Lời
kêu xin.
Đoạn
Tin mừng sáng hôm nay cho chúng ta thấy các tông đồ
đang ở vào một tình thế tuyệt vọng.
Lời van xin của họ dường như bị sóng
biển vùi lấp:
-
Lạy
Thầy, xin cứu chúng con.
Chúa
Giêsu rất có thể lên tiếng trách cứ các ông:
-
Bộ
các con không hiểu rằng bao lâu Thầy còn ở với
các con, thì không một tai ương
hoạn nạn nào có thể xảy ra.
Thế
nhưng lời van xin ấy lại rất bình
thường và gần gũi với
bản tính của chúng ta. Lời van xin xuất phát từ
trái tim của một tạo vật
nhỏ bé, như muốn xác quyết rằng: Vấn
đề thật vô phương cứu chữa, chỉ
mình Chúa mới có thể giúp đỡ.
Thế
nhưng ngày hôm nay, liệu chúng ta có còn tìm thấy những
lời van xin đầy tin tưởng và hy vọng như
thế hay không? Nếu chúng ta hỏi những người
lính chiến rằng: Vào những lúc nguy hiểm có bao
giờ các bạn đã nghĩ tới Chúa và xin Ngài giúp
đỡ hay không. Hầu như tất
cả đều trả lời rằng không.
Nếu chúng ta hỏi những
người lái xe rằng khi xảy ra
tai nạn có bao giờ các bạn nghĩ tới đời
sau và xin Chúa phù trợ hay không. Hầu như
tất cả đều trả lời rằng không. Chiếc
tàu Dora với một ngàn bảy trăm hành khách, chẳng
may gặp nạn và chìm dần xuống biển,
người ta đã ghi nhận được một
cảnh tượng thật trái ngược trong thời
điểm hoảng hốt đó. Các cô thì lo
giữ lấy đôi giày của mình. Các
bà thì lo giữ lấy những bộ áo của mình. Các ông thì lo giữ lấy ví tiền của mình.
Chỉ có một em bé năm tuổi là đã quỳ gối
cầu nguyện.
Ngay cả bản thân chúng ta cũng
thế. Mỗi khi
gặp phải tai ương hoạn
nạn, chúng ta vùng vẫy, chúng ta kêu gào, chúng ta làm mọi
cách để thoát khỏi tai ương hoạn nạn
ấy, nhưng lại không biết mở miệng kêu xin: Lạy Chúa, xin Chúa cứu giúp con
kẻo con chết mất. Chỉ mình Chúa mới có thể
bảo đảm cho con được an
toàn.
Chúng ta cũng giống như dân
ngoại. Chẳng tìm
thấy hướng đi cũng như ánh sáng cho cuộc
đời chúng ta. Ngày xưa mỗi khi mất mùa đói kém
giặc giã xảy ra, người ta kêu cầu Chúa: Lạy Chúa xin giúp đỡ con.
Người ta tổ chức những
cuộc rước kiệu, những cuộc hành
hương để kêu cầu Chúa. Còn chúng ta ngày hôm nay thì sao?
Ngày hôm nay, người ta có rất nhiều
phương tiện, chẳng hạn như thuốc
trụ sinh, công ty bảo bảo hiểm, và người ta
cảm thấy không còn cần đến sự trợ giúp
của Chúa nữa. Và tệ hơn
nữa, người ta muốn trục xuất Thiên Chúa ra
khỏi những sinh hoạt cá nhân và xã hội. Người ta muốn thay trời vắt
đất làm mưa. Người ta
sống như không còn sự hiện diện của Ngài
nữa.
Từ
những điều vừa trình bày chúng ta đi tới
kết luận: Bao lâu Chúa Giêsu còn ở trong chúng ta thì không
một tai nạn nào có thể xảy ra.
Tuy nhiên con người thời nay lại không hiểu là
như thế. Do đó, vấn đề cần phải
đặt ra cho mỗi người, đó là Chúa Giêsu có
thực ở trong thuyền đời chúng ta hay không. Tôi đã phản ứng và hành động như
thế nào trong những hoàn cảnh đen tối. Tôi có biết hướng tới Chúa và xin Ngài giúp
đỡ hay không? Đó là những câu
hỏi mà mỗi người chúng ta phải tự tìm
lấy lời giải đáp.
|