Dịp may bỏ
lỡ – Maurice Brouard.
Từ vài năm nay, những chiến
sĩ của một đảng chính trị đã bỏ
nhiều công sức cho chiến lược của họ: Thăm
dò, họp báo, quảng cáo không ngừng, chẳng thiếu
gì cả. Họ thu hút được
dư luận: Càng ngày người ta càng nói đến
người sẽ là vị lãnh đạo của
đảng. Mặc dù có những sự thối lui trong
cuộc thăm dò, nhưng cơn sốt vẫn lên cao. Và
này đây một cơ hội bất ngờ: Quần chúng
náo nức, họ yêu cầu người ấy làm lãnh
đạo của đảng. Đến phút chót,
người ấy từ chối. Các
đảng viên chua xót và thất vọng vì quần chúng
đã không biết nắm lấy thời cơ.
Qua
dụ ngôn trên đây, tôi muốn hình dung cách mà các bạn
hữu của Chúa Giêsu đã phản ứng trước
sự từ chối của Ngài. Thực ra Chúa Giêsu cứ
luôn luôn bỏ lỡ những cơ hội đưa Ngài
tới thành công: Ngài lẩn trốn. Quả
thật Ngài không sinh ra để làm chính trị.
Sự
lẩn tránh của Chúa Giêsu.
Sau
bữa ăn no nê ở giữa thiên
nhiên, đám đông không ngớt ngạc nhiên về phép
lạ mà qua đó họ nhận ra dấu chỉ đáp
ứng sự chờ mong sâu xa của họ. Chúng ta
biết rằng người Do Thái chờ đợi
sự tái diễn phép lạ manna vào ngày tận thế – vào
thời Mêsia. Họ chờ đợi một
Môisê mới, một vị ngôn sứ, sẽ tái diễn phép
lạ manna. Vì vậy, phản ứng
của đám đông là chuyện bình thường.
Nhìn thấy dấu lạ Chúa Giêsu vừa mới làm, họ
nói: ông này thật sự là ngôn sứ, kẻ sẽ
đến trong thế gian. Nhưng Chúa Giêsu
biết họ sẽ bắt Ngài để tôn lên làm vua, vì
thế Ngài lại rút lui lên núi một mình.
Tại
sao phải lẩn tránh?
Tại sao Chúa Giêsu lại tránh làm vua? Bởi vì quần chúng
chỉ nghĩ đến bánh, còn Ngài lại quan tâm mặc
khải cho họ Thiên Chúa thật. Ngài sẽ không cho
họ nhận ra được Ngài là ai: Đấng Chúa
Cha sai đến mang sự sống mới cho nhân loại. Đây sẽ là bi kịch của đời Ngài.
Trong diễn từ vĩnh biệt đêm tiệc ly, Chúa
Giêsu tâm sự với những kẻ thân thích của Ngài:
“Người Do Thái đã không nhận biết Chúa Cha và
cũng không nhận biết Thầy” (16,3).
Trong lời cầu nguyện với Chúa Cha, Ngài nói: “Lạy
Cha Chí Thánh, thế gian không nhận biết Cha” (17,25). Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần đã
không được nhìn nhận. Quần chúng chỉ quan tâm
đến phép lạ, phép lạ, đến những ân huệ hoàn toàn vật chất mà thôi.
Đối với Chúa Giêsu, điều chính yếu là loài
người được nuôi dưỡng bằng
Lời Chúa, và như vậy, họ sẽ cởi mở
đối với Thiên Chúa, đối với niềm hy
vọng về một thế giới sắp đến. Điều chính yếu trước hết là
những kẻ nghi ngờ, tuyệt vọng không thấu
hiểu được mầu nhiệm của đau
khổ, sự dữ, sự tội và sự chết, tin
tưởng vào Thiên Chúa là Cha của họ. Điều chính yếu, là họ kết hợp
với Thiên Chúa và cộng tác với Ngài để xây
dựng một thế giới dễ thở hơn.
Họ sẽ làm được điều này khi nỗ
lực giải phóng anh em mình khỏi tất cả
những sự dữ đang giam cầm họ trong sự
nô lệ, và khỏi mọi ngẫu tượng: Tiền
bạc, tiện nghi, quyền thế.
Câu
hỏi.
Chúng
ta tin vào Chúa Giêsu có phải là tin vào vị ngôn sứ cao
cả, Đấng giải phóng đến trong trần gian
để thỏa mãn những ước vọng sâu xa
nhất của chúng ta (ước vọng được
cứu rỗi, được sống vĩnh cửu,
được hiệp thông với Thiên Chúa) và để
lôi cuốn chúng ta giải phóng những người anh em
đang phải nô lệ cho sự bất công, thù ghét và cho
các ngẫu tượng không?
Lời
Chúa và Thánh Thể.
Thánh
Thể là bữa tiệc được Chúa Giêsu thiết
lập để nuôi dưỡng ước muốn hiệp
thông của chúng ta với Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần,
và để tăng cường ý chí chúng ta muốn
phục vụ hết thảy mọi người.
|