Sai đi
Sau khi sống lại,
Chúa Giêsu đã hiện ra với các môn đệ, không phải
chỉ để an ủi và củng cố niềm tin của
các ông sau những giây phút kinh hoàng của cuộc
thương khó, mà còn trao ban cho các ông một quà tặng và một
sứ mạng. Vậy quà tặng ấy là gì?
Sứ mạng ấy là gì?
Quà tặng
ấy trước hết là niềm vui. Đây không phải là một niềm vui dễ dãi,
hời hợt, nhưng là một niềm vui sâu sắc,
đằm thắm mà người ta chỉ có thể đạt
được, sau khi đã vất vả khó nhọc làm một
điều tốt. Nó giống như niềm
vui của một người trồng lúa khi mùa gặt
đến, niềm vui của một bà mẹ lúc sinh con.
Tiếp đến quà tặng
ấy là sự bình an. Đây chính là kết quả của
một cuộc chiến đầy cam go với tội ác,
để rồi sau cùng đã được hoà giải với
Thiên Chúa, cũng như với anh em.
Sau hết quà tặng ấy
còn là chính Chúa Thánh Thần như lời Ngài đã
phán: Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Thế
nhưng, các ông nhận lấy Chúa Thánh Thần cũng
như một số quyền hành khác nữa, không phải
để hưởng thụ một mình, mà còn phải chia
sẻ với anh em hầu chu toàn sứ mạng đã
được trao phó đó là sai đi.
Đúng thế,
các tông đồ ngày xưa cũng như Giáo Hội ngày nay
đã nhận được sứ mạng đi tới với
con người để cứu vớt họ. Trải qua dòng thời gian, các tông đồ
cũng như Giáo Hội không ngừng khi khắp thế giới,
gặp gỡ con người thuộc mọi chủng tộc,
thuộc mọi ngôn ngữ, thuộc mọi nền văn
minh cũng như thuộc mọi thể chế chính trị,
để minh chứng rằng Đức Kitô đã phục
sinh. Ngài đang sống và Ngài là Đấng
cứu độ. Giáo Hội cố gắng xoá bỏ
khoảng cách giữa Phúc Âm và nhân loại, giữa Đức
Kitô và con người, đồng thời cố gắng hiện
diện với mọi người, để qua hành động
của mình, người ta sẽ cảm thấy có Đức
Kitô hiện diện với họ.
Do đó một câu hỏi
quan trọng cần phải được đặt ra
cho mỗi người chúng ta, đó là: Qua đời sống,
cũng như qua hành động, liệu chúng ta có ra sức
làm cho Đức Kitô hiện diện với những
người đang cùng sống chung với chúng ta hay không? Liệu chúng ta có đem tinh thần của Ngài vào
trong môi trường chúng ta đang sống và trong những
sinh hoạt chúng ta đang thực hiện hay không? Vậy chúng ta rao giảng Đức Kitô phục
sinh bằng những cách nào? Dĩ
nhiên không phải chỉ bằng lời nói, mà hơn thế
nữa, cách hữu hiệu hơn cả đó là làm chứng
bằng chính cuộc sống và hành động. Bởi
vì gương sáng và việc làm của cuộc sống bao
giờ cũng có tính cách hấp dẫn và lôi cuốn đối
với những người xunh quanh.
Và để kết luật
tôi xin gợi lại nơi đây tư tưởng của
Đức Thánh Cha Phaolô VI trong Tông huấn về việc
Loan báo Tin Mừng, ngài viết như sau: Đối với
Giáo Hội, phương thế Phúc Âm hoá thứ nhất vẫn
là làm chứng bằng một
đời sống Kitô hữu đích thực, tức là
sống phó thác cho Thiên Chúa, đồng thời cũng là hiến
thân cho anh em bằng một lòng nhiệt thành không giới hạn.
|