HÓA BÁNH RA NHIỀU ---
Chú giải mục vụ của
Alain Marchabour.
Tương
quan với sách Nhất Lãm
Bài
trần thuật này là phép lạ duy nhất được
cả bốn sách Tin Mừng thuật lại. Rất có
thể Gioan có trước mắt một truyền khẩu
rất cổ xưa, song song với truyền khẩu
của các sách Nhất Lãm, đặc biệt với các
phần sau đây: hoá bánh ra nhiều, đi qua biển
hồ, ông Phêrô tuyên xưng đưc tin (x. Mc 8). Tuy nhiên
Gioan vẫn ghi dấu ấn riêng của mình.
Dẫn
nhập (cc. 1-4)
Bài
trần thuật được dẫn nhập bởi
một công thức mập mờ “chung chung”, quen thuộc
với Gioan: “sau đó” (từ gặp công thức này trong 3,22;
5,1.14; 6,1; 7,1; 19,38; 21,1). Chúa Giêsu, các môn đệ, dân chúng
(“đông đảo dân chúng”, dụng ngữ bất
thường nơi Gioan), ngọn lửa bên kia Biển
Hồ, thời điểm lễ Vượt Qua: các nhân
vật, hoàn cảnh, địa điểm và thời gian
được xác định ngay từ đầu.
Đồng thời chủ đề “đi theo Chúa Giêsu”
cũng được dẫn nhập vào; chủ
đề này sẽ được lặp đi lặp
lại trong suốt chương này. Việc sắp
đến lễ Vượt Qua, việc xác định
địa điểm ở trên núi, việc nhắc
lại các dấu lạ (chữa lành những kẻ đau
ốm), tất cả đều tạo cho các độc
giả thân quen một sự gần gũi (ngày càng sẽ
trở nên rõ ràng hơn) với biến cố Xuất hành
và với ông Môsê.
Dấu
lạ (cc. 5-13)
Ngay
từ đầu, bài trần thuật tập trung vào Chúa
Giêsu. Người là nhân vật điều hành mọi
sự: Người nhìn thấy đám đông, hỏi ông
Philipphê khi biết rõ mình sắp làm gì. Người ra
lệnh cho ngồi xuống. Chính Người cũng
khởi đầu việc phân phát bánh. Luôn luôn
được sự thông hiểu của mình hướng
dẫn, “Người biết họ sắp tôn mình làm vua”
(c. 15), nên lánh mặt đi lên núi một mình.
Có hai
ẩn ý liên quan đến Kinh Thánh: trước hết liên
tưởng đến Elisê (2V 4,42-44), hoá bánh lúa mạch ra
nhiều đến nỗi “ăn xong hãy còn dư như
lời Chúa phán”, nhất là so chiếu với manna mà Thiên
Chúa ban cho dân Người theo số lượng quy
định. Khác hẳn với thời kỳ Xuất hành,
ở đây không có định lượng (còn lại
được mười hai thúng bánh), mà có sự kỳ
diệu (cỏ tươi xanh tốt nhắc đến
những đồng cỏ xanh tươi của Tv 23,1-2
nơi mục tử thời Mêsia sẽ chăn dắt
đoàn chiên của mình. Thời kỳ Xuất hành, mà
người Do Thái mong đợi cho thời cuối cùng,
được lặp lại; vị ngôn sứ đang
ở kia và dân chúng muốn tôn Người làm vua.
Chúng
ta cũng nên thêm rằng, trong khi được biến
cố Xuất hành làm sáng tỏ, bài trần thuật này
thường khiến ta nghĩ đến bí tích Thánh
Thể: từ ngữ này là thứ từ ngữ mà các Kitô
hữu thuộc cộng đoàn của Gioan có thói quen nghe
được qua việc cử hành Thánh Thể,
“Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn”
(c. 11). Đúng là Gioan không sử dụng công thức
truyền thống mà ta gặp thấy trong các sách Nhất
Lãm và quả thiếu dụng ngữ (“Người bẻ
bánh ra”). Tuy nhiên nơi thánh Giuttinô ta cũng bắt gặp
chính công thức đó và cũng thấy thiếu dụng
ngữ đó. Cũng giống như vào buổi chiều
bữa tiệc ly, chính Chúa Giêsu phân phát bánh (chứ không
phải các môn đệ như trong các bản văn
Nhất Lãm). “Đừng để gì phải phí đi” (c.
12): ghi chú này bộc lộ nỗi niềm lo lắng
vượt quá thời kỳ lịch sử của Chúa
Giêsu. Chúa Giêsu trao ban dư dật (2,6) hầu cho Giáo Hội
hưởng nhận ân huệ của Người. Chúa Giêsu
đến “để mọi người được
sống và sống dồi dào” (10,10). Cần phải có
đầy đủ ân huệ cho mọi thế hệ Kitô
giáo.
Bài
trần thuật kết thúc bằng một sự hiểu
lầm. Qua dấu lạ, Chúa Giêsu đã bày tỏ
điều gì đó về căn tính của mình và về
sự ăn rễ sâu của mình trong lịch sử thánh:
Là ngôn sứ, Người cũng là Đấng Mêsia (4,
19.26). Gioan là người duy nhất trong các thánh sử
thuật lại cho chúng ta phản ứng của dân chúng
trước dấu lạ. Dân chúng đồng hoá Chúa Giêsu
với vị ngôn sứ mà ông Môsê loan báo trong Đnl 18,15:
“Ngay trong dân tộc mình, giữa đồng bào ngươi,
Chúa sẽ gây dựng cho ngươi một tiên tri như
ta: người phải theo người”. Tuy nhiên
người Do Thái vào thời của Chúa Giêsu lại không
thống nhất về vai trò chính xác của vị ngôn
sứ này. Bởi vậy cho nên Chúa Giêsu trốn đi, vì
lẽ Người không phải là vị ngôn sứ như
dân chúng cầu mong trong sự đợi trông một
Đấng Mêsia trần thế.
Từ
bài trần thuật đầu tiên này, chúng ta ghi nhận có
ba thời kỳ khác biệt được khéo léo đan
xen vào nhau: thời kỳ Xuất hành lúc bắt đầu
cuộc thăng trầm của Israel, cuộc gặp
gỡ lịch sử với Chúa Giêsu tạo nên tiến
trình của bài trần thuật và thời kỳ của
Giáo Hội. Điều đó muốn nói lên rằng qua ba
cảnh huống lịch sử khác nhau này, tồn tại
một câu hỏi căn bản: làm cách nào để tin vào
Thiên Chúa trong sa mạc (bánh manna)? Qua việc nhập thể
(Chúa Giêsu)? Trong Giáo Hội (Thánh Thể)?
Mục
tiêu của Chúa Giêsu trong Gioan nhằm tỏ lòng thương
xót dân chúng thiếu thốn lương thực ít hơn là
tỏ lộ căn tính đích thực của
Người; thực hiện điều này, Gioan
đặt để các môn đệ ra sau để
tập trung toàn bộ bài trần thuật vào nhân cách
đầy uy quyền của Chúa Giêsu, đưa dẫn
đến mọi biến cố và giải thích chúng. Bài
trần thuật kết thúc bằng một thất
bại, thế nhưng phần tiếp theo cố gắng
làm cho sự mặc khải được thành công
bằng cách đào sâu biểu tượng bánh đã
hiện rõ trong dấu lạ. Như vậy ta sẽ
hiểu rằng Đấng ban bánh, chính Người là bánh
trao ban cho mọi người.
|