Thiên Chúa luôn
làm việc
(Suy
niệm của Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm
“Cha Ta hằng làm việc, thì Ta cũng
làm việc” (Ga.5, 17).
Đó là câu Đức Giêsu nói với người Do Thái khi
họ tra vấn tại sao Ngài chữa bệnh vào ngày sabát,
tức ngày nghỉ theo luật của người Do Thái.
Thiên Chúa luôn làm việc: Ngài lôi kéo con người
đến với Ngài. Ngài có thể dùng biến cố này
biến cố kia, hoặc người này người kia,
hoặc ngay cả những giới hạn của mỗi
người để giúp con người đến
gần Thiên Chúa.
I. Vẫn có một tiên tri ở giữa
họ
Tiên tri thường được
nhiều người hiểu như người biết
trước biến cố sẽ xảy ra. Một
người như vậy, cho thấy người đó có
quyền năng của Thiên Chúa. Thế nhưng theo đúng
nghĩa, tiên tri là ngôn sứ, người đại
diện Thiên Chúa nói với dân chúng, người nói với
dân chúng theo lệnh của Thiên Chúa. Tiên tri, là một
dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa hiện diện và quan tâm
đến dân Ngài.
Trong lịch sử Do Thái, Thiên Chúa luôn
yêu thương và săn sóc dân. Người Do Thái đã
nhận ra các thẩm phán, các vua, là những người
được Thiên Chúa xức dầu, là những
người thay Thiên Chúa dẫn dắt và chăn dắt
dân. Môsê là người được Thiên Chúa chọn
để dẫn dân ra khỏi Aicập (Xh.3, 9-10), Samson là
thẩm phán được Thiên Chúa dùng để giải
phóng dân khỏi cảnh đàn áp của người
Philitinh (Tp.13-16), Samuel là thẩm phán được sai
tới để chăn dắt dân.
Tiên tri là người biết nhìn
lịch sử, nhận ra sự can thiệp của Thiên
Chúa trong cuộc sống mà nhiều người khác không
nhận ra. Cũng có tiên tri không muốn thi hành chức
năng “nói nhân danh Thiên Chúa cho dân” vì vị tiên tri biết
rằng, mình có loan báo, thì dân chúng và những người
lãnh đạo dân cũng chẳng nghe; như vậy, rao
giảng chẳng có ích lợi gì mà chỉ chuốc lấy
sự thù ghét và tai họa. Về điều này, tiên tri
Yêrêmia là một điển hình. Lời Chúa trong sách tiên tri
Êdêkiel hôm nay cho thấy, cho dù dân chúng có không nghe lời
cảnh báo của Thiên Chúa qua tiên tri, thì ít nhất khi
một tiên tri thi hành chức năng ngôn sứ của mình,
cũng làm cho con người thời đại đó
biết rằng, có một tiên tri đang hiện diện
giữa họ: Thiên Chúa vẫn đang quan tâm và săn sóc lo
lắng cho họ, cho dù họ có vâng nghe Thiên Chúa hay không.
II. Dầu vậy Đức Giêsu
cũng chữa một vài bệnh nhân
Đức Giêsu được dân chúng
cho là một tiên tri, và là một tiên tri lớn (Mt.16, 14).
Với người Do Thái, Môsê là một tiên tri lớn.
Người Do Thái vẫn mong ước vị tiên tri
lớn cỡ tầm mức Môsê xuất hiện; vì như
xưa Thiên Chúa đã làm những điều kỳ diệu
qua Môsê, thì khi vị tiên tri lớn tầm cỡ của Môsê
xuất hiện, Thiên Chúa cũng sẽ làm những
điều trọng đại cho dân tộc Do Thái như
ngày xưa Ngài đã làm.
Đức Giêsu đã làm nhiều
dấu lạ, đã chữa lành nhiều bệnh nhân,
đã phục sinh người chết, đã cho kể
điếc được nghe người câm nói
được kể què được đi. Ngài là
một tiên tri, và là một tiên tri lớn. Chính Gioan tẩy giả
cũng nghĩ rằng Đức Giêsu là vị tiên tri
phải đến, vị tiên tri mà dân Do Thái hằng mong
ước. Có thể đó là lý do tại sao Gioan lại sai
môn đệ đến hỏi Đức Giêsu: “Ngài có
phải là Đấng phải đến không?” Đã có lúc
dân Do Thái muốn tôn Đức Giêsu làm vua, vì họ nghĩ
rằng Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai, Đấng
Thiên Chúa sai đến để cứu dân khỏi ách
thống trị của người Roma (Ga. 6, 15).
Không có tiên tri nào được đón
nhận nơi quê hương mình. Người ta quá thành
kiến về quá khứ hoặc thành phần giai cấp xã
hội của vị ngôn sứ, nên không nhận ra sứ
điệp hoặc sự can thiệp của Thiên Chúa qua
họ. Khi Đức Giêsu trở về làng Nadarét, dân chúng
đã không tiếp đón Ngài như một tiên tri, cho dù làng
Nadarét là một làng nhỏ, và dân chúng nơi đó cũng
không thông thái gì hơn những người ở thành
thị khác ở đất nước Do Thái. Vì họ
thiếu niềm tin, nên Đức Giêsu không thể làm
những dấu lạ cả thể, Ngài phải ra đi.
Tuy vây, “Ngài cũng đã làm một vài dấu lạ
bằng cách đặt tay chữa lành một số
người ốm đau bệnh tật”. Thiên Chúa vẫn
luôn chứng tỏ sự hiện diện và quan tâm của
Ngài đối với con người, cho dù con người
có cố tình từ chối. Đức Giêsu là sự
hiện diện đặc biệt của Thiên Chúa cho con
người, không chỉ đối với những
người làng Nadarét, nhưng còn cả đối với
tất cả người Do Thái thời đó, và còn cho
tất cả con người của mọi thời
đại sau nữa. Đức Giêsu là dấu chỉ và
biểu tượng Thiên Chúa đang ở với con
người.
III. Ơn Ta đủ cho con
Trước biến cố ngã ngựa
trên đường đi Đamát, Phaolô là nỗi kinh hoàng
đối với Kitô hữu. Tuy nhiên một khi
được ơn trở lại, Phaolô lại là dấu
chỉ của Thiên Chúa quyền năng, Đấng luôn
hoạt động và làm con người trở lại
với Ngài. Cả cuộc đời còn lại, Phaolô
hăng say loan báo Tin Mừng Phục Sinh: Thiên Chúa đã làm
những điều cả thể cho con người
nơi Đức Giêsu Kitô. “Kể từ khi biết
Đức Giêsu, tôi coi mọi sự như thua lỗ
bất lợi cả, trước cái lợi tuyệt
vời là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa
tôi”. Với những người biết Phaolô, Phaolô là
dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa luôn hoạt động
nơi con người.
Với cá nhân Phaolô, “cái dằm” đâm
vào xác thịt của Phaolô lại là điều Thiên Chúa
dùng để làm Phaolô ý thức sự hiện diện
của Thiên Chúa và làm Phaolô gần gũi với Thiên Chúa.
“Đã ba lần tôi xin Chúa cất cái dằm ra khỏi xác
thịt tôi, nhưng Ngài nói: ơn Ta đủ cho con”. Thiên
Chúa không cất “cái dằm” khỏi Phaolô, nhưng Thiên Chúa
hứa ban ơn để Phaolô vượt lên
được: “Ơn Ta đủ cho con”.
Nhiều người cũng có cái
dằm nơi xác thịt mình. Có lẽ những
người này cũng có kinh nghiệm xin Chúa cất cái
dằm ra khỏi xác thịt mình. Nhiều người trong
họ có kinh nghiệm “cái dằm” đó vẫn tồn
tại cho dù họ đã thành khẩn kêu xin Chúa nhiều
lần. Tuy nhiên, không biết những người này có ý
thức được rằng: câu Thiên Chúa nói với Phaolô
cũng là câu Thiên Chúa muốn nói với mỗi người
không? “Ơn Ta đủ cho con”. Hãy tin tưởng nơi Thiên
Chúa. Chính Thiên Chúa đã khởi đầu những
điều kỳ diệu nơi mỗi người, thì
cũng chính Thiên Chúa là Đấng sẽ hoàn thành những
gì Ngài đã khởi đầu. Thiên Chúa là Đấng trung
thành, Ngài vẫn đang hoạt động nơi mỗi
người qua Thánh Thần của Ngài. Chỉ cần
mỗi người tin tưởng và đặt tất
cả hy vọng nơi Ngài mà thôi.
Câu
hỏi gợi ý chia sẻ
1. Xin bạn kể một kinh nghiệm
Thiên Chúa đã hoặc đang tác động trên bạn,
nếu được.
2. Với kinh nghiệm của bạn,
Thiên Chúa là ai?
|