĐHV 814). “Nhìn cây cổ
thụ sum sê, con đừng quên rằng, từng trăm năm trước nó đã khởi sự từ một hạt giống tí ti” (ĐHV 816). “Tự nhiên có ai lên
đỉnh núi Hy-mã-lạp-sơn được?
Tự nhiên có ai
lên cung trăng được?
Thử thách, hiểm nguy, ôn luyện,
chuyên cần mỗi ngày, nhiều ngày mới đạt được đích họ hy vọng”
(ĐHV 817).
|