Gặp
Gỡ – Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
“Nếu tôi chạm vào
gấu áo của Nguời thì tôi sẽ được
khỏi bệnh” (Mc 5, 28).
Sự đụng chạm này đã linh
nghiệm. Người phụ nữ được
chữa lành khỏi bệnh băng huyết. Sức
khoẻ của bà được phục hồi.
“Người cầm lấy tay em bé và nói: Talithakum… lập tức em bé đứng dậy và
đi lại được”(Mc 5,41-42).
Cái cầm tay này đã linh nghiệm. Em bé
đã được hồi sinh. Ôi, có
những cái đụng chạm tuyệt vời, những
cái đụng chạm làm phát sinh điều tốt
đẹp. “Thầy coi, đám đông chen
lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: Ai đã
chạm đến Ta?” (c. 31). Quả thật, trong một ngày, một tuần…
không biết bao lần ta đụng chạm, tiếp xúc
với tha nhân cách này hay cách khác. Có
nhiều cái đụng chạm, tiếp xúc hoá thành sự
gặp gỡ và phát sinh hiệu quả tốt đẹp
nhưng cũng có nhiều cái đụng chạm, tiếp
xúc trở nên sự đụng độ và gây ra hậu
quả chẳng hay. Khi sinh thời,
rất nhiều người đã tiếp xúc với Chúa
Giêsu và họ đã hưởng nhận biết bao ơn
lành. Tuy nhiên cũng không ít người tiếp xúc
với Chúa mà kết quả xem ra xấu xa và tồi tệ
hơn chẳng hạn như một số các luật
sĩ, biệt phái… Có thể khẳng định cái
yếu tố khiến cho những sự tiếp xúc phát
sinh những kết quả trái ngược như thế,
đó là ý hướng, thái độ của người
tiếp xúc: tin tưởng hay hoài nghi vì đố kỵ.
“Này bà, lòng tin bà đã
cứu chữa bà. Bà hãy
về bình an và khỏi hẳn bệnh”.
“Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi” (Mc 5,34.36). Những lời của Chúa Giêsu nói
với người phụ nữ bị băng huyết và
với ông trưởng hội đường khiến ta
liên tưởng đến lòng tin. Thật vậy,
đọc Tin Mừng ta phải chân nhận rằng chính do
bởi lòng tin của người ta mà Chúa Giêsu đã làm phép
lạ để chữa lành bệnh tật, xua trừ ma
quỷ hay phục sinh kẻ chết... Hình như chỉ
mỗi một lần Chúa biểu dương uy quyền
để củng cố đức tin người ta
như phép lạ hoá nước thành rượu tại Cana. Tuy nhiên xét cho cùng, phép lạ ấy
cũng được xuất phát từ lòng tin của
Mẹ Maria. Mẹ đã vững tin nên dù nghe câu
trả lời như từ chối của Chúa Giêsu thì
Mẹ vẫn biểu gia nhân: “Người bảo gì, các anh
cứ việc làm theo” (Ga 2,5). Niềm tin làm phát sinh nhiều hiệu quả
tốt đẹp lạ thường. Niềm tin giúp
ta vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn.
Niềm tin có sức chữa lành tật bệnh và khiến
ta vui sống. Quả thật nếu không có lòng tin ở
nhau thì ta thật khó mà tồn tại và phát triển. Chúa
Giêsu đã từng nói với các môn đồ: Nếu các con
có lòng tin bằng hạt cải thì các con có thể lấp
biển, dời non. Điều kiện
có vẻ như tiên quyết mà Chúa Giêsu đòi hỏi ở
những ai muốn Người thi ân
giáng phúc đó là tin vào Người.
Tin Mừng còn cho ta hay rằng có không ít
Thượng tế, luật sĩ và biệt phái không tin vào
Chúa Giêsu. Một trong những nguyên cớ
khiến họ không tin vào Chúa Giêsu đó là lòng ganh
tương đố kỵ. Bài đọc thứ
nhất, sách Khôn ngoan nói rõ: “Chính vì quỷ dữ ganh tị
mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai
về phe nó đều phải nếm mùi cái chết” (Kn 2,24). Vì lòng ganh tương
đố kỵ mà nhiều người đang lãnh
đạo Do Thái giáo thời bấy giờ dù có tiếp xúc
với Chúa thì cả “những cái họ đang có cũng
sẽ bị lấy mất”.
Ganh đua và ganh tị xem
ra gần giống nhau ở đích nhắm. Cả hai đều không
muốn kẻ khác hơn mình. Trong khi
người ganh đua thì tìm cách học hỏi, nỗ
lực rèn luyện…để vươn lên cho hơn
người thì kẻ ganh tị chỉ loay hoay tìm cách
hạn chế, hạ bệ kẻ khác để họ
phải thua mình. Dĩ nhiên, kẻ ganh
tị sẽ không trừ một thủ đoạn nào.
Đặc biệt khi kẻ ganh tị lại lợi
thế hơn nhờ chức quyền, địa vị
thì thủ đoạn sẽ tinh vi và
nhiều khi đi đến chỗ bất nhân cách
trắng trợn nếu không muốn gọi là vô liêm
sỉ. Như lời tác giả sách Khôn ngoan thì đằng
sau kẻ ganh tị luôn có bóng dáng của Thần Dữ và
hậu quả là “sự chết” cho cả người
bị ganh tị lẫn kẻ ganh tương đố
kỵ.
Mẹ Hội Thánh, đặc biệt
từ sau Công Đồng Vaticanô II luôn cổ võ con cái mình
tích cực gặp gỡ, đối thoại với
thế giới, với anh em khác đạo và với
cả anh em vô thần. (x.MV 92; TG 12). Ai cũng mong cuộc gặp gỡ, đối
thoại giữa ta và tha nhân mang lại kết quả.
Thánh Công Đồng dạy ta cần phải khiêm tốn
lắng nghe trong chân thành và sẵn sàng đón nhận
những khác biệt chính đáng của tha nhân. Để
có được thái độ này tiên vàn ta phải có lòng
tin vào tha nhân. Tin vào thiện ý và thiện chí
của nhau là tiên đề của mọi cuộc tiếp
xúc hay đối thoại.
Chúa Giêsu đã làm guơng
cho ta về thái độ này. Ngoại trừ một số
người mà Chúa Giêsu đã biết rõ lòng dạ chai đá
của họ, thì để khơi gợi lòng tin nơi
những người mà Người gặp gỡ, Người
thường đi bước trước bằng cách tin
vào họ. Chính nhờ tin vào một chút
thiện hảo nơi tấm lòng thiếu phụ Samaria bên bờ giếng Giacop,
Chúa Giêsu đã đốt lên niềm tin của chị. Tin Mừng thứ tư
đặc biệt nhấn mạnh đến chủ
đề lòng tin. Những bài
tường thuật về công việc của Chúa Giêsu
cũng như những bài diễn từ khá dài của
Người thường xoay quanh chủ đề lòng tin.
Mặc dù thấy rõ sự cứng lòng tin của nhiều
người Do Thái thế mà Chúa Giêsu vẫn không ngừng
rao giảng và dùng việc làm để minh chứng cũng
đủ cho ta thấy Chúa luôn hy vọng, tin tưởng.
Chúa ban ơn tha thứ vì Người tin ở chúng ta. Chúa không ngần ngại sửa dạy cả
những người có chức có quyền thời bấy
giờ vì Người tin tưởng sẽ có ngày họ
đổi thay.
Giữa Hội Thánh và Chính Quyền các
cấp, giữa ta và anh chị em lương dân hay khác
đạo, giữa ta với ta, bậc bề trên và
người bề dưới trong đạo, điều
lý tưởng là có sự tiếp xúc chứ không phải
đụng độ, có sự đối thoại chứ
không phải đối đầu. Để
lý tưởng này được hiện thực, thiết
nghĩ cần phải có lòng tin vào nhau. Những
người biệt phái, tư tế, luật sĩ
thời Chúa Giêsu, họ thiếu lòng tin thường là do
bởi lòng ganh tị. Họ ganh tị
vì không muốn cái anh thợ mộc Giêsu này hơn mình hay qua
mặt mình.
Lòng tin thường phát
xuất từ tình yêu.
Hiện thực cuộc sống cho ta thấy điều
này: tình yêu đến trước rồi đôi nam nữ
dần tin nhau chứ không phải vì họ tin nhau
trước rồi họ mới yêu nhau. Để
xây dựng lòng tin, trước hết ta hãy có một chút
tình. Ta hãy đi bước trước trong việc
yêu thương như Chúa Giêsu yêu thương. Nguời
không chỉ chăm sóc các môn đệ mà còn tìm mọi cách
để cho các ông sinh hoa kết trái và tạo điều
kiện để các ông “làm được nhiều
việc lớn lao hơn cả những việc
Người làm” (x.Ga 14,11-12).
Nếu như Chính Quyền không sợ
Hội Thánh gây ảnh hưởng hay ngược lại,
nếu như các tôn giáo không sợ nhau chiêu mộ tín
đồ, nếu như bề trên không sợ bề
dưới tài giỏi hơn mình và nếu… thì sự
tiếp xúc, đối thoại chắc chắn sẽ hiện
thực. Khi đã có lòng tin ở thiện ý và thiện chí
của nhau thì sự gặp gỡ sẽ ở trong tầm
tay chúng ta và kết quả là nhiều
điều tốt đẹp sẽ diễn ra
trước mắt chúng ta.
|