Ơn Bảy Nguồn – Lm. Giuse Trần
Việt Hùng
Mừng Lễ Chúa Thánh
Thần Hiện Xuống, các tín hữu thuộc Giáo Hội
Công Giáokết thúc Mùa Phục Sinh trong niên lịch phụng vụ.
Chữ Pentecost trong tiếng Hy Lạp nghĩa
là ngày thứ năm mươi và đây cũng là tên gọi
tiếng Việt là Lễ Ngũ Tuần. Lễ Ngũ Tuần bắt nguồn từ lễ
Năm Mươi của người Do-thái khi xưa tại
Sinai. Trong cuộc lữ hành nơi hoang địa
cũng như khi đã vào miền đất hứa, dân
Do-thái luôn nhớ tưởng niệm ngày Thiên Chúa ban lề
luật cho dân Do-thái trên núi Sinai. Đây là ngày
thứ năm mươi sau ngày Lễ Vượt Qua và
năm mươi ngày sau lễ Chúa Kitô Phục Sinh.
Bắt nguồn từ
câu truyện trong Kinh Thánh Cựu Ước, sau khi dân chúng bị
trận lụt Đại Hồng Thủy, họ đã xây
tháp Babel để tránh nạn lụt. Họ nói: "Nào! Ta
hãy xây cho mình một thành phố và một tháp có đỉnh
cao chọc trời. Ta phải làm cho danh ta lẫy
lừng, để khỏi bị phân tán trên khắp mặt
đất."(Stk 11, 4). Với lòng kiêu
hãnh bởi sức người đã tạo nên sự phản
bội trong tâm hồn. Họ đã bị
Chúa phạt để tháp Babel sụp
đổ đè chết một số người và gây
phân tán khả năng ngôn ngữ không còn hiểu nhau. Sự
kiêu ngạo đã tạo nên bức tường phân rẽ
và thù ghét bạo hành.Bởi vậy, người ta đặt
tên cho thành ấy là Babel, vì tại đó, Đức Chúa
đã làm xáo trộn tiếng nói của mọi người
trên mặt đất, và cũng từ chỗ đó, Đức
Chúa đã phân tán họ ra khắp nơi trên mặt đất
(Stk 11,9).
Vào ngày Lễ
Ngũ Tuần, thánh Luca đã diễn tả biến cố
này như là một Giao Ước Sinai mới. Giáo
Ước với dân chúng qua ân sủng của Chúa Thánh Thần.
Sau khi Chúa Giêsu lên trời, các tông đồ và những
người thân hữu tụ nhau cầu nguyện không ngừng.
Khi mọi người đang họp nhau trong phòng Tiệc
ly, nơi Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể, bỗng
có làn gió thổi mạnh và xuất hiện các hình lưỡi
lửa trên đầu các tông đồ để ban các
ơn sủng: Rồi họ thấy xuất hiện những
hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản
ra đậu xuống từng người một (Tđcv
2,3).Các ngài đã lãnh nhận tràn đầy
hồng ân của Chúa Thánh Thần, nhất là ơn ngôn ngữ.
Các tông đồ đã can đảm xuất hiện
trước dân chúng để loan báo tin vui. Các ngài nói tiếng
bản xứ của mình, nhưng mọi người từ
khắp vùng lân cận đã tụ họp lắng nghe và hiểu
rõ lời giảng của các ngài: Và ai nấy đều
được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt
đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả
năng Thánh Thần ban cho (Tđcv 2,4).
Tác giả sách Tông Đồ
Công Vụ đã ghi chú những nhóm người đã nghe lời
giảng của các tông đồ đến từ nhiều
miền khác nhau: Chúng ta đây, có người là dân Parthi,
Mêđi, Êlam, Mêsopotamia, Giuđêa, Cappađôcia, Pontô, Tiểu
Á, Phrygia, Pamphylia, Ai-cập, Libya, Cyrênê; nào là những người
từ Rôma đến đây; nào là người Do-thái và tòng
giáo; nào là người đảo Crêta hay người Ảrập,
vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của
chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa! (Tđcv
2, 9-11). Đây là sự kiện lạ tiên khởi
bởi ơn ngôn ngữ qua biểu tượng của
lưỡi lửa. Mọi người
đã nghe các môn đệ nói tiếng thổ âm của mình.
Các tông đồ nói một thứ tiếng nhưng các
người được nghe, đều hiểu theo ngôn ngữ của mình. Như
vậy, ơn Chúa Thánh Thần đã tác động trong từng
tâm hồn để họ đón nhận tin mừng.
Họ là những chứng nhân tiên khởi
đã tản mát về khắp nơi đem tin mừng cứu
độ đến cho nhiều người tại quê
hương của họ.
Trong thơ của thánh
Phaolô tông đồ gởi cho tín hữu Corintô, ngài xác tín rằng:
Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một
cách, là vì ích chung (1Cor 12,7). Mỗi người
lãnh nhận ơn sủng và chức vụ riêng, nhưng chỉ
có một Chúa Thánh Thần. Có người được
ơn khôn ngoan, có kẻ được ơn hiểu biết,
có người được ơn làm phép lạ, có vị
được ơn chữa bệnh, ơn nói tiên tri, có kẻ
được ơn nói tiếng lạ và giải thích tiếng
lạ. Tất cả mọi người
đều được thanh tẩy để làm nên một
Nhiệm Thể Chúa Kitô trong cùng một Chúa Thánh Thần.
Như lời Chúa Giêsu
đã hứa với các tông đồ, Chúa sẽ sai Thánh Thần
đến để dẫn dắt các ngài đến sự
thật trọn hảo: Khi nào Thần Khí sự thật
đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự
thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói
điều gì, nhưng tất cả những gì Người
nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết
những điều sẽ xảy đến (Ga 16,13). Trải qua hai thiên niên kỷ,
trên nền tảng niềm tin của các tông đồ, Giáo
Hội Công Giáo vẫn duy trì kiên vững hai nguồn Thánh
Kinh và Thánh Truyền cùng các giáo huấn của Giáo hội.
Qua các biến cố thăng trầm, chúng ta tin Chúa Thánh Thần
vẫn tiếp tục gìn giữ, thánh hóa và canh tân Hội
Thánh ở trần gian.
Chúa Thánh Thần có những
danh hiệu như Đấng Bảo Trợ, Đấng
Bào Chữa, Đấng An Ủi, Thần Chân Lý, Chúa Thánh
Linh và Ngôi Ba Thiên Chúa. Những hình ảnh biểu tượng
về Chúa Thánh Thần như Nước, Gió, Lửa, Xức
dầu, Áng mây, Ánh sáng, Ấn tín, Đặt tay và Chim bồ
câu... Có bảy ơn Chúa Thánh Thần, gọi là ơn Bảy
Nguồn: Ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn biết
lo liệu, ơn sức mạnh, ơn thông minh, ơn đạo
đức và ơn kính sợ. Các ơn sủng của Chúa
Thánh Thần giúp chúng hiểu biết sâu xa hơn về chân
lý đức tin và can đảm quyết tâm thi hành sống
đạo. Không phải chúng ta chỉ ngồi ca hát, khẩn
cầu, van xin và ước mong, mà phải vận dụng tất
cả các khả năng Chúa ban để sinh lợi trong
đời sống hằng ngày. Chúa không ban ơn sủng
để chúng ta cất dấu hay làm lợi cho riêng mình, nhưng
là mang lại lợi ích chung cho mọi người. Ai lãnh nhận nhiều thì phải cho lại nhiều.
Cái gì chúng ta nhận lãnh nhưng, không cũng hãy cho nhưng
không: Anh em đã được cho không, thì cũng phải
cho không như vậy (Mt 10,8).
Đức Chúa Thánh Thần
ngự trong những người có ơn thánh hóa và ban các
ơn cần thiết giúp ta sống xứng đáng là môn
đệ Chúa. Ai trong chúng ta cũng lãnh nhận
ơn Chúa, nhất là ơn sự sống. Chúa Thánh Thần
còn ban ơn sủng qua các Bí Tích, đặc biệt là Bí
Tích Rửa tội, Thêm Sức và Truyền Chức. Các
ơn sủng siêu nhiên soi sáng giúp chúng ta bước theo
đường lối và làm nhân chứng cho Chúa. Ơn Chúa không tách biệt chúng ta để trở
thành một thành phần ưu tuyển nào cả. Chúng ta có thể nhận diện được
hoa qủa của ơn Chúa Thánh Thần trong đời sống
thường ngày của mỗi người tín hữu.
Xem qủa thì biết cây. Còn hoa quả của
Thần Khí là: Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân
hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều
như thế (Gal 5, 22-23).
Chúng ta phải tôn kính, thờ
phượng và cầu xin Chúa Thánh Thần. Vâng theo ơn Người soi sáng, cùng tôn trọng
hồn xác ta là đền thờ của Người. Trong mỗi giây phút sống, chúng ta đều cảm
nhận được những ơn lạ. Tất
cả mọi luân chuyển sinh động trong thân xác và
ngoài vũ trụ đều là sự nhiệm mầu ngoài
tầm tay kiểm soát của con người.
Chúng ta nên phân biệt rõ ràng về vai trò của Chúa Thánh Thần
và lòng ước muốn của con người. Cầu xin
là việc của chúng ta, còn ban ơn sủng là thuộc về
quyền năng Thiên Chúa. Trình thuật của thánh Gioan rất
vắn gọn khi viết về Thánh Thần. Ngày thứ
trong tuần, Chúa Giêsu đã hiện đến với các
tông đồ và phán: “Bình an cho anh em” và Ngài thổi hơi
vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần
(Ga 20, 22).
Mừng Lễ
Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta hãy cầu xin Ơn
Bảy Nguồn. Để mở lòng
đón nhận ơn Chúa Thánh Linh, chúng ta hãy sửa đổi
những thói hư tật xấu. Chấm dứt những
bê tha mê lầm. Buông bỏ những tị hiềm,
ghen ghét và thù oán. Quay trở về với con đường
chính thật. Mặc lấy ơn sủng tình
yêu của Chúa Thánh Thần. Giống như các tông đồ
xưa, chúng ta mạnh dạn bước ra khỏi phòng và
ra đi làm nhân chứng. Chúng ta sẽ vui thỏa trong
bình an và hoan lạc. Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến!
|