Phúc Âm đã phản ánh trong Thánh Lễ.
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng” – Charles E. Miller)
Thời gian thánh Gioan đã viết
Phúc Âm của
Ngài vào khoảng sau mười năm sau cái chết
và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, việc cử hành bí
tích Thánh Thể vào Chúa
Nhật đã được hình thành và thiết
lập như một sự diễn tả những gì có nghĩa là
một môn đồ của Đức Kitô. Thánh Gioan đã
viết chương
sáu của ngài theo
cách để cho những người đọc mường tượng
thấy ngày Chúa Nhật của họ khi suy niệm
Phúc Âm của
ngài. Hầu như hai mươi thế kỷ sau chúng
ta vẫn còn thể thấy
rõ được thực tại này.
Chương thứ sáu mở ra bằng
việc kể lại sự kỳ diệu Chúa Giêsu nuôi
năm ngàn người với năm chiếc bánh và hai
con cá. Theo những
lời của Thánh Gioan, đó
là một đám đông khổng lồ. Thánh Lễ không phải là một việc
sùng kính riêng, hoặc là một cuộc
hành hương với một vài người. Đó là một việc
cử hành với một đám đông người, xuyên qua khắp thế giới là những
dân của Thiên Chúa.
Thánh Gioan đã
chú ý đến lễ Vượt Qua của người Do thái thì gần
đến. Đó không phải là một
sự tình cờ mà là
một thời gian trong năm
đã được
đề cập đến như là ý nghĩa của bí tích
Thánh Thể. Hy tế Tạ
ơn là một cuộc Vượt Qua của người Kitô giáo chúng ta,
việc cử hành hy tế
này đã ban cho chúng ta
như môt dân của Thiên
Chúa. Trong kinh nguyện thứ bốn chúng ta kêu
lên rằng: “Lạy Chúa bởi thánh giá và sự
Phục Sinh của Ngài, Ngài đã giải
thoát chúng con, Ngài là Đấng
cứu độ thế gian.”
Thánh Gioan đã tiếp
tục quan sát khi diễn
ra việc nuôi sống đám đông, một cậu bé đã hiến
dâng năm chiếc bánh và hai con cá
cho Chúa Giêsu. Điều đó có vẻ như là không có
gì khi so sánh với nhu cầu của
một số đông người như thế. Trong cùng cách đó
nơi Thánh Lễ, một số người đã mang rượu
và bánh để
bắt đầu chuẩn bị những của lễ. Họ là cậu bé
của Phúc Âm và những
của lễ dâng cho vị
linh mục thì không ý nghĩa
gì khi so sánh với những gì chúng sẽ trở thành.
Trong câu chuyện
về những chiếc bánh mà Chúa Giêsu
đã thực hiện những hành động hy tế. Chúa Giêsu đã cầm lấy những chiếc bánh và dâng
lời tạ ơn. “Từ
Eucharist có nghĩa là dâng lời
tạ ơn”. Ở điểm này, thánh Matthêu
trong Phúc Âm của ngài
đã kể lại cho chúng
ta một chi tiết rất quan trọng. Ngài kể rằng
sau khi Chúa
Giêsu nhìn lên trời, dâng lời tạ ơn, Ngài cầm lấy bánh bẻ ra và
trao cho các môn đệ
để phân phát cho dân
chúng. Cái nhìn này chính xác giống
như những gì đã xảy
ra nơi Thánh Lễ khi vị linh
mục được
trợ giúp bởi một vị thừa tác viên Thánh
Thể đặc biệt.
Còn cá thì thế nào? Chúng không phải
là một phần trong bữa ăn hy tế của chúng ta
nhưng cá là một dấu hiệu rất cổ xưa mà
nay vẫn còn lưu hành, biểu tượng của người
Kitô hữu. Những chữ đầu trong tiếng Hy
lạp là Giêsu Kitô: “Giêsu Con Thiên Chúa, Đấng cứu
độ”. Là những mẫu tự đầu vẫn
được đánh vần bởi tiếng Hy lạp
của chữ cá: “ICHTHUS.” Vì thế mọi người
đều rất thích với ý nghĩa dấu hiệu này,
họ chú ý đến cá là cho họ nhớ rằng Thiên
Chúa đã yêu thương chúng ta đến nỗi Ngài
đã ban Con duy nhất của Ngài, để cứu
độ chúng ta qua hy tế mà Ngài đã dâng chính mình Ngài
trên thánh giá. Hy tế Thánh Thể là một tưởng
nhớ sống động của lễ hy sinh này. Trong lúc
cử hành hy lễ chúng ta tuyên xưng cùng Đức Kitô:
“Chính bằng sự chết Ngài đã phá huỷ sự chết
của chúng ta, bằng sự sống lại, Ngài đã
phục hồi sự sống của chúng ta”.
Vì Chúa Nhật thứ bốn kế
đó chúng ta sẽ nghe tiếp chương thứ sáu
của thánh Gioan, và mỗi ngày Chúa Nhật chúng ta lại
càng đi sâu hơn vào hy tế Thánh Thể.
|