Thử thách và
đức tin
Đoạn Tin Mừng sáng hôm nay muốn
nhắn gởi chúng ta những
gì? Dụ ngôn hạt
giống âm thầm mọc lên nhấn mạnh đến sức nuôi sống khó cưỡng lại của đất. Đất làm cho hạt
giống nẩy mầm, mọc lên thành cây
rồi đâm bông kết trái, xuyên qua một quá trình
phát triển hài hoà. Con người chỉ đóng vai trò
chủ động khi mùa gặt
đến.
Dĩ nhiên hình ảnh người gieo giống gợi lên hình ảnh
Chúa Giêsu. Ngài so sánh hoạt động của Người rao giảng Nước Trời với hoạt động của ông chủ
trại, bằng lòng đợi ngày mùa thu hoạch. Sở dĩ như thế là vì
Ngài muốn đề cao sức mạnh của công trình rao giảng
của Ngài, một công trình không thể
không đem lại kết quả. Khi gieo hạt giống vào những tâm hồn sẵn sàng đón nhận.
Đức Kitô ban cho họ sức
mạnh để đáp trả và sinh hoa
kết quả.
Vả lại, ở đây cũng muốn gợi lên sự cần
thiết của thời gian, của hạn kỳ Thiên Chúa hoạt động trong lịch sử, Ngài quan tâm
tới sự trưởng thành nhờ tác đợng
của thời gian. Khi đó, người
gieo giống trở thành thợ gặt. Và dĩ nhiên
thợ gặt ở
đây được
đồng nhất với con người.
Dụ ngôn hạt cải cũng tạo được niềm phấn khởi lạc quan. Sự lớn lên kỳ diệu của hạt cải gợi lên sự phát
triển của Nước Thiên Chúa. Dùng dụ ngôn này, Đức Kitô muốn tạo niềm tin tưởng nơi các môn đệ,
có lẽ lúc bấy giờ
đang dao động trước những khó khăn buổi đầu của công trình rao
giảng của chính Chúa Giêsu.
Do đó, Ngài không ngại tưởng tượng
cái không-như-thật
trong cách trình bày của
Ngài, khi bảo rằng hạt cải mọc lên lớn
hơn các thứ rau, cành lá xum
xuê đến nỗi chim trời có thể
làm tổ dưới bóng. Nhưng điều không như thật trên bình diện
khoa học đó lại là như thật
trên bình diện giáo huấn của Ngài. Thiên Chúa thích cho thấy sức mạnh của Ngài trong cái yếu
đuối, mong manh của buổi ban đầu.
Để kết
luận, Chúa Giêsu cho thấy
rằng dụ ngôn hàm chứa
trong chính nó cả một
sự phong phú về mặt
gợi ý và ứng dụng. Trong một
hoàn cảnh có nhiều khó khăn, trong đó một
số tấn công bất nhân nào đó
của môi trường chung quanh hay một số suy thoái
nào đó về ý thức tôn giáo, làm
che khuất các cố gắng
khiêm tốn, kín đáo cua
những tâm hồn cao thượng,
như hoàn cảnh ta đang
sống, các dụ ngôn về
sự tăng trưởng và phát triển của Nước Thiên Chúa mang
lại một bầu khí phấn
chấn, trong lành. Cũng giống như các môn đệ
của Chúa Giêsu hay những người đương
thời với Ngài, nhiều khi chúng ta
cũng dễ dàng tỏ ra
thiếu kiên nhẫn và dễ
nghi ngờ sự phát triển
của Giáo Hội. Thiết tưởng chúng ta nên đọc
kỹ lại các dụ ngôn
trên để củng cố niềm tin vào sự lớn mạnh của Giáo Hội nhất là giữa
cảnh bão bùng giông tố,
bởi sức phát triển bất khuất đó không do sức mạnh của con người, mà là do sức
mạnh của Thiên Chúa.
Sự khẳng định kiên vững đó của đức tin sẽ hâm nóng
lại niềm hy vọng của
chúng ta, mang lại đà tiến cho lòng chúng
ta cũng như cho phép
chúng ta tiếp tục can đảm dấn thân cho Nước
Thiên Chúa. Niềm hy vọng đó
sẽ làm nẩy nở ước muốn của chúng ta, dạy cho
chúng ta biết kiên nhẫn, biết thán phục công trình của
Chúa mà nhiều
khi mới nhìn thoáng qua, chúng ta không
nhận ra hết được cái sức mạnh
kỳ diệu của nó. Niềm hy vọng
đó cũng sẽ không ngừng kích thích chúng ta
trông chờ mọi sự ở Thiên Chúa bằng
cách đặt mình trong thế
sẵn sàng thực hiện thánh ý của Ngài.
|