Bão biển – Lm VIKINI
Cơn bão số hai đổ bộ vào
tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng từ chiều 24
đến 25 tháng 05 năm 1989, sức gió giật cấp 12
kèm theo mưa to đổ xuống như thác. Đây là
cơn bão mạnh nhất từ trước đến nay
ở tỉnh này. Thống kê đầu tiên
cho biết gần 500 người bị chết và mất
tích. Hàng trăm người bị thương, hàng
vạn ngôi nhà, nhiều trường học, bệnh
viện, trạm trại, kho tàng … bị sụp đổ,
hàng nghìn tầu thuyền bị chìm, hư hỏng, thất
lạc. Trên 50.000 mét khối kinh mương thủy lợi
bị vỡ lở … Bị tổn thất rất to
lớn chưa thể tính hết được.
Chỉ một cơn bão ở một
miền nhỏ so sánh với cả nước, và nếu
sánh với cả địa cầu nó chỉ là một
chấm nhỏ đã phải chịu một cơn bão
khủng khiếp như thế, thì trên trái đất này
còn phải chịu bao nhiêu cơn bão khủng khiếp
đến chừng nào! Biển cả
đối với loài người vẫn là mối nguy
cơ lớn đe dọa ghê gớm, một mãnh lực
không thể chế ngự được.
Trước nguy cơ của biển, con người quá bé
nhỏ mong manh không ai dám cậy tài, cậy sức vào
bất cứ một con tàu nào, dù nó là con tàu khổng lồ
như Titan, hay tối tân như con tàu nguyên tử, chỉ
đụng sơ vào tảng băng, đá ngầm
đều vỡ tan, chìm mất tích dưới đáy
đại dương.
Biển hồ Tibêria xưa tới nay
vẫn nổi tiếng sóng gió đột ngột nổi
lên dữ dội do những luồng gió thổi từ cao
nguyên Giôlăng tới. Thêm vào đó, thời các tông
đồ, thuyền bè chỉ là mấy miếng gỗ,
tre, nứa thô sơ, khi gặp bão biển, chỉ còn cách
nộp mình cho thần chết. May cho các môn đệ, các
ông đã biết Đức Giêsu, Đấng đã trừ
khử quỷ dữ (Mc. 1, 25), Đấng chế ngự
thần chết (Mc. 5, 35-43), Ngài đang ngủ ở
đàng sau thuyền, chắc chắn sẽ khắc
phục được bão biển.
Nhưng sao Ngài vẫn
ngủ yên trước cuồng phong dữ dội? Thật lạ lùng! Các ông
không thể kiên nhẫn chờ Ngài thức dậy.
Sóng đã ập vào thuyền đầy tràn nước
rồi, mau mau chạy đến kêu gào Ngài cứu nguy:
“Lạy Thầy, xin Thầy cứu vớt, chúng con chết
mất”.
Chìm thuyền, chết đến nơi
rồi, thế mà Ngài còn than trách: “Sao nhát đảm,
hỡi kẻ yếu lòng tin?”. Lòng tin quá
yếu, nhưng các ông vẫn còn một chút tin tưởng
cầu xin Ngài, nhờ đó, Thầy đã quát bảo bão
biển phải im lặng ngay. Kinh ngạc bao
nhiêu, Ngài là ai mà bão tố, sóng gió biển cả phải tuân
lệnh. Thứ mãnh lực vô tri, vô giác,
sao biết nghe lời Ngài? Sao những
thứ có tri, có giác, không biết nghe lời Ngài mà lặng
yên đi, đừng nổi loạn nữa? Tại sao loài người dám nổi loạn
chống lại Ngài? Phải chăng
họ cậy có tri, có giác, có tài? Vì
cậy có tri, có giác, có tài nên đã bị những thứ vô
tri, vô giác, vô tài nổi loạn chống lại loài
người. Chừng nào loài người mới
biết mở mắt ra thấy mình quá yếu đuối,
quá bất lực trước thiên nhiên vô tri giác, lúc đó
loài người mới biết chạy đến cầu
cứu Đấng đã dựng nên và an
bài mọi sự. Thiên Chúa nhiều lần đã dạy cho
loài người những bài học đích đáng như
đại hồng thủy, động đất, cháy
rừng, hạn hán, bệnh tật để đừng
bao giờ dám cậy mình đòi bằng Thiên Chúa hay chối
bỏ Ngài.
Các môn đệ, phải chăng lúc ra
khơi cũng tự mãn cho mình là dân biển lành nghề,
chẳng sợ chi ai, mặc kệ Thầy nằm đó,
Thầy đang nhờ cậy ta vượt biển!
Viết đoạn Phúc Âm này, Marcô không phải chỉ
giản dị kể lại một phép lạ, mà chủ
đích làm nổi bật câu hỏi: “Ngài là ai mà bão và
biển phải tuân lệnh?”. Không
phải Ngài vô tình dẫn môn đệ sang bờ biển
đối diện bên kia, miền
đất của lương dân thù địch với
Galilê, miền đất của dân Do thái. Suốt cuộc
đời Ngài phải trải qua những cuộc
chiến gay go chống lại kẻ tin ma thờ quấy,
sự dữ, tội lỗi, bệnh tật và cái chết
khốc liệt. Những sự dữ đó Kinh thánh
thường gọi đêm tối, vực sâu biển
cả, Ngài ngủ trong đêm tối giữa biển
cả trần gian, bao nhiêu cuồng phong bão lực đang
phá xiềng, phá xích, xổ lồng tung
hoành khủng khiếp. Giấc ngủ kinh
hoàng của Ngài là cuộc thương khó; Ngài ở đàng
lái, cuối thuyền, dựa đầu vào gối mà
ngủ giữa đêm bão biển. Cuối
đời Ngài, Ngài cũng phải dựa đầu vào cây
thập giá mà chết giữa những địch thù khát
máu. Hôm nay, giữa bão biển đêm tối, Ngài
muốn thao dượt đức tin non yếu của các
ông, để ngày mai giữa cơn khủng hoảng
thương khó của Ngài, các ông “đừng sợ”. Nhưng các ông vẫn khiếp sợ chạy trốn.
Phúc cho các ông, Ngài thức dậy, dẹp yên
sóng gió. Ngài chỗi dậy từ trong kẻ chết
cho các ông được bình an! được
chỗi dậy với Ngài trong vinh quang, Ngài bảo
trước cho Phêrô: “Khi con chỗi dậy, con hãy làm cho anh
em con nên vững mạnh” (Lc. 22, 32).
Giờ đây Phêrô đang kể lại
kinh nghiệm sống chết này cho giáo đoàn Rôma đang
lâm cảnh cuồng phong bão táp gây nên cảnh chết chóc
tử đạo khốc liệt để họ kiên trì
vững mạnh trong đức tin mà biết dựa
đầu vào Đức Giêsu mà chỗi dậy trong
“Đấng đã chết và sống lại vinh quang vì
họ” (2Cr. 5, 17).
Lạy Chúa, biển đời
đầy dẫy những nguy hiểm: “nguy hiểm về
sông ngòi, nguy hiểm về trộm cướp, nguy hiểm
về đồng bào, nguy hiểm về dân ngoại, nguy
hiểm nơi thành thị, nguy hiểm chốn hoang vu, nguy
hiểm trên biển cả, nguy hiểm vì anh em giả
dối … nào ai yếu đuối mà tôi không yếu
đuối? Ai vấp ngã mà tôi không bỏng
xót!” (2Cr. 11, 26-29).
Lạy
Chúa xin cho chúng con biết dựa đầu vào Chúa mà
chỗi dậy luôn luôn.
|