Bánh Ban Sự
Sống – Peter Feldmeier
(Lm.
Văn Hào SDB, chuyển ngữ)
“Bởi vậy, Người là trung gian
của một giao ước mới (Dt 9,15).
Khi tôi đem Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân và những
cụ già tại một nhà dưỡng lão, lần đầu
tiên tôi gặp ông Smith. Ông ta mắc bệnh
rối loạn tâm thần. Khi tôi gõ cửa
phòng ông và đang chuẩn bị bước vào, tôi tự
giới thiệu và cho ông biết giáo xứ đã cử tôi
đến đây. Ông ta tỏ vẻ bực
bội và khó chịu nói vọng ra “Xin lỗi, mời ông
bước ra”. Khi tôi vừa quay lưng
để định thoái lui, ông gọi giật tôi lại
và hỏi “Ông đến đây làm gì”? Tôi trả lời:
“Tôi đến đem mình Thánh Chúa cho ông”. Bấy
giờ ông lên tiếng “Ồ, chuyện đó lại khác, mời
ông vào”. Thái độ của ông bỗng
chốc trở nên cung kính và sốt sắng cách lạ
thường. Chúng tôi cùng cầu nguyện với nhau
và đọc kinh Lạy Cha, rồi tôi trao Mình Thánh Chúa cho ông.
Ông đón nhận với thái độ rất
kính cẩn và chậm rãi cầu nguyện cám ơn Chúa sau
khi đã rước lễ. Tôi thấy rất
cảm động. Sau đó tôi chào ông và
nói “Xin lỗi, chào ông nhé, bây giờ thì tôi bước ra
đây”.
Kinh nghiệm ngày hôm đó đã gợi
hứng rất nhiều cho tôi để suy gẫm về
Bí tích Thánh Thể. Hiển nhiên tôi thấy rất rõ, ông
Smith đã đón nhận Thánh Thể một cách thật
cung kính, chứ không phải như một thói quen máy móc. Ông đã biểu tỏ lòng tôn kính và sự thánh thiện
khi rước lễ một cách thật ý thức. Có thể nói đó là phút giây đẹp nhất
trong một ngày sống của ông. Mặc dù ông ta
đang mắc bệnh về não, khiến ông khó có thể
kiểm soát được đầu óc mình, nhưng việc
rước Thánh Thể đã khơi dậy lòng sốt mến
trong tâm hồn ông, và ông cảm nhận một cách rõ ràng sự
hiện diện của Chúa Giêsu nơi bánh Thánh. Ông đã biểu tỏ rõ nét sự quý trọng
thánh thiêng khi đón nhận mình Thánh Chúa Giêsu.
Bài đọc hai trong phụng vụ hôm
nay trích từ thư gửi tín hữu Do
Thái, trong đó tác giả liệt kê một loạt những
biểu tượng khá phức tạp để diễn
bày sự thánh thiện của Thiên Chúa. Gợi
nhắc lại các nghi thức phụng tự xưa cũ
nơi cung thánh của đền thờ, tác giả quy chiếu
về Đức Giêsu. Ngài chính là Thượng
Tế của giao ước mới, một giao ước
đã trở nên trọn hảo. Tác giả
đã viết như sau “Đức Kitô đã đến làm
Thượng Tế đem phúc lộc của thế giới
tương lai. Để vào cung thánh,
Người đã đi qua một cái lều lớn hơn
và hoàn hảo hơn. Người vào chỉ
một lần, và đã lãnh được ơn cứu chuộc
vĩnh viễn cho chúng ta”. Sau đó tác giả thơ
Do Thái dẫn giải tiếp và cho biết cung thánh mới
được nói tới chính là quê trời.
Ở đây, chúng ta không cần tưởng
tượng ra trời cao hay thiên đàng như một cung
thánh thiêng liêng. Nhưng tác giả muốn chúng
ta nhìn vào hoàn vũ này như một đền thờ của
Thiên Chúa và trời cao nơi Thiên Chúa ngự chính là Cung thánh,
nơi cực thánh. Trong đền thờ này có hòm bia giao ước. Cung thánh trong đền thờ
năm xưa là nơi đặt hòm bia
chứng ước, và cũng là nơi chốn linh thiêng nhất.
Vị Thượng Tế phải đi qua một
cái lều lớn để tiến đến cái lều
nhỏ tận sâu phía trong, là nội cung cực thánh. Ông chỉ vào nơi đây một ngày duy nhất
trong năm, đó là ngày lễ xá tội (Yom Kippur).
Thượng tế được cột bằng một
dải vải dài từ chiếc áo choàng, để khi
đi vào cung thánh gặp Thiên Chúa mà lỡ có phải chết,
các tư tế khác sẽ dùng miếng vải đó lôi ông
ra ngoài vì không ai được vào tận trong cung thánh.
Người Do Thái tin rằng đây là nơi cực thánh
không ai được vào trừ Thượng tế, và nếu
ai liều lĩnh đi vào, người đó sẽ chết.
Vị Thượng tế tiến vào cung thánh
mỗi năm một lần để gặp Thiên Chúa trực
tiếp thay cho dân. Nhưng đây chỉ
là hình bóng về một cung thánh khác trên trời cao, nơi
chúng ta sẽ được tiếp cận Thiên Chúa một
cách trực tiếp. Bằng máu hiến
tế đổ ra, Đức Kitô đã đi qua một
chiếc lều tạm là chính thân xác Ngài, để tiến
về chiếc lều nhỏ, là chính cung thánh trên trời.
Vì thế, Ngài trở thành Thượng tế
đích thật, là “Trung gian của giao ước mới”.
Theo tôi nghĩ, thế giới tạo
thành này hiện hữu với hai cấp độ: cấp
độ vật chất hữu hình và cấp độ
thiêng liêng vô hình. Cả hai cấp độ
này hòa quyện và đan xen với nhau. Cách thái hiện
hữu này giúp cắt nghĩa lý do tại sao các phép lạ vẫn
xảy ra mà không hủy phá trật tự của tự
nhiên, cho dù nó được thực hiện bằng những
sức mạnh thần thiêng mà luật tự nhiên không thể
cắt nghĩa nổi. Chúng ta hãy tưởng
tượng vũ trụ này như một đền thờ,
và trời cao như là cánh cửa dẫn vào nội cung cực
thánh bên trong đền thờ đó. Ý
tưởng này sẽ giúp chúng ta nhìn vào hoàn vũ bao la này và
khám phá ra sự linh thánh của nó. Khi tôi
thực hiện một quyết định gì về thế
giới tạo thành quanh đây, tôi luôn phải ghi nhớ sự
linh thánh ẩn chứa bên trong. Nếu chúng ta ý thức
rằng tất cả mọi người đang sống
trên trái đất đều được phủ che bằng
một tấm màn thánh thiêng như thế, chúng ta sẽ
đối xử với nhau một cách khác hẳn.
Nhưng trên hết, hình ảnh
này sẽ giúp chúng ta hiểu được Đức Kitô
đã liên kết trời và đất như thế nào. Đương nhiên trời
không phải là đất, và trái đất chúng ta đang ở
không phải là quê trời. Nhưng trong
Đức Kitô, cả hai thực tại đều liên hệ
chặt chẽ với nhau. Trời và
đất đều là thành phần của cùng một
đền thờ. Trong Đức Kitô,
không có cái gì chỉ thuần phàm tục, và cũng không có cái
gì tuyệt đối hoàn hảo. Không có
cái gì chỉ là tạm bợ và cũng không có gì trong vũ
trụ này là vĩnh cửu mãi mãi.
Tôi nghĩ rằng ông Smith
đã có một trực giác để thấu hiểu
điều này. Từ đáy sâu thẳm của cuộc sống
làm người với những giới hạn mong manh, ông
đã cảm thức về một thế giới vô hạn.
Khi đón nhận Thánh Thể, ông đã thực
sự tiến vào Cung Thánh, vào nơi cực thánh cùng với
Đức Kitô. Ông đã đón nhận của ăn đàng chỉ một ngày trước
khi ông chết. Các thiên thần sẽ
đưa ông về quê trời. Ông đã về với
Chúa cùng với Bánh ban sự sống đem theo,
là lương thực độ đường trong cuộc
lữ hành tiến về cung thánh thật, và cũng là quê
hương thật của ông. Nơi thánh cung
này, cùng với Đức Kitô, ông sẽ đạt tới
sự vinh quang tròn đầy.
|