Sống
lại
Tôi trông đợi kẻ chết sống lại.
Đó là lời tuyên
xưng cuối cùng của bản kinh Tin Kính, đó cũng
là điều chúng ta cùng nhau chia sẻ giờ đây.
Qua hình ảnh người đàn bà
mắc bệnh loạn huyết được chữa
lành và hình ảnh đứa con gái của ông Giairô
được sống lại, Giáo hội như muốn
nói với chúng ta rằng: Người đàn bà chỉ
cần đụng tới gấu áo của Ngài là đã
được Ngài chữa lành, thì vào ngày sau hết mọi
bệnh tật, mọi đau khổ của chúng ta cũng
sẽ biến mất. Hơn thế nữa
Chúa chỉ cần phán một lời, đứa con gái
đã chết liền sống lại. Cũng
vậy, trong ngày sau cùng, mọi kẻ chết trong mồ
sẽ được chỗi dậy và mang lấy một
bộ mặt mới.
Nếu một ngày nào đó ra viếng
nghĩa địa, chúng ta có thể nghĩ rằng: Phải
chăng cái chết chỉ là một giấc ngủ dài. Tới một lúc nào đó họ sẽ chỗi
dậy. Thế nhưng chúng ta sẽ
sống lại như thế nào? Thánh
Phaolô, vị tông đồ dân ngoại, đã hé mở cho
chúng ta thấy điều ấy. Thánh nhân viết
như sau: Tất cả chúng ta, những Kitô hữu, chúng ta
không thuộc về thế gian, nhưng chúng ta là những
người công dân nước trời, và nước
trời mới đích thực là quê hương của
chúng ta.
Mặc dầu chân chúng ta
đạp đất, nhưng đầu chúng ta phải
đội trời. Hiện thời chúng ta đang mang lấy một
thân xác đau thương, làm mục tiêu cho bệnh
tật, đau khổ, tội lỗi và chết chóc. Nhưng tất cả những sự ấy
chẳng kéo dài được bao lâu. Chúng ta đang
trông chờ ngày Chúa trở lại để biến
đổi thân xác tầm thường của chúng ta
trở nên một thân xác quang vinh, giống như thân xác
Phục sinh của Chúa, không còn đau khổ, không còn
đổi thay, không còn chết chóc, nhưng sẽ trở
nên thánh thiện vẹn toàn. Để
được như vậy, thì ngay từ bây giờ, chúng
ta phải ra sức hành động. Người ta
thường nói: Sống sao thì chết vậy. Niềm vinh quang mai hậu lệ thuộc vào
cuộc sống hiện tại của chúng ta. Nghĩa là cái tiến trình phục sinh, cái tiến
trình vinh quang hóa thân xác phàm trần của chúng ta phải
được bắt đầu ngay từ bây giờ.
Như một con ngài phải dần dần cắn
chiếc kén thì mới có thể hóa kiếp thành một con
bướm xinh đẹp.
Nếu như đời
sau, chúng ta không còn đau khổ, thì ngay từ giờ, chúng
ta phải biết làm chủ những đòi hỏi của
giác quan và biết thánh hóa những khổ đau gặp
phải.
Nếu như đời
sau, chúng ta không còn lệ thuộc vào vật chất, thì ngay
từ giờ chúng ta phải biết siêu thoát với
tiền bạc, gắn bó nhiệt thành với điều
thiện.
Nếu như đời sau, chúng ta
tỏa sẽ chiếu sáng bằng một vẻ
đẹp tươi trẻ và thánh thiện, thì ngay từ
giờ chúng ta phải biết trang điểm cho tâm
hồn bằng những nhân đức.
Nói tóm lại, ngay từ giờ chúng ta
phải biết uốn nắn sửa đổi lại
những sai lỗi khuyết điểm và tẩy trừ
tội lỗi ra khỏi cuộc sống, đồng
thời chất đầy trên đôi tay
chúng ta những công nghiệp là những hành động bác
ái yêu thương. Một trong những phương
tiện giúp chúng ta có đủ nghị lực thực
hiện những điều ấy, đó là Bí tích Thánh
Thể, bởi vì khi rước lễ chúng ta không phải
chỉ đụng tới gấu áo Chúa mà còn
được tiếp xúc với chính thân xác vinh quang
của Ngài.
Hơn nữa, chính Chúa cũng đã phán
hứa với chúng ta: Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì
có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho
họ sống lại ngày sau hết. Có sống như
thế và có chuẩn bị như thế, thì giờ
chết mới là giờ chúng ta được sinh ra cho
hạnh phúc vĩnh cửu, mới là giờ chúng ta
được Thiên Chúa đón nhận vào quê hương
nước trời trong vòng tay yêu
thương của Ngài.
|