Sự chết.
Hai phép lạ được kể
lại trong đoạn Tin mừng sáng hôm nay muốn
chứng tỏ rằng: Chúa Giêsu đã chiến thắng
tội lỗi và sự chết. Thực
vậy, trước hết là phép lạ chữa
người đàn bà mắc bệnh xuất huyết.
Bà là một người đau khổ, không
phải chỉ vì bệnh tật kéo dài, tiền hết mà
tật thì vẫn mang, mà còn đau khổ về mặt tinh
thần. Kẻ mắc bệnh như ở trong
một tình trạng bị rút phép thông công, vì luật Do Thái
buộc họ phải ở nhà, vì hễ đụng
đến ai hay đến vật gì, thì làm cho vật
ấy và người ấy ra ô uế. Mặc dù quan
niệm của bà, phần nào có vẻ mê tín nhưng lại
biểu lộ một lòng tin chân thành nơi Chúa…
Ngài có thể là
Đấng sẽ cứu chữa cho mình. Nhưng hành động của bà thì
lại có tính cách liều lĩnh, bà đã dám xuất
hiện giữa đám đông và đụng đến
người chung quanh khiến họ
phải ra ô uế theo như luật dạy. Bà đã vi phạm lề luật, mà lại vi
phạm trước mặt viên trưởng hội
đường, có thể là một luật sĩ hay
một người Biệt phái. Bà đã
hoảng sợ khi thấy Chúa Giêsu hỏi đến
việc bà làm. Cử chỉ sụp
lạy của bà phải chăng là một cử chỉ
thất vọng. Bà đành phải thú
nhận tất cả, mặc dù bà muốn mọi sự
được diễn ra một cách thầm kín, chỉ
mình bà biết mà thôi.
Nhưng Chúa Giêsu đã hỏi
đến bà không phải để hạch sách hay lên án, mà
trái lại là để cứu vớt bà. Ngài
đã muốn đưa người mắc bệnh ra
khỏi đám đông để trực diện với
Ngài, đi vào cuộc đối thoại với Ngài,
đặt mình trong mối quan hệ với Đấng có
thể cứu chữa mình. Và trong bối cảnh này,
phép lạ không còn mang tính cách mê tín… Bà đã
được cứu khỏi bởi lòng tin, bởi
sự gặp gỡ đích thân với Đấng cứu
mình chứ không phải chỉ tiếp xúc với một
sức thiêng vô hình.
Lời Chúa phán: Con hãy về bình an và được khỏi bệnh đã
trở nên một lời tha thứ và chúc phúc.
Điều Chúa làm cho
người đàn bà bị bệnh xuất huyết đã
đặt ông Giairô, một vị trưởng hội
đường trước một sự lựa chọn. Ông là một người có thế giá
vì ông nắm trong tay quyền điều
khiển hội đường. Có thể ông
thuộc nhóm Biệt phái. Ông đang
ở trong một cái thế rất bí, không phải chỉ
vì con ông đang hấp hối. Nếu con ông chết
thì sự nghiệp của ông cũng khó đứng
vững, vì chiếu theo quan niệm
về thưởng phạt thông thường trong dân Do
Thái: con cái chết là hình phạt, là bản án trên
đầu cha mẹ vì một tội nào đó. Và một kẻ bị coi là có tội, thì làm sao có
thể còn được giữ chức trưởng
hội đường nữa.
Nhưng cái thử thách
lớn đối với ông từ lúc xảy ra phép lạ
chữa lành người mắc bệnh loạn huyết. Ông đã thấy được Chúa
Giêsu là Đấng cứu chữa, gỡ nạn và tuyên
bố ơn cứu giúp là do lòng tin. Nhưng ông cũng
lại thấy Chúa Giêsu là một người tự do
đối với lề luật Do Thái. Ông không thể không
thắc mắc: Một trưởng hội
đường như ông, có phận sự bảo vệ
lề luật, có thể ngang nhiên dẫn Chúa Giêsu bị
uế tạp vào nhà mình hay không. Nếu dẫn Chúa vào thì
lại chẳng hóa ra ông cũng tán thành và trở nên tự
do đối với lề luật?
Thế nhưng, thái độ của
Chúa Giêsu đối với người đàn bà
được chữa lành đã trở thành một
lời kêu gọi ông hãy dẹp bỏ sự lo âu áy náy
về một điều khoản của lề luật,
để được đứng hẳn trong lòng tin. Ông đừng sợ, hãy cứ tin. Cuối
cùng ông phải tin vì có người đến báo con ông
đã chết. Ông còn biết tìm hy vọng
ở đâu nữa. Phép lạ diễn
ra. Cháu bé sống lại, và từ đó chúng ta đi
tới kết luận: Sự chết không còn là cái bế
tắc vô phương cứu chữa, không còn là cái kết
cục tuyệt đối của số mạng con
người, bởi vì Đức Kitô đã đem
đến cho chúng ta niềm hy vọng phục sinh,
niềm hy vọng sống lại.
|