MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Vũ Trụ Chứng Minh Có Thiên Chúa
Thứ Hai, Ngày 13 tháng 4-2015

Vũ trụ chứng minh có Thiên Chúa
Các nguyên tử đều khác nhau tùy theo mỗi vật, nguyên tử đồng khác với nguyên tử sắt. Nó rải rác khắp vũ trụ, khi thì kết cấu với cái này khi thì với cái khác, chẳng khác cặp vợ chồng phối hợp rồi lại ly dị để phối hợp với đôi khác.
 
Thí dụ một nguyên tử Oxy phối hợp với một nguyên tử Carbon thì thành một đơn chất Oxyt carbon. Nhưng rồi bị một ảnh hưởng nào đó nó “ly dị” với bạn mình để rồi kết nối với 2H thành ra đơn chất nước H2O. Nếu ta để nước rơi vào sắt, chị O chán 2 ả H kết duyên với chàng nguyên tử sắt thành ra Oxyt sắt hay gỉ sắt.
 
Các nhà bác học tính ra có 92 thứ nguyên tử hợp hợp tan tan làm nên tất cả mọi vật trong vũ trụ.
Ta có thể ví nguyên tử như 24 chữ cái a, b, c hợp tan kết thành tất cả mọi chữ, mọi sách vở, mọi thứ tự điển v.v…
 
Nguyên tử nhỏ lắm, nhỏ đến nỗi những kính hiển vi mạnh nhất không thể nhìn ra được. Người ta nhận thấy dấu vết nó đi qua để lại mà biết có nó, ngoài ra không thể nhìn thấy trong tình trạng khoa học hiện nay.
Hiện nay những kính hiển vi mạnh nhất có thể  nhìn những vật nhỏ bằng 2 phần 10 triệu mi-li-mét. Nhưng như thế còn lớn hơn nguyên tử hàng mấy triệu lần.
 
Đầu mỗi mũi kim có hàng bao nhiêu triệu nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một thái dương hệ: có một trung tâm là mặt trời. Lượn chung quanh: chi chít những dương điện tử, âm điện tử với dung hòa tử.
Một số âm điện tử lượn quanh trung tâm với tốc độ 297,000cs/giây. Một giây nó chạy 500,000,000,000 vòng. Thật không khác các hành tinh (như quả đất chẳng hạn) lượn quanh mặt trời và cách xa nhau tương đối cũng như các hành tinh đối với mặt trời vậy.  Có những nguyên tử chứa đựng hàng trăm âm điện tử quay quanh chung tâm như thế.
Khoảng cách giữa các vật nhỏ tí ti đó có gì không? Thưa không có gì hết. Nếu các nguyên tử sát lại nhau, nếu các âm điện tử trong nguyên tử sát lại nhau thì ta không nâng nổi một đầu cái kim. Trọng lượng các vật khác nhau vì cách xếp đặt nguyên tử của mỗi vật.
Thí dụ một thước khối sắt nặng 7,500 kg. Nếu các nhân âm dương điện tử trong nguyên tử và các nguyên tử xít lại gần nhau, cái khối sắt chỉ còn to bằng một viên đá bật lửa, nhưng sức mạnh vẫn còn là 7,500 kg. Nếu người ta có thể dồn ép nguyên tử xác bạn lại, thì xác bạn không chắc to bằng hạt đậu, nhưng vẫn cân nặng như hiện nay.
 
Một sức lực ghê gớm giữ trái đất quay chung quanh mặt trời, cũng thế một sức lực ghê gớm giữ âm điện tử quay quanh chung tâm. Nếu lợi dụng được sức lực đó thì người ta có một sức lực ghê gớm, chính là cái mà các nhà bác học đã làm. Chỉ tiếc là họ đã dùng vào việc ác, tức bom nguyên tử vậy.
 
Những điều nói trên đây cho ta thấy một trật tự lạ lùng trong vũ trụ, vì nhất nhất đều có lề luật nhất định chi phối từ cái to đến cái bé.
Năm 1864, các nhà thiên văn học thấy trong thái dương hệ có cái gì trục trặc, Uranus chuyển vận không đều hòa như thường lệ. Các nhà thiên văn chưa biết phải giải quyết ra sao thì Le
Verrier nhà thiên văn học đại tài của Pháp có cái ý nghĩ rằng có một hành tinh khác ảnh hưởng đến đường chuyển vận Uranus.
Thế là trên bàn giây ông ngồi làm những con toán và ngày 23-9-1864 theo sự chỉ dẫn của ông, đài thiên văn Berlin đã tìm thấy một hành tinh mới lấy tên là Neptune đúng vị trí ông chỉ.
Nhờ toán mà tìm thấy sao thì các vì tinh tú phải chạy theo một lề luật nhất định không sai trệch chút nào.
 
Chúng ta cứ hỏi các nhà thiên văn vị trí các vì tinh tú, các ông sẽ chỉ cho một cách thật xác đáng. Ta muốn biết sao chổi Halley hiện nay ở đâu, đến năm nào xuất hiện, các ông sẽ cho biết rằng Halley xuất hiện năm1910, nó chạy vòng trên quỹ đạo mất 76 năm 90 ngày. Vậy cứ cộng 1910 với 76 năm 90 ngày nữa là biết năm sao chổi xuất hiện.
Cũng nhờ vận chuyển lạ lùng thứ tự đó mà các nhà thiên văn tính được ngày giờ có nhật thực và nguyệt thực.
 
Câu truyện sau đây cũng không kém phần hay ho.
Con ong phải kiếm vật liệu làm tổ để chứa mật. Nó phải làm thế nào để mất ít vật liệu hết sức mà lại chứa được nhiều mật nhất. Con ong đã giải quyến bằng cái bình lục lăng. Đo cái bình đó thì bao giờ góc giăng cũng là 109028’, mà góc nhọn cũng 70032.
 
Sau khi đã đo cái bình của con ong, Reamur đặt lại câu hỏi thế này:  giả sử muốn làm cái bình lục lăng để chứa được nhiều nhất thì mỗi góc mấy độ?
Sau khi tính toán phiền phức các nhà bác học tuyên bố kết quả: góc giăng cũng là 109026’ và góc nhọn 70034. Chỉ sai với con ong có 2’.
 
Thế rồi một ngày kia xẩy ra tai nạn làm hỏng chiếc tầu, thuyền trưởng không chịu trách nhiệm, nói rằng mình tính rất đúng nếu rủi ro là vì cứ cách tính đó đường vĩ tuyến nhầm sao đó. Sau khi tìm tòi lâu ngày người ta mới khám phá ra rằng trong bảng Logarithme có một chỗ sai. Chữa lại rồi đem thử lại cái bình lục lăng thì mấy nhà bác học thấy phải làm đúng như con ong: góc giăng là 109028’ và góc nhọn 70032.
Đó là điều làm ta thấy cái trật tự lạ lùng của vũ trụ. Trật tự đó ở đâu? Nếu không có ai đặt ra cái trật tự thì làm sao hiểu được!
 
(Trích từ tác phẩm “Đi về đâu?” của Văn Quy )
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Tôma. (4/14/2015)
“tôi Nhận Ra Bạn…” – Maurice Brouard. (4/14/2015)
Tin. (2) (4/14/2015)
Tin. (4/14/2015)
Gioan Tẩy Giả Làm Được Gì Cho Đức Giêsu? (bài 8) (4/14/2015)
Tin/Bài cùng ngày
Sứ Điệp 3t, Cn 3 Phục Sinh, Lm Giuse Nguyễn Hữu An (4/13/2015)
Sống Đức Tin. ----- (4/13/2015)
Sai Đi (4/13/2015)
Phục Sinh (4/13/2015)
Nỗi Oan Tôma - Đgm. Vũ Duy Thống. (4/13/2015)
Tin/Bài khác
Lòng Chúa Xót Thương – Lm Giuse Tạ Duy Tuyền --- (4/12/2015)
Lỡ Hẹn (4/12/2015)
Lòng Thương Xót. (4/12/2015)
Khoa Học Và Đức Tin (4/12/2015)
Hơi Thở Của Chúa – Peter Feldmeier (lm. Gb. Văn Hào Sdb, Chuyển Ngữ) (4/12/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768