Yêu
thương anh em.
Sống trong cuộc đời,
chúng ta phải yêu thương nhau. Đó là điều
dễ hiểu. Bởi vì nếu không yêu
thương nhau, xã hội sẽ bất ổn và bản thân
chúng ta cứ phải nơm nớp lo sợ trước những
hận thù chồng chất. Thế
nhưng, phải yêu thương nhau như thế nào?
Qua đoạn Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã
đưa ra cho chúng ta một khuôn mẫu để noi theo và bắt chước. Ngài phán: Các con hãy
yêu thương nhau, như Thày đã yêu thương các con.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta như thế
nào, để rồi chúng ta sẽ lấy tình yêu của
Ngài làm tiêu chuẩn hướng dẫn cho mọi hành động,
làm khuôn vàng thước ngọc để đo mọi việc
làm của chúng ta?
Không cân phải nói, hẳn chúng ta cũng đã quá rõ:
Vì yêu thương chúng ta, Ngài đã xuống thế làm
người, sinh ra nơi máng cỏ Bêlem, lớn lên trong
xưởng thợ Nagiarét. Vì yêu thương
chúng ta, Ngài đã sống một cuộc sống vất vả
và nghèo túng. Ở nhà thì phải lao
động cực nhọc. Đi rao giảng
Phúc âm thì vất vưởng nay đây mai đó, không có lấy
cả một nơi để gối đầu và nghỉ
ngơi. Nhất là Ngài đã chết một cái chết
ê chề và nhục nhã, như lời Ngài đã phán: Không ai
yêu hơn người hiến mạng sống mình vì bạn
hữu. Liệu chúng ta có thể biểu lộ tình yêu
thương của chúng ta bằng những hành động
cụ thể như vậy hay không? Liệu chúng ta có dám chấp
nhận những hy sinh và ngay cả cái chết cho những
người mình thương mến hay không?
Hẳn
chúng ta còn nhớ một Maximilianô Kolbê đã chết thay cho
một bạn tù ở trại tập trung của Đức
Quốc Xã trong cuộc thế giới đại chiến
lần thứ hai. Hẳn chúng ta còn nhớ một
Đamiêng, vị tông đồ người hủi, đã
đến hải đảo Molokai, đã sống giữa
họ và đã chết giữa họ, để nâng đỡ
và xoa dịu những đớn đau họ phải chịu
do chứng bệnh phong cùi gây nên. Và còn biết bao nhiêu tu
sĩ nam nữ đã âm thầm hy sinh cuộc sống của
mình để chăm sóc cho những người già cả,
đau yếu và bất hạnh.
Ngày kia, tại
một ngôi làng nhỏ bên Tàu, có một em bé đói rách, tiều
tụy và mắc bênh phong cùi. Em bị dân chúng
đánh đập và đuổi ra khỏi làng. Trước
cảnh tượng ấy, một nhà truyền giáo
phương xa đã bế em trên tay, che
chở em khỏi gậy gộc phũ phàng. Thấy có
người chịu mang em đi, dân làng mới thôi không
đánh đập em nữa, nhưng miệng thì vẫn
không ngớt rủa xả. Giờ đây, những giọt
nước mắt chảy xuống trên gò má em. Không phải
là những giọt nước mắt đau buồn và tủi
hận, nhưng là những giọt nước mắt vui mừng
và tin tưởng. Em đã hỏi: Tại sao ông lại lo lắng
cho tôi? Nhà truyền giáo trả lời: Vì ông trời đã tạo
nên cả hai chúng ta. Em là em gái của tôi và từ
nay em sẽ không còn phải đói khổ, long đong vất
vả nữa. Suy nghĩ một hồi, em hỏi tiếp:
Vậy tôi phải làm gì? Nhà truyền giáo trả lời: Em
hãy tro tặng cho người khác tình yêu của em, càng nhiều
càng tốt. Từ đó cho đến khi qua đời,
trong suốt ba năm, em luôn chăm sóc, giúp đỡ,
băng bó vết thương và đút cơm cho các bệnh
nhân trong trại cùi mà nhà truyền giáo đã đưa em
vào. Tới năm mười một tuổi, khi em qua đời,
các bệnh nhân đã khóc và nói với nhau vói tất cả
niềm thương nhớ: Bầu trời bé nhỏ
đang xa lìa chúng ta.
Lề luật của Chúa
được gồm tóm trong hai điều, đó là mến
Chúa và yêu người. Chúng ta hãy cố gắng thực thi hai điều ấy
với niềm xác tín rằng: qua những yêu thương
nho nhỏ, chẳng hạn như một ánh mắt dịu
hiền, một nụ cười cảm thông, một lời
nói an ủi, một việc làm giúp đỡ…chúng
ta sẽ trở nên là những môn đệ đích thực
của Chúa. Bởi vì như lời Chúa đã xác quyết:
Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là
môn đệ Thày, là các con yêu thương nhau.
|