Tiết
kiệm.
Sau
khi đã làm phép lạ, từ năm chiếc bánh và hai con
cá, nuôi sống hàng ngàn người giữa nơi hoang
vắng, Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ đi
thu lượm những mẩu bánh vụn, đừng
để nó vương vãi phí hoài. Từ lệnh truyền
đơn sơ vắn vỏi này, tôi muốn chia sẻ
một vài ý tưởng về sự tiết kiệm,
một nhân đức rất cần thiết trong hoàn
cảnh kinh tế gia đình chúng ta đang gặp phải
nhiều khó khăn.
Tại sao gia đình chúng ta lại lâm
vào cảnh nghèo túng?
Dĩ nhiên có nhiều lý do, vì thế này, vì thế kia. Nhưng một nguyên nhân
chính tạo nên cảnh nghèo túng, đó là sự thiếu
cần kiệm.
Thực
vậy, tục ngữ đã bảo:
Giàu đâu đến kẻ ngủ
trưa,
Sang đâu đến kẻ say sưa
tối ngày.
Nhiều
khi chúng ta tiêu xài một cách hoang phí, theo kiểu con nhà lính,
tính nhà quan, bóc ngắn cắn dài, mua sắm và ăn
nhậu một cách quá lố, khiến cho công nợ
chồng chất, lãi mẹ đẻ ra lãi con, lãi con
đẻ ra lãi cháu, không biết đến bao giờ
mới trả cho hết nợ. Trong khi đó, sự
tiết kiệm lại là một điều kiện
cần thiết để ổn định đời
sống vật chất trong gia đình, đem lại
nếu không phải sự giàu sang thì cũng là sự
ấm no. Bởi vì, tiền bạc như núi, ăn hoài thì cũng phải hết. Do đó
từ ngàn xưa người ta đã đưa ra những
lời khuyên bảo:
- Tích tiểu
thành đại.
- Tích cốc phòng
cơ, tích y phòng hàn.
- Nhiều dòng
nước nhỏ sẽ tạo nên con sông lớn.
- Đại phú
do thiên, tiểu phú do cần.
Dân Ý
Đại Lợi thì nói:
-
Sự
sung túc có được do hai bàn tay. Bàn tay này, đó là tài năng, Còn bàn tay kia, đó
là sự tiết kiệm.
Trong
khi đó người Thổ Nhĩ Kỳ thì bảo:
-
Sở
dĩ người ta trở nên giàu có, một là do cần
cùlao động, hai là do tiết kiệm trong việc chi
tiêu.
Tại
nơi mở chương mục tiết kiệm ở các
ngân hàng, người ta thường vẽ hình con gà mái
ấp quả trứng vàng, có ý muốn nói những
đồng tiền tiết kiệm bỏ vào đó sẽ
sinh nhiều lợi lộc, sẽ đem lại cho chủ
nhân những trái trứng bằng vàng.
Lafontaine
có kể lại một câu chuyện ngụ ngôn như
thế này:
Con ve sầu suốt mùa hè chỉ
biết ca hát, cho nên khi mùa đông trở về và gió
bấc thổi tới, liền bị chết đói. Trong
khi đó giòng họ nhà kiến, suốt ngày thu
tích lương thực, dè sẻn từng hạt gạo,
dù có mưa bão hay lạnh giá, đời sống vẫn
được bảo đảm an toàn.
Sự
tiết kiệm, như người xưa diễn tả
có ba cái lợi chính:
Thứ
nhất, tự mình an phận không
cần đến kẻ khác là giữ lấy chữ
liêm. Thứ hai giảm việc phụng
dưỡng cho bản thân để cấp đỡ
người khác là mở cái đức. Thứ ba nhịn cái không đủ trước
mắt, hầu lưu chỗ còn thừa cho tương lai,
là lo đến việc phòng thân.
Có một thanh niên tới một ngân hàng
xin việc, lúc đầu ông Giám đốc đã từ
chối, nhưng khi chàng đi ra, ông Giám đốc thấy
chàng cúi xuống nhặt một chiếc kim gút bị
rơi trên đất, liền gọi lại và thâu nhận
chàng, vì ông Giám đốc đánh giá chàng là một
người tiết kiệm, sẽ không làm hao tốn tài
sản của ngân hàng sau này.
Để
kết luận tôi xin đưa ra một nguyên tắc trong
việc tiêu dùng như thế này: Đối với những việc cần thiết
và hữu ích, dù có phải tốn bao nhiêu cũng không xót,
trái lại đối với những việc xa xỉ và
thừa thãi thì một đồng, một cắc cũng
không.
Đừng tiêu xài một cách hoang phí. Bởi vì, cái hôm nay không
cần, biết đâu ngày mai sẽ cần. Cái chúng ta bỏ đi biết đâu lại là cái
lợi ích cho người khác.
|