Góp
phần làm nên phép lạ.
(Trích trong
‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Jay Kesler trong tác phẩm mang tựa
đề “Những vùng đang phát triển” (Growing places) có
kể một câu chuyện: Một đêm nọ ông từ
máy bay bước xuống một phi trường ở
Ấn Độ. Ngay khi máy bay vừa chạm đất,
ông nhận thấy những bóng người đang nằm
ngủ xếp lớp hai bên đường bay. Jay Kesler
liền hỏi người bên cạnh thì được
anh ta trả lời: đó là những kẻ sống vô gia
cư. Suốt ngày đường bay hấp thụ
sức nóng để về đêm trở thành máy
sưởi ấm cho đám người ấy đỡ
lạnh. Rời khỏi máy bay, Jay Kesler đi nhận hành lý
và lên xe buýt về thành phố lân cận.
Sau nửa đêm xe buýt mới
đến nơi. Khi bước xuống con phố hoang
vắng dẫn đến khách sạn, ông nhận thấy chung quanh ông toàn là lũ dân nghèo khổ.
Thế rồi thình lình ông nghe có tiếng động kỳ
lạ vang lên: Lịch kịch, lịch kịch, lịch
kịch… ông liền quay lại và thấy một thằng
bé có cặp giò bị cưa hầu như lên tới
tận háng. Thằng bé đang cố trườn mình
tới trên hai chiếc nạng bé tí. Khi đến gần
Jay Kesler, thằng bé chìa tay ra xin. Jay Kesler liền cho nó tất cả số tiền
lẻ trong người rồi tiếp tục đi về
khách sạn. Vừa đi được thêm quãng
mười bước, ông lại nghe một âm thanh kỳ
lạ khác. Ông quay đầy lại nhìn thì nhận ra
một vài thằng ăn xin khác đang
đánh thằng bé hồi nãy bằng chính đôi nạng
của nó. Chúng đang cưỡng bức thằng bé
bắt nó phải trao lại cho chúng những đồng
tiền mới xin được. Jay Kesler nói
rằng suốt đêm ông không hề chợp mắt
ngủ được.
Ngày nọ, có một phụ nữ trung
niên đến với lũ người
nghèo khổ, hung dữ này. Nhìn thấy tình trạng bị
đát trước mắt, bà tự nhủ lòng: “Tôi
phải làm một điều gì mới được”.
Thế rồi bà dồn tất cả tiền bạc
của mình thuê một căn nhà cũ với chiếc sàn
nhà dơ bẩn. Tuy căn nhà không khang trang lắm, nhưng
có thể ở được. Ngày hôm sau, bà đi khắp
vùng lân cận tìm lũ con trẻ đem
về dạy dỗ chúng. Bà dùng căn nhà cũ kỹ làm
phòng học, dù không có lấy một chiếc bàn, một
chiếc ghế. Bà dùng sàn nhà làm bảng viết phấn, bà
dùng tấm vải rách nát cũ kỹ lau sạch nền rồi
viết lên trên đó cho lũ trẻ
học. Đó là phương cách bà dùng để chiến
đấu sự nghèo dốt và hung dữ chung
quanh bà và là câu trả lời gây cảm động nhất
mà bà có thể thực hiện.
Thế rồi điều gì
đã xẩy ra cho người phụ nữ và công việc
bảo trợ của bà? Ngày hôm nay bà đã có 80
trường học trang bị đầy đủ, 300
nhà phát chẩn lưu động hiện đại, 70
bệnh viện cho người cùi, 30 viện chăm sóc người
hấp hối, 30 viện chăm sóc trẻ em bị bỏ
rơi và 40.000 nhân viên thiện nguyện khắp thế
giới sẵn lòng giúp đỡ bà. Người phụ
nữ đó không ai khác, chính là Mẹ Têrêxa thành Calcutta,
vị sáng lập Dòng Thừa Sai Bác Ái.
Thưa
anh chị em,
Tôi
cho rằng không có câu chuyện nào hay hơn để làm
sáng tỏ chủ đề của bài đọc 1 và bài Tin
Mừng hôm nay: 20 cái bánh của một nông dân góp phần cho
Ngôn Sứ Êlizê nhân lên để dọn cho 100 người
ăn mà còn dư thừa. Năm cái bánh và hai con cá của
cậu bé góp phần cho Chúa Giêsu thực hiện phép lạ
cho 5000 người ăn no nê mà còn dư đến 12 thúng.
Đó cũng là điều Mẹ Têrêxa
đã làm. Bà
đã trao cho Chúa khẩu phần “bánh và cá” của bà
để Chúa Giêsu thực hiện điều kế
tiếp. Thế là Chúa đã nhân chúng lên
gấp bội vượt mọi niềm mơ ước
của bà. Đó cũng là điều Đức Giáo
Hoàng Gioan-Phaolô II ngỏ cùng các bạn trẻ tại
Edingburgh trong lần Ngài đến thăm Scotland vào năm
1982: “Giờ đây Cha xin nhấn mạnh chủ đề
này: Cậu bé trong Tin Mừng đã trao cho Chúa tất cả
khả năng cậu có thể rồi Chúa Giêsu thiết
đãi đám đông 5000 người ăn no nê một cách
lạ lùng và vẫn còn dư. Đời
sống của các bạn cũng y hệt như thế.
Nếu phải một mình đối
đầu với những thách đố khó khăn
của cuộc sống, các viễn cảnh tương lai.
Nhưng cha xin nói với các bạn điều này: hãy
đặt cuộc đời các bạn trong tay
Chúa Giêsu. Ngài sẽ chấp nhận và sẽ
chúc lành cho các bạn và sẽ biến đổi cuộc
đời các bạn một cách tốt đẹp hơn,
vượt mọi kỳ vọng lớn lao nhất
của các bạn”.
Lời
Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nhìn lại tâm hồn mình và
tự vấn xem chúng ta đang đặt trong tay Chúa Giêsu bao nhiêu phần trăm cuộc
sống và khả năng chúng ta để Chúa sử
dụng ý Ngài muốn? Nói rộng hơn, chúng ta có dâng
hiến chính mình và mọi năng lực của mình như
mẹ Têrêxa Calcutta, như người nông dân trong bài
đọc 1 và như cậu bé trong Tin Mừng hôm nay đã
làm chưa? Hôm nay Chúa Giêsu ngỏ lời với chúng ta: “Tôi
cần tài năng của anh chị em, tôi cần lòng
quảng đại của anh chị em, nói chung, tôi cần
đến anh chị em: cần đôi chân, đôi tay, môi miệng của anh chị em. Vì hôm nay tôi chỉ biết nhờ đôi chân
của anh chị em để mang tôi đến các khu xóm
tồi tàn, các xưởng thợ và phòng làm việc ở
các thành phố của anh chị em. Tôi chỉ biết
nhờ đôi tay của anh chị em
để vươn tới những người yếu
đuối bơ vơ, những người trẻ em
đường phố, những người không cửa
không nhà và đang lâm và tình trạng tuyện vọng. Tôi
chỉ biết nhờ vào miệng lưỡi anh chị em
để nói cho các anh chị em tôi lý do tôi đã đến
trên trái đất này, đã mang thân phận con
người, đã chịu đau khổ và chịu
chết cho mọi người”.
Tóm lại, thưa anh chị em, hôm nay
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hợp tác với Ngài thực
hiện những phép lạ y hệt những phép lạ Ngài
đã làm trong Kinh Thánh.
Bất cứ chúng ta trao tặng cho Ngài điều gì –
chẳng hạn thời gian, tài năng, tiền của,
lời cầu nguyện, sự hy sinh và nguồn lực
của chúng ta – Ngài sẽ sử dụng tất cả
để đem lại kết quả vượt mọi
kì vọng vĩ đại nhất
của chúng ta. Ngài sẽ bội nhân chúng lên vượt
khỏi bất cứ niềm mơ ước nào của
chúng ta giống như Ngài đã bội nhân năm cái bánh và
hai con cá của cậu bé trong Tin Mừng hôm nay. Cậu bé vì
quảng đại, đã sẵn sàng trao khẩu phần
trưa của em cho Chúa thì lại được ăn no
nê, hơn nữa lại được
sung sướng nhận thấy món quà nhỏ mọn
của mình đã đem lại những thích thú bất
ngờ cho bao nhiêu người khác. Cha Mckarns nói: “Tôi
tưởng chừng như sau đó Chúa Giêsu sẽ bảo
các Tông Đồ gởi về nhà cậu bé ấy vài thùng
bánh còn dư để tỏ lòng biết ơn”.
Anh
chị em thân mến,
Cậu
bé chính là anh chị em, là chúng ta, là tất cả các Kitô
hữu. Trước nỗi thống khổ
của biết bao người, chúng ta thường nghĩ
rằng tài sản của chúng ta chẳng thấm thía gì, quá
ít. Điều đó đúng.
Thế nhưng, nếu chúng ta trao tặng tài sản đó,
thì như một số vốn, lòng quảng đại
sẽ kéo thêm lòng quảng đại, sự chia sẻ
sẽ thúc đẩy sự chia sẻ, tình yêu sẽ
khơi dậy tình yêu… Làm như vậy, chúng
ta đặt nền móng cho Nước Trời,
Nước của những người quảng
đại biết yêu thương chia sẻ cho nhau. Như
thế, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy chia
sẻ tình yêu để chuẩn bị cho Nước
Trời là tình yêu vĩnh cửu; hãy chia sẻ với
lời cảm tạ để bánh trần gian được
Đức Kitô biến đổi thành Bánh Bởi Trời,
thành chình Ngài: Bánh ban sự sống muôn đời.
|