Khoa học và Tôn giáo
Ở trang đầu của tác phẩm: “The Universe in a Single Atom” (Vũ trụ trong một nguyên tử) của Đalai Lama, xb 9/2009, ghi câu: “..If there is any religion that could respond to
the needs of modern science, it would be Buddhism.” - Albert Einstein - 1879-1955 (Nếu có một tôn giáo nào có thể đáp ứng nhu cầu của
khoa học hiện đại, tôn giáo ấy là Phật Giáo.)
Tôi không
tin Albert Einstein
đã viết câu đó, bởi Albert
Einstein đã nói: “Sự ác là do vắng bóng Thượngđế ”.
Là nhà bác học,
Albert Einstein phải là người hiểu rõ sự giới hạn của khoa học. Chỉ
kẻ dốt mới lầm tưởng khoa học là “ông thần”. Vì thế, câu đó có thể
do một phật tử nào đó đã viết và đề tên Albert Einstein để đề cao
Phật giáo, vì hắn lầm tưởng khoa học là nhất. Điều tôi ngạc nhiên là Đalai
Lama đã ghi câu sai lầm đó vào trang đầu của quyển sách của ông. Sau
này, tìm hiểu thêm về Đalai Lama, tôi không còn ngạc nhiên, vì Đalai
Lama cũng chỉ là một phàm nhân chứ chẳng phải là “Phật sống” như
nhân dân Tâytạng và nhiều người theo Phật giáo tin tưởng.
Ngay cái tựa của quyển sách, “Vũ trụ trong một nguyên tử” của Đalai Lama đã nói lên cái sai của ông. Thực tế không có “vũ trụ trong một nguyên tử”. Một con vi
trùng đã lớn hơn nhiều triệu lần so với một nguyên tử; và với độ bé của nguyên tử và chỉ
điều này thôi, những ai có trí khôn phải nhận là có Thượngđế, nhưng Đalai
Lama đã không nhận ra là có Thượngđế, thật là đáng tiếc cho ông.
Khoa học và tôn giáo là hai
lãnh vực khac nhau; một đàng thuộc vật chât, cân đo,
thí nghiệm đuọc; một đàng thuộc tâm linh, không thể thí nghiệm, không thể cân đo thì làm sao so sánh?
Nếu Phật giáo là khoa học của
ngày hôm nay, thì Phật giáo sẽ ra sao trong 200 năm tới? Phải chẳng luc đó Phật
giáo bị quên lãng vì lỗi thời?
Khoa học không tạo được sự sống.
Khoa học không thắng được già, bịnh và chết. Khoa học không thắng
được tội lỗi. Khoa học không cứu được linh hồn ai. Khoa học
không có khả năng nhìn thấy linh hồn. Khoa học không dẫn được ai vào
cõi thiên đàng vĩnh phúc ....
Thái tử Tât
Đạt Đa lập ra Phật giáo hơn 2000 năm trước đây. Nhiều nguòi ngày nay có sự hiểu biêt vượt xa thái tử, vì
thái tử cũng chỉ là một thụ tạo như chúng ta.
Bằng chứng là nhiều nguòi nghiên cứu Phật giáo lâu dài như: Đại đưc Huệ Nhật, Tiến sĩ Paul Williams, học
giả Ấnđộ Mashaba, học giả Đạihàn Choi Nam Sơn, Bac sĩ Chang Shu Wen, tu sĩ Phật
giáo Avada... đã không ở lại với Phật giáo. Bởi lẽ người
có trí khôn thì không nhận một nguòi bằng mình, hoặc kém hơn mình, hoặc lời nói của
một nguòi có nhiều mâu thuẫn và ảo tuỏng để tôn thờ.
Con người là sinh vật có linh hồn
và thân xác, dođó có tôn giáo và có khoa học. Khoa học có thể
giúp thân xac đỡ nhọc nhằn; tôn giáo giúp linh hồn bình an và sống có ý nghiã. Tôn giáo và khoa học
không chống nhau, nhưng hổ trợ cho nhau.
Bác học
Albert Einstein: “Khoa học không tôn giáo là mù lòa, tôn giáo thiếu khoa học là
qùe quặt.”; “Thượng Đế không chơi trò
may rủi.”; "Tôi chưa hề gặp điều gì trong khoa học của tôi mà lại đi ngược
với Tôn giáo."
Loại bỏ tôn giáo, con người
trở nên tồi tệ hơn loài vật. Bằng chứng là những quôc gia theo tà
thuyêt cộng sản vô thần: Việtnam, Tàu, Bắc hàn. Kẻ cô thế
thì bị ức hiếp, bị bóc lột đến
tận xương tuỷ. Kẻ có quyền thế thì lo sợ bị nhân dân lật đổ, giêt chêt vì quá tham lam và gian ác.
Vũ trụ
chỉ có một Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, vì thế chỉ có Ngài là
Đấng duy nhất đáng tôn thờ.
Trần
gian có nhiều tôn giáo nhưng chỉ có một chân đạo là Công giáo.
Công
giáo là Đuòng dẫn
chúng ta từ cõi tạm trần
gian đến cõi vĩnh phúc Thiên đàng. Đấng sáng lập Công giáo là
Chúa Giêsu, là Thiên Chúa:
"Ta
là Đường, là Sự Thật, là Sự Sống. Không ai có thể về cùng Cha mà không qua
Ta."
NguyễnHyVọng