Giữa
lòng dân Chúa – Achille Degeest.
(Trích trong
‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Đoạn sách thánh hôm nay cho ta thấy
một lần nữa rằng các phép lạ của
Đức Kitô là những
dấu chỉ tình thương. Đức Kitô là tình
thương của Thiên Chúa đi vào trong nỗi khốn
cùng và đau khổ của nhân loại để mặc
cho chúng niềm tin và hy vọng. Đức Giêsu không
phải là một nhà thuyết giáo xa xôi về một lý
tưởng cứu rỗi mà con người phải
một mình ra sức thực hiện nhờ các ý thức hệ
và cách mạng cơ cấu. Ngài chính là Thiên
Chúa dấn thân vào đời sống nhân loại để
cứu lấy nó. Đám đông dân chúng theo
Đức Giêsu và chen lấn Ngài tứ phía. Ngài
bị ngụp lặn trong đám đông. Nhưng
về phía Ngài, đó không phải chỉ là một lúc, sau
đó Ngài trở về lại với sự đơn
độc của mình. Ngài luôn là Thiên Chúa
hiện diện với quần chúng đông đảo nhân
loại.
Một nữ bệnh nhân muốn
lợi dụng cơ hội Đức Giêsu đi ngang qua
để được chữa lành bà nghĩ chỉ
cần chạm đến y phục Đức Giêsu
để được lành, và bà đã không làm. Bà biết là Đức
Giêsu có thể chữa lành bà bằng một lời nói,
nhưng muốn thế phải kêu xin. Và
giống bệnh của bà làm bà mắc cỡ. Bà không dám trình bày trường hợp của bà.
Nhưng bà nghĩ là Chúa có thể chấp
nhận lơi cầu xin của bà một cách khác. Chạm vào y phục của Chúa là một loại
ngôn ngữ và cầu xin mà Ngài có thể hiểu
được. Bà liền chạm vào
gấu áo Đức Giêsu và bà được lành.
Người
ta cho rằng bà này đã vâng theo sự
thúc đẩy của niềm tin ma thuật. Nói
thế có lẽ hơi nông cạn. Về vấn
đề này, xin mở một ngoặc đơn thuộc
phạm vi tổng quát. Dĩ
nhiên nhà chú giải có thể có một thứ lo lắng là
chỉ chấp nhận điều không thể chối cãi
được trong các phép lạ Phúc Âm. Nhưng vô phúc
thay, sự lo lắng này đôi khi lại được
tiếp nhận do những đầu óc hấp tấp,
hơi ngây ngô, lại quá chắc chắn về mảnh
vụn kiến thức của mình, mà nội dung chỉ là
sự thoả mãn để chiếu lên những Phúc Âm
những khẩu hiệu và hình mẫu sẵn có nơi các
“khoa học nhân văn”. Nói lên điều này, để
nhắc nhở độc giả Phúc Âm đừng
để cho mình bị lay động
bởi một số quảng cáo trong thời gian sau này là
muốn giản lược con người cao cả
cuả Đức Giêsu vào chiều kích con người chúng
ta. Người ta đến với Phúc Âm bằng cách
để mình lôi kéo lên cao nhờ việc chiêm ngắm Con
Thiên Chúa, chứ không phải bằng cách uốn nắn các
văn bản để làm cho chúng phù hợp với các
dữ kiện chưa tiêu hoá đựợc của
việc phân tích ngôn ngữ…
1) Đoạn văn cuả thánh Marcô:
‘Đức Giêsu nhận biết có sức mạnh đã
xuất phát tự mình’. Từ lâu các nhà thần học đã đề ra
những lời giải thích cho phúc hợp với
điều họ tưởng có thể đoán
được về tâm lý của Đức Giêsu.
Về phần chúng ta, chỉ nên nhớ rằng Đức
Giêsu luôn phản ứng với một lương tâm
thấm nhuần sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa,
đối với mọi biểu lộ niềm tin nơi
ngài.
2) “Hỡi bà, đức tin bà đã
chữa bà”. Niềm
tin của bà này như thế nào? Chắc hẳn là
không cùng một niềm tin như niềm tin của chúng ta.
Nhưng cũng đã là một khởi
đầu niềm tin, một niềm tin đang khai mào.
Đàng khác, nếu chúng ta khiêm tốn, chẳng phải,
chúng ta cũng nhìn nhận rằng niềm tin của chúng ta
hôm nay cũng chỉ là một niềm tin khai mào sau? Nhưng ngay cả niềm tin này, nếu có thành
thật, cũng có thể lôi keó được một
lời nói cứu độ. Và đó là
điều tốt rồi.
|