Chia Sẻ Lời
Chúa – Cố Lm. Hồng Phúc
Chúng ta có thể gồm tóm các bài Phụng
vụ hôm nay vào trong hai chữ: BẺ BÁNH. Bẻ
bánh là gì? Là cầm bánh bẻ ra và chia cho
người khác. Bẻ bánh là chia sẻ.
Trong một cuộc du ngoạn dưới
nắng hè, chúng ta tìm một chỗ bóng mát, ngồi lại
với nhau, cùng chia sẻ lương thực, thức ăn nước uống, để bồi
bổ thể xác. Trong Giáo hội tiên khởi cũng như
trong Giáo hội ngày nay, ngày Chúa nhật, ngày của Chúa, chúng
ta họp lại với nhau để làm lại việc
quan trọng là chia sẻ hay bẻ bánh Lời Chúa. Vì chia sẻ
hay bẻ bánh Mình và Máu Thánh Chúa trong phép Thánh Thể để
nuôi dưỡng linh hồn.
Các bài đọc Phụng
vụ hôm nay minh chứng cho chúng ta hai điều đó. Trong bài đọc thứ
nhất chúng ta nghe Thánh Phêrô bẻ bánh Lời Chúa cho dân
chúng. Bài giảng thật súc tích, ngắn gọn dựa
trên các điểm sau đây: Chúa Giêsu Nagiarét chính là Con Thiên
Chúa, nhưng anh em đã chối bỏ Đấng Công Chính,
Đấng ban sự sống và giết đi. Nhưng Thiên Chúa đã cho Ngài từ cõi chết sống
lại. Điều đó chúng tôi xin làm
chứng. Vậy anh em hãy trở lại
để được ơn tha thứ. Đó là bài giảng đầu tiên và là khuôn mẫu
cho các bài giảng thuyết.
Trọng tâm các bài giảng là mầu nhiệm
Chúa đã chết, “Chính Ngài là của lễ đền tội
không những cho chúng ta mà thôi, nhưng còn cho cả thế
giới” (Gio 2-5… ) và Ngài đã Phục
sinh sống lại. Giáo hội, theo Luca
cho biết, đã ý thức ngay từ đầu việc
Chúa Phục sinh, bằng ba lối dẫn nhập này: một
là lời cung chứng của các Tông đồ. Các ông không bao giờ nghĩ tới sự việc
sẽ xảy ra như vậy. Họ tỏ
ra ngờ vực là khác. Luca nhấn mạnh đến
thái độ của họ khi nhìn thấy Chúa hiển linh:
“họ ngạc nhiên, bối rối lo sợ, nghi ngờ
tưởng là bóng ma”. Nhưng rồi họ mới nhận
thức đó là sự thật; hai là nhờ sự suy niệm
Kinh Thánh, mà Chúa đã dạy cho họ trên đường
Emmaus (24, 25-27) cũng như cho tất cả (24, 44-47); ba là
nhờ thực hành nghi thức Thánh Thể. Hai môn đệ
đã nhận ra Ngài khi bẻ bánh (24,35) và cộng đoàn
tiên khởi ân cần tham dự vào mầu nhiệm Thánh Thể
(Cv. 2,42 và Icor. 10,46). Ba lối dẫn nhập
nhưng cùng đi về một hướng.
Giáo hội có bổn phận
“bẻ bánh Lời Chúa” thì chúng ta người tín hữu có bổn
phận nhận lãnh Lời Chúa, lắng nghe và thực hành. Mỗi Chúa nhật có một bài giảng,
mỗi năm có 54 tuần lễ, tức là có 54 bài chia sẻ
Lời Chúa. Nhưng chúng ta đã lãnh nhận
như thế nào? Đành rằng có nhiều
thứ bài giảng cũng như bánh chia có nhiều loại,
bánh mặn, bánh lạt, bánh khô, bánh ướt, thì Lời
Chúa, qua thừa tác viên, đến với ta cũng vậy,
có bài dài, hoặc giảng buồn ngủ. Thánh Vinh Sơn Ferrier giảng 20.000 ngàn bài và mỗi
bài không dưới 3 tiếng đồng hồ. Thánh
Phaolô xưa cũng giảng dài, vì Ngài tự cho là lỗi bổn
phận: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Lời
Chúa”. Tại Troy, Ngài giảng từ chiều tối đến
nửa đêm. Có anh chàng ngồi trên cửa thành lầu cao,
ngủ gật té chết, Ngài làm cho sống lại và tiếp
tục giảng cho đến sáng. Anh em
cũng hãy thông cảm với người rao giảng Lời
Chúa. Thánh Phanxicô Balesiô sau bài giảng
đầu tiên đã phải nằm liệt giường
vì lo sợ. Nhưng rồi Ngài trông cậy
Chúa và Ngài giảng với tất cả tâm hồn; Ngài
định nghĩa “nhà giảng thuyết là người lấy
tâm hồn mình và ném vào tâm hồn thính giả”. Giáo luật
dạy Linh mục phải dọn kỹ càng, trình bày thích hợp
với điều kiện thính giả và nhu cầu thời
đại (GL 769) và buộc phải giảng lễ trong
ngày Chúa nhật (GL. 767-2) thì Giáo dân có trách nhiệm phải lắng
nghe và tuân giữ các điều mà chủ chiên tuyên giảng
với tư cách là thày dạy đức tin (GL. 212-1).
Việc quan trọng thứ
hai mà Phụng vụ gợi ý hôm nay là việc bẻ bánh
Thánh và chia sẻ Mình và Máu Thánh Chúa trong Thánh lễ. Ngày Chúa nhật là ngày mà Giáo hội dạy
chúng ta đi tham dự Thánh lễ và kêu gọi chúng ta chia sẻ
Mình và Máu Thánh Chúa, của ăn nuôi linh hồn
chúng ta. Hai phần ba thế giới đang đói vì thiếu
của ăn thì có bao nhiêu người cũng
đang đói Chúa. Thánh Lucianô, Giám Mục Nocomedia, bị bắt
giam trong tù. Giáo dân lo lót lính canh và mang lễ vật
vào thăm. Ngài khuyên họ can đảm
giữ vững Đức Tin. giáo
dân quây quần xung quanh Ngài và nói: Chúng con đói Chúa. Không có nơi thuận tiện làm lễ, Ngài liền
nằm ngửa dưới đất, đặt của lễ
trên ngực và làm lễ để cho giáo dân được
rước Chúa.
“Lạy Chúa
Giêsu, xin giải thích cho chúng con lời Thánh Kinh, xin làm cho tâm
hồn con sốt sắng khi nghe Chúa nói với chúng con”
(Đáp ca).
|