Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây?
(Suy
niệm của Nguyễn ngọc Thế SJ)
* Vài hàng
sơ lược
Trước đoạn này, Chúa Giêsu
cũng kể về hai dụ ngôn khác: Dụ ngôn
người gieo giống (4, 1-20) và dụ ngôn cái đèn,
đấu đong (4, 21-25). Về hài dụ
ngôn trong đoạn này (26-29 và 30-32) Chúa Giêsu dùng để
rao giảng về Nước Thiên Chúa.
Trong đoạn phúc âm này có thể chia
ra làm ba phần: (1) Từ câu 26-29: Dụ ngôn hạt
giống tự mọc lên; (2) câu 30-32: Dụ ngôn hạt
cải; (3) câu 33-34: Kết luận về các dụ ngôn.
-
Ở
đoạn (1) chúng ta có thể nhận ra được
trọng tâm chính yếu hướng về việc hoa màu
sinh ra. Nhưng cần phải nhấn mạnh thêm là,
tự động sinh ra (câu 28). Tất cả những câu
trước và câu sau gắn liền và hương về
câu trọng tâm này.
-
Trong
khi đọan (1) nhấn mạnh đến việc
hạt giống tự mọc lên, thì ở đoạn (2)
trọng tâm hướng về việc hạt cải
nhỏ nhất, nhưng khi mọc lênm thì lớn hơn
mọi thứ rau cỏ (câu 31 và 32). Đây là một sự
tương phản rõ rệt. Ngoài ra, cả ba dụ ngôn:
dụ ngôn người gieo giống (1-20) và hai dụ ngôn
trong đoạn này đều có một điểm chung
được nhấn mạnh và là hạt giống tự
mọc lên, Nước Thiên Chúa sự tự đến vào
thời gian nhất định, con người không có
thể làm gì, ngoài việc gieo hạt xuống đất và
chờ đợi.
-
Đoạn
(3) là kết luận về các dụ ngôn. Điều
được nhấn mạnh ở đây là cách thức
rao giảng của Đức Kitô: “Người không bao
giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn“ (câu 34)
* Suy
niệm
26
Người nói: "Chuyện Nước Thiên Chúa thì
cũng tựa như chuyện một người vãi
hạt giống xuống đất.27 Đêm hay
ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt
giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách
nào, thì người ấy không biết.
Dụ ngôn bắt đầu bằng
câu: “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như
chuyện...” Ở đây Nước Thiên Chúa
chính là chủ đề chính yếu mà Đức Giêsu
muốn rao giảng, muốn cách nghĩa cho mọi
người hiểu. Vậy chuyện mà
Ngài dùng để hướng về Nước Thiên Chúa là
chuyện gì? Đó là chuyện một
người vãi hạt giống xuống đất (câu
26b). Trong câu này, Rudolf Pesch đã chú ý một
điều là Mác-cô sử dụng động từ gieo vãi
trong thì quá khứ, aorist
(ba,lh - từ động từ ba,llw - gieo vãi) Như
vậy hành động của người gieo giống
được kết thúc ở đây. Điều
này có nghĩa gì? Điều quan trọng
giờ đây là việc lớn lên của hạt giống
được diễn tả rất cụ thể. Đó là trọng tâm cần được chú ý.
Trong câu 27 hình ảnh một
người nông dân “lười biếng“
được diễn tả qua một vài hành
động: “ngủ... thức, không biết”. Nhưng có thực là anh nông dân này lười không?
Phải chăng công việc của anh đã
xong, giờ đây thì anh được thảnh thơi?
Theo Adolf Pohl, thì việc gieo vãi hạt giống của anh
nông dân không có ý nghĩa là vất bỏ, là quẳng đi
không cần chú ý tới. Cũng giống như ở câu 3,
Chúa Giêsu kể về người gieo giống: “Các
người nghe đây! Người gieo
giống đi ra gieo giống“, nhưng ở đây trong câu
27 này thì hình ảnh người nông dân được
kể khác. Trong câu 3 thì việc gieo
giống được kể rất chi tiết, còn ở
đây thì hướng về thời gian sau khi gieo
giống. Vì vậy mà hành động có
tính cách bị động “ngủ” của người gieo
giống ở đây được diễn tả như
một hành động hướng về việc hạt
giống mọc lên. Một cách nào đó, anh ta đã
thi hành trách nhiệm của mình xong rồi, giờ đây
thật bình tâm và thanh thản, anh ta tiếp tục sống
và làm việc như mọi ngày, ăn
ngủ, thức và làm việc cần làm. Còn
chuyện hạt giống đâm chồi và mọc lên là
chuyện sẽ đến và chuyện này đã có
người khác lo rồi. Vì thế,
nếu nói anh nông dân lười biếng thì tội
nghiệp cho anh ta, và cũng không thể nói rằng anh ta
chẳng màng gì đến việc hạt giống mọc
lên thế nào. Như vậy, ở đây Chúa Giêsu
muốn diễn tả một điều rất hay mà thánh
Phao-lô đã nêu bật: “Vậy A-pô-lô là gì? Phao-lô
là gì? Đó là những tôi tớ đã giúp cho anh em có
đức tin, mỗi người đã làm theo
khả năng Chúa ban. Tôi trồng, anh A-pô-lô
tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên.
Vì thế, kẻ trồng hay người tưới
chẳng là gì cả, nhưng Thiên Chúa, Đấng làm cho
lớn lên, mới đáng kể” (1Cr 3, 5-7) Vâng, chỉ có
Thiên Chúa mới có thể ban tặng và Ngài cũng muốn
ban tặng, nên người nông dân đã hiểu
được điều này, vì thế người nông
dân chẳng lo lắng, chẳng phiền muộn, mà
ngược lại anh vẫn ngủ, vẫn thức và
vẫn làm việc bình thương như mọi ngày. Điều
này có lẽ cần giúp chúng ta suy nghĩ lại chính
niềm tin của mình. Chúng ta có ý thức
về sức mạnh tiềm ẩn của Thiên Chúa không?
Chúng ta có tin tưởng vào hành động và ảnh
hưởng của Ngài không? Hay chúng ta chỉ tin vào sức
mình mà thôi, để rồi trong mọi chuyện chúng ta ra
sức làm, để đạt được thành công
mỹ mãn và hãnh diện về điều đó? Đâu rồi sự hiện diện sống
động của Thiên Chúa? Ngài có
chỗ trong đời sống chúng ta không? Còn nếu cố gằng hết sức mình
nhưng vẫn thất bại thì sao đây? Lúc đó chúng ta mới đi tìm Thiên Chúa sao?
Ngoài
ra, việc người nông dân vẫn ngủ, vẫn
thức và vẫn làm việc bình thương như mọi
ngày diễn tả một điều: Thời gian cứ
xoay vần như vậy có nghĩa là, đây là thời gian
mà hạt giống cũng được “vần xoay”,
cũng đang được cho lớn lên, để rồi
đến một lúc nào đó sẽ nẩy mầm
thực sự. Đó là cao điểm của dụ ngôn,
cao điểm của
ân sủng và tình yêu. Và nhìn kìa:
28
Đất tự động sinh ra hoa màu: trước
hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và
sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt.29 Lúa
vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt,
vì đã đến mùa."
“auvto,matoj –
Tự động” có nghĩa là không có nguyên nhân rõ rệt,
và qua đó nói lên việc mọc lên của hạt giống
là hành động lạ lùng của Thiên Chúa đã làm. Ba hình ảnh rất sống
động nói lên được việc lạ lùng Thiên
Chúa đã làm: “cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng
đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt“. Như vậy, việc hạt giống mọc lên
và phát triển người gieo giống biết tới (câu
27), mà cần gì phải biết tới những công
việc Thiên Chúa làm. Ngài luôn có mặt và làm những
việc cần làm, để sự phát triển không
chỉ nở hoa thơm, mà còn phải
được trổ sinh trái chín trĩu nặng cành cây. Vâng, không có mặt người gieo giống,
nhưng có Thiên Chúa hiện diện. Vậy là tốt
lắm rồi!
Nhưng
việc là lùng Thiên Chúa làm ở đây theo
Rudolf Pesch không gạt bỏ con người và những gì
con người làm ra rìa. Có lẽ điều con
người có thể làm là gieo hạt, là ưng thuận,
là kiên nhẫn đợi chờ, là trung thành với
Đấng là Chủ Đất Trời, là tin tưởng
và cậy trông hoàn toàn, đến nỗi mọi chuyện
đều do Thiên Chúa làm, phần mình chỉ góp một chút
thiện chí nhỏ nhoi. Vâng, thái độ rất căn
bản mà nhà nông cần có là kiên nhẫn đợi chờ,
bình tâm và tín thác hoàn toàn (ss. Giacôbê 5,7)
Giờ đã đến. Giờ của Thiên Chúa,
giờ của tình yêu đã đến. Đây
là sứ điệp trọng yếu của Đức Kitô
rao giảng. Từ cái không không trở thành
điều tuyệt hảo, từ một hạt giống
nhỏ nhoi trở thành đồng lúc chin vàng mơn
mởn với hương thơm lan tỏa. Và giờ
đây:
“29 Lúa vừa chín,
người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã
đến mùa."
Vâng, đợi chờ đã đến
đích. Kiên nhẫn và tin
tưởng giờ đây được thưởng
rồi: “Các ngươi hãy tra liềm vào, vì đã tới
mùa lúa chín. (Gioen 4, 13) Tiên tri Gioen đã kêu lên như thế,
nhưng trong ý nghĩa của tòa án chung
thẩm, nơi Thiên Chúa sẽ kết án (xem thêm Gioen 4, 9-14).
Còn với Giêsu
tiếng kêu này không hướng về kẻ thù
nào cả. Tiếng kêu gọi hãy cầm
liềm hái ra gặt là tiếng kêu mừng vui về mùa
gặt đã tới, vì cành lúa đã trĩu nặng lắm
rồi. Vâng, mừng vui về ơn giải thoát
của Gia-vê Thiên Chúa, như tiên tri Isaia nói: “Chúa đã ban
chứa chan niềm hoan hỷ, đã tăng them nỗi vui
mừng. Họ mừng vui trước nhan
Ngài, như thiên hạ mừng vui trong mùa gặt.” (Is 9,2) Trở về lại với
điểm quan trọng của dụ ngôn. Đó là
hạt giống “tự động” nảy mầm và
lớn lên, qua đó chúng ta nhận ra rằng, niềm vui
về mùa gặt chính là món quà lớn lao
của Thiên Chúa. Vâng, món quà về hạt lúa
được gieo vào trong lòng đất tối tăm,
nhưng sau đó tự động nảy mầm, rồi
trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu
hạt. Đây chính là công việc lạ
lùng Thiên Chúa làm trước mặt chúng ta. Trong ý
nghĩa này, theo Adolf Pohl, thì chính Giêsu cũng sống trong
niềm tin tưởng trọn vẹn vào sự “tự
động” và Ngài luôn hướng về niềm vui về
mùa gặt sẽ đến trong thời cao điểm. Hành động lạ lung của Thiên Chúa xảy
ra vào ngày thứ sáu tuần thánh và ngày Phục Sinh.
Từ chương 8, trong Mác-cô, Giêsu đã từ từ loan
báo hành động lớn lao này của
Thiên Chúa. Đó là cái nhìn Kitô học trong dụ
ngôn này.
Theo cái nhìn Kitô học luôn
là hiệu quả trong nhãn quan của Giáo Hội học. Vâng, theo Adolf Pohl, thì với dụ ngôn
này Giêsu đã đặt cộng đoàn của Ngài trong tâm
tình của Dacaria chương 4, câu 6: “Không phải nhờ
thế lực, cũng chẳng phải nhờ sức
mạnh mà nó hoàn thành công việc Ta giao phó, nhưng là
nhờ thần khí của Ta, ĐỨC CHÚA các đạo
binh phán.” Vâng, điều xảy ra này cộng đoàn và các
môn đệ của Giêsu không thể tự mình nài công
vất vả để làm ra và tạo nên, mà họ chỉ
có thể cầu xin, mở lời ngợi ca, làm chứng
tá, và đôi khi phải đau khổ nữa.
Thực, một môn
đệ đích thực không muốn những gì anh ta không
thể làm. Anh
ta không muốn tự mình xây lên Thiên Đàng. Đây
chính là điểm mà chúng ta cần phải suy niệm sâu sa. Vâng, trong chính công việc truyền giáo, rao
giảng tin mừng, làm chứng tá, xây dựng cộng
đoàn hay dòng tu, ai ai trong chúng ta cũng hăng say, cũng
ra sức. Đó chính là điểm son của
lòng nhiệt thành và thiện chí. Nhưng
nếu không khéo, thì chúng ta quên đi rằng, chúng ta chỉ
là người gieo giống mà thôi. Còn
việc hạt giống nảy mầm, sinh hoa kết trái
là của Chúa. Vâng, điều cần làm vẫn
phải làm, đoạn đường cần đi
vẫn phải đi, như anh người môn đệ
đích thực, anh ta đã đi con đường mình
cần đi rồi, thì với tất cả lòng khiêm
tốn, anh ta dừng bước, và kiên nhẫn đợi
chờ. Vâng, với lòng khao khát về
Nước Trời sẽ đến, tình yêu sẽ nở
bông lúa chín vàng nặng trĩu. Và khi mùa gặt
đến rồi, anh ta với tất cả tấm lòng
biết ơn sẽ mở lời tung hô
Thiên Chúa, chứ không tự tung hô mình:
“Việc CHÚA làm cho ta, ôi vĩ
đại!
ta thấy
mình chan chứa một niềm vui.” (Tv 126, 3)
30
Rồi Người lại nói: "Chúng ta ví Nước
Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung
được?
Chúa Giêsu mở đầu
dụ ngôn hạt cải với hai câu hỏi. Qua đó, Ngài như
mời gọi người nghe đi vào câu chuyện
với Ngài. Vâng, Nước Thiên Chúa được ví
với cái gì ?
31 Nước Thiên Chúa giống như
hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại
hạt nhỏ nhất trên mặt đất. 32 Nhưng khi gieo
rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau
cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có
thể làm tổ dưới bóng.
Nước Thiên Chúa, một đỉnh
cao chót vót, nhưng giờ đây trở nên nhỏ bé
nhất. Đấng vĩ đại
trở thành Kẻ bé nhỏ nhất. Một
hình ảnh thật đặc biệt chứa đựng
sự táo bạo. Vâng, tình yêu có thể
thúc đẩy người ta làm những hành động ngược
đời, chẳng logic chút nào trong đôi mắt của
cuộc đời. Ờ đây nếu
chiêm ngắm tường tận Giêsu, thì chúng ta sẽ
nhận ra được cái ngược đời này.
Vâng, ngược với cuộc đời,
nhưng xuôi với Thiên Chúa. Và ở đây hạt
cải mà Giêsu nhắc đến, theo
Joachim Jeremias thì trong đôi mắt con người, hạt
cải nhỏ như lỗ kim, nhỏ nhất trên mặt
đất (câu 31), đến nỗi người ta ít chú ý
đến.
Trong sự so sánh này, theo
Joachim Jeremias thì điều mà Giêsu muốn so sánh với
Nước Thiên Chúa, là ở phần sau. Nghĩa
là, từ hạt cải nhỏ nhất, cây cải mọc
lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ. Những cây
cải này theo Jeremias, ở bờ hồ Giê-nê-gia-rét, cao
từ 2,5m đến 3 m. Và cây cải này có nhiều cành lá
xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ
dưới bóng. Cây cải này với Adolf Pohl như là Cây của
vương quốc Thiên Chúa mọc lên ngay tại chỗ
hạt giống nhỏ bé được gieo, và
người người đã từng đi qua nhưng
chẳng màng nhìn đến. Giờ đây,
chim trời tìm đến chú ẩn. Chim
được nhắc ở đây không còn là loại chim
biểu tượng cho sự dữ mà Mác-cô nhắc
đến trong câu 4: “Trong khi gieo, có hạt rơi xuống
vệ đường, chim chóc đến ăn
mất.” Loài chim ở đây liên hệ với loài chim mà
Êdêkien nhắc đến, biểu tượng cho tất
cả mọi dân tộc: “Trên cành cây, mọi giống chim
trời đến làm tổ.” (31,6) Vâng,
theo Êdêkien thì làm tổ trên cành cây, còn theo Mác-cô thì làm tổ
dưới bóng cành cây. Bóng cây ở đây không phải là
bóng của thần chết, mà là bóng mát che đầu, bóng
che chở mọi người trước ánh nắng chói
chang nóng nực kia.
Ngoài ra, theo Adolf Pohl
thì hình ảnh hạt cải này cũng nói lên sứ mạng
của Giêsu. Một sứ mạng thật
mầu nhiệm. Vâng, đó là mầu
nhiệm về hành động yêu thương của Thiên
Chúa đang sống động, đang bao trùm và ấp
ủ thế giới này. Hành động của Thiên
Chúa được thể hiện nơi Người tôi
trung chẳng là gì, và cũng chẳng có nơi gối
đầu, trong khi chim trời có tổ để ở.
Qua chính sự dấn thân, việc làm và lời rao giảng
của Ngài, mà hạt giống là Nước Trời
được gieo vào lòng đất. Không
chỉ dừng ở đấy, Người tôi tớ này
bị hành hạ và đày ải, bị bắt bớ và
kết án, bị đóng đinh trên thập giá và chết
đi. Nhưng cái chết không thể
thẳng được Ngài. Hay cái
chết là điều cần thiết. Vâng, như
hạt lúa mì cần phải chết đi mới sinh
nhiều hoa trái, thì Giêsu cũng cần chết đi,
để rồi từ đó mà Ngài đã đem lại cho
nhân loại Cây Cải thật lớn với cành lá xum xuê, với
bóng mát che đầu. Vâng, nơi đây
dưới cây cổ thụ này, chim trời thích tìm
đến, và mọi người ai tìm tới sẽ tìm
thấy nơi gối đầu, tìm thấy quê
hương và ngôi nhà để trú ẩn. Vâng, trú ẩn cả cuộc đời. Theo
Rudolf Pesch, thì đây chính là ý nghĩa của động
từ theo tiếng Hy-lạp: kataskhnou/n (kataskhno,w) – trú ẩn, làm tổ cả cuộc
đời trong vương quốc Nước Thiên Chúa.
Vương quốc này theo
Rudolf Pesch được tiềm ẩn trong cộng
đoàn, trong Giáo Hội. Vâng, Giáo Hội chính
là người có trách nhiệm gìn giữ chỗ cho
Vương Quốc Thiên Chúa. Vâng, trong
Giáo Hội nhỏ bẻ và bất toàn này Cây Vương
Quốc rất thánh và rất huy hoàng đang ẩn mình.
Như vậy, cây cải lớn lao này là
biểu tượng cho vương quốc vĩ
đại và mạnh mẽ, trong đó mọi người
được trú ẩn, được chở che. Trong
sách của tiên tri Edêkien chúng ta đọc được
hình ảnh này:
“ĐỨC CHÚA là Chúa
Thượng phán như sau:
Từ ngọn cây, từ
ngọn hương bá cao chót vót,
Ta sẽ lấy, sẽ
ngắt một chồi non;
chính Ta sẽ
trồng nó trên đỉnh núi cao vòi vọi.
Ta sẽ trồng nó trên núi cao
của Ít-ra-en.
Nó sẽ trổ cành và kết
trái
thành một
cây hương bá huy hoàng.
Muông chim đến
nương mình bên nó,
và ẩn
thân dưới bóng lá cành.” (17,
22-23)
Tóm lại ý nghĩa của dụ ngôn
này theo Jeremias là: Từ sự bắt đầu nhỏ bé
nhất , từ cái không không chẳng đáng nhìn trong đôi
mắt con người, Thiên Chúa đã làm nên vương
quốc vĩ đại, bao la và mạnh mẽ của
mình. Trong vương quốc này người
người, nhà nhà của của thế giới
được phép trú ẩn và sống dồi dào.
33
Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao
giảng lời cho họ, tuỳ theo
mức họ có thể nghe.34 Người không bao
giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng
khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải
nghĩa hết.
Đây là phần kết
luận về các dụ ngôn trong đoạn này của
Mác-cô. Ở
đây từ ngữ “Lời” gắn liền với từ
vựng “Lời” được nhắc đến 8x trong
đoạn trước đó, từ câu 14-20. Giêsu chính là người đi gieo giống.
Lời chính là Sứ Điệp, là Tin Mừng, là lời
kêu gọi về sự hiện diện của Vương
Quốc Thiên Chúa trong chính Con Người Giêsu và những gì
Ngài làm. Nhưng sứ điệp này Giêsu trình
bày một cách gián tiếp, không bao giờ trình bày một
cách trực tiếp. Cách thức cổ
điển về việc trình bày gián tiếp là các dụ
ngôn. Nhưng dụ ngôn không chỉ là hình thức rao
giảng của Giêsu, mà còn là lời dạy dỗ (xem Mc 4,
1tt), hay còn là lời tiên tri, là những lời dùng trong lúc
tranh luận, là lời hướng dẫn mang tính cách luân
lý. Như vậy Giêsu không bao giờ nói về chính Ngài
một cách trực tiếp và thẳng thẳn cho người
nghe, như cách Ngài nói với các môn đệ của mình,
như trong Mc 8, 31-32 về cuộc thương khó của
Ngài.
Nhưng tại sao Giêsu lại không nói rõ
ràng và thẳng thắn cho dân chúng? Lý do không nằm ở
nơi Ngài, mà nơi dân chúng. Vâng, Ngài rao giảng lời cho
họ, tuỳ theo mức họ có
thể nghe. Ở đây chúng ta nhận ra rõ ràng nghệ
thuật giáo dục của Giêsu. Hơn
nữa, nếu Giêsu nói trực tiếp và rõ ràng, thì có
thể sẽ đem lại một bầu khí áp
đặt. Hơn nữa, lời rao giảng trực
tiếp cũng có thể đưa tới tình trạng là
dân chúng sẽ ùa vào và trở thành một tập thể
không tin tưởng vào Ngài và chống lại Ngài, vì họ
hay một vài người trong họ không hiểu những
gì Ngài giảng dạy.
Như vậy, lời rao giảng theo tính cách tượng hình, dùng dụ ngôn …
là cách thức dễ dàng đi vào lòng người, dễ
dàng đi vào tập thể nhất. Hơn
nữa, dụ ngôn Giêsu dùng lại liên hệ rất
chặt chẽ với đời sống thường ngày
của dân chúng nữa chứ. Vì thế,
Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng
dụ ngôn.
Nhưng khi chỉ có
thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa
hết. Với nhóm môn
đệ của mình, những người đã hiểu
Giêsu một cách nào đó, thì Giêsu không sợ phải
giải thích nhiều hơn hay nói thẳng ra rõ ràng. Có lẽ Giêsu đã biết chắc rằng, nhóm
môn đệ này, khi nghe Lời giảng dạy trực
tiếp sẽ không chống lại Ngài và trở thành
những kẻ không tin vào Ngài. Ngoài ra, những gì các
môn đệ được nghe trực tiếp cũng là
một ân sủng: “Người nói với các ông:
"Phần anh em, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa
đã được ban cho anh em; còn với những
người kia là những kẻ ở
ngoài, thì cái gì cũng phải dùng dụ ngôn” (câu 11)
|